Khi bị huyết áp thấp nên ăn gì và cần kiêng gì là băn khoăn mà rất nhiều người bệnh đặt ra. Bởi lẽ chế độ dinh dưỡng chính là một trong những chìa khóa quan trọng để phục hồi sức khỏe và giữ huyết áp ổn định. Hãy để chuyên gia giải đáp về vấn đề này trong bài viết sau đây.
Tóm tắt bài viết
Người bệnh huyết áp thấp nên ăn gì?
Ăn mặn hơn
Ăn mặn sẽ làm tăng huyết áp, vì thành phần chính của muối là Na+, ion này có tác dụng giữ nước trong cơ thể, từ đó tăng thể tích máu và kéo huyết áp lên. Bởi vậy, bác sĩ thường khuyên người bệnh huyết áp thấp nên ăn mặn hơn, trừ những trường hợp có bệnh về tim hoặc bệnh thận. Theo khuyến cáo, một người bình thường không nên tiêu thụ quá 5g muối/ngày, đối với người bị huyết áp thấp có thể tự điều chỉnh lượng muối cho phù hợp với định mức này.
Uống nhiều nước
Nước có vai trò điều chỉnh thể tích máu, qua đó giữ huyết áp ổn định. Để tránh bị tụt huyết áp do thiếu nước, người bệnh huyết áp thấp nên uống đủ nước, tối thiểu là 1.5 – 2 lít nước/ngày (tương đương khoảng 8 – 10 cốc). Nếu phải làm việc trong môi trường nắng nóng, lao động nặng, tập thể dục gây đổ mồ hôi nhiều hoặc bị tiêu chảy, nôn ói,… thì cần bổ sung nước thường xuyên hơn bình thường.
Thực phẩm bổ máu
Khi bị huyết áp thấp, bạn nên tăng cường thực phẩm bổ dưỡng, giàu chất sắt, vitamin B12, acid folic như thịt bò, thịt gà, gan động vật, cá hồi, cá thu, hải sản có vỏ, trứng, sữa, rau lá màu xanh đậm (rau bina, rau ngót, bông cải xanh), đậu đỗ, trái cây,… nhằm kích thích cơ thể tạo máu và tăng tổng hợp năng lượng để nhanh phục hồi sức khỏe, cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược, da xanh xao do huyết áp thấp gây ra.
Rau củ quả tươi
Rau xanh, trái cây tươi cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng và nâng cao sức khỏe, qua đó cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược do huyết áp thấp. Đặc biệt, là các loại rau lá màu xanh đậm chứa nhiều chất sắt và trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, dưa hấu, bưởi, xoài, đu đủ… sẽ giúp tăng hấp thu sắt để kích thích cơ thể tạo máu.
Một số thực phẩm tốt cho người bệnh huyết áp thấp
– Cam thảo: Uống trà cam thảo giúp làm tăng huyết áp, vì trong cam thảo chứa hoạt chất glycyrrhizinic có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh hormon aldosterone nội sinh, gây co mạch máu và giữ muối nước tại thận.
– Thực phẩm chứa caffein: như cà phê, trà đặc, socola, cacao… có tác dụng kích thích tim đập nhanh hơn và làm tăng huyết áp tạm thời.
– Húng quế: Lá húng quế chứa nhiều kali, magiê, vitamin C và chất chống oxi hóa giúp điều hòa huyết áp rất tốt.
– Gừng: Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng lưu thông máu và kích thích tiêu hóa, qua đó làm giảm triệu chứng lạnh chân tay, da xanh xao, hoa mắt, buồn nôn do huyết áp thấp.
– Hạnh nhân: Hạnh nhân rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất béo tốt và chất chống oxi hóa, thích hợp cho người bệnh huyết áp thấp.
– Nho khô: Nho khô giàu chất sắt tốt cho máu và giúp hỗ trợ hoạt động của tuyến thượng thận, qua đó điều hòa huyết áp ổn định.
Người bệnh huyết áp thấp cần hạn chế ăn gì?
Đồ uống có cồn
Uống rượu bia gây lợi tiểu và tăng thân nhiệt khiến cơ thể dễ bị mất nước. Ngoài ra, đồ uống có cồn còn làm giãn mạch máu tạm thời dẫn đến tụt huyết áp đột ngột.
Carbohydrat tinh chế
Carbohydrat tinh chế như gạo trắng, bánh mì trắng, mì trắng, khoai tây, bánh ngọt… thuộc nhóm thực phẩm tiêu hóa nhanh, khi tiêu thụ quá nhiều có thể gây hiện tượng hạ huyết áp sau ăn.
Thực phẩm hạ áp
Một số thực phẩm như sữa ong chúa, cà chua, cần tây, táo mèo, mướp đắng, dưa hấu, cà rốt,… nếu ăn quá thường xuyên có thể khiến huyết áp giảm thấp hơn, do đó người bệnh huyết áp thấp cần hạn chế sử dụng.
Viên uống thảo dược chuyên biệt dành cho người bệnh huyết áp thấp
Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh có vai trò rất quan trọng, nhưng vẫn chưa đủ để có thể đẩy lùi được huyết áp thấp. Lúc này người bệnh cần kết hợp sử dụng thêm viên uống Hồng Mạch Khang chứa thành phần thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân trong thời gian 3 tháng để có thể tác động sâu đến căn nguyên gây huyết áp thấp. Giải pháp này vừa giúp bổ máu, kích thích cơ thể tạo máu, tăng cường lưu thông máu, vừa cải thiện chức năng tự điều hòa huyết áp của cơ thể, qua đó nâng huyết áp ổn định và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh hiệu quả.
Hiệu quả và tính an toàn của Hồng Mạch Khang đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng tại khoa đông y, bệnh viện đại học Y Hà Nội. Sau 60 ngày sử dụng viên uống thảo dược này, trên 96.7% người bệnh huyết áp thấp đã cải thiện rõ rệt các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi… và nâng cao chỉ số huyết áp. Trên thực tế, rất nhiều người nhờ sử dụng Hồng Mạch Khang đều đặn cùng với một lối sống khoa học mà sức khỏe cải thiện tốt và bệnh huyết áp thấp cũng được đẩy lùi. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của một số trường hợp tiêu biểu sau đây:
Chia sẻ của cô Lê Thu Thảo (0912.205.861 – Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội)
Câu chuyện chữa bệnh huyết áp thấp của chị Phượng (Than Uyên, Lai Châu)
Viên uống Hồng Mạch Khang – Giải pháp hàng đầu cho người bị huyết áp thấp
Điều trị huyết áp thấp tại nhà và những lưu ý để phát huy hiệu quả
Khi hiểu rõ huyết áp thấp nên ăn gì và cần hạn chế gì, hy vọng rằng bạn có thể xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bản thân để sớm cải thiện sức khỏe, ổn định huyết áp thấp.