Trẻ sốt cao co giật nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng hồi phục sức khỏe?

Trẻ sốt cao co giật nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng hồi phục sức khỏe?

Một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất luôn đóng vai trò quan trọng với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là sau khi trẻ bị sốt cao co giật. Vậy cha mẹ nên cho trẻ ăn gì, kiêng gì để mau chóng hạ sốt và ngăn ngừa cơn co giật tái phát trở lại.

Những thực phẩm tốt nhất cho trẻ sốt cao co giật

Tăng cường những thực phẩm bổ dưỡng là cách tốt nhất giúp trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe và phòng ngừa cơn co giật do sốt, bởi vậy phụ huynh nên chú trọng một số loại thực phẩm sau:

Rau xanh, trái cây tươi

Vitamin A, C, E có trong các loại rau xanh, trái cây tươi như cà rốt, đậu, bí ngô, khoai lang, rau mồng tơi, rau cải, cà chua, bưởi, cam, dâu tây, dứa, xoài,… có khả năng tăng cường sức đề kháng chống lại virus, vi khuẩn, giúp trẻ mau chóng hạ sốt và hồi phục sức khỏe.

Khuyến khích trẻ sốt cao co giật ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi

Thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu

Súp, cháo, bún, đồ ăn loãng, dễ nuốt được nấu cùng thịt gà, thịt bò, thịt lợn, cá, rau xanh sẽ giúp cơ thể trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, từ đó nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Đặc biệt là cháo, súp nấu bằng gà ác, bởi ngoài tác dụng bổ sung dưỡng chất còn giúp trẻ chống mất nước, hạn chế nhiễm vi khuẩn.

Thực phẩm nhiều khoáng chất

Phụ huynh nên tăng cường cho trẻ sốt cao co giật ăn những loại thực phẩm chứa nhiều kẽm, sắt, selen,… như hải sản, thịt gia cầm, thịt đỏ, các loại đậu, các loại hạt,… nhằm giúp trẻ nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa cơn co giật do sốt.

Nước

Trẻ sốt cao thường gặp tình trạng mất nước, bởi vậy phụ huynh nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước kết hợp với các loại sinh tố, nước ép hoa quả để tránh bị kiệt sức và loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể. Đồng thời, bạn cũng nên bổ sung Oresol để bù điện giải giúp trẻ mau chóng hồi phục.

Nên cho trẻ sốt cao co giật uống nhiều nước để tránh kiệt sức

Sữa chua

Với vô vàn lợi khuẩn tốt cho đường ruột, sữa chua giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất và nhanh chóng hồi phục, tránh bị sốt co giật tái phát.

Những loại thực phẩm trẻ sốt cao co giật không nên ăn

Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của trẻ, cha mẹ cũng cần loại bỏ một số thực phẩm có thể khiến tình trạng sốt cao co giật thêm trầm trọng như:

Thực phẩm gây tăng nhiệt lượng cơ thể

Một số loại thực phẩm như trứng, tỏi, tiêu, ớt, đồ ăn cay nóng,… có thể gây tăng nhiệt lượng của cơ thể khiến trẻ sốt cao hơn và lâu khỏi hơn. Bởi vậy cần hạn chế trong khẩu phần ăn của trẻ.

Nước đá và đồ ăn lạnh

Sử dụng nước lạnh có thể gây co mạch đột ngột khiến bệnh của trẻ thêm nặng, thậm chí là sốt cao hơn vì cơ thể khó có thể thoát nhiệt ra ngoài. Do vậy, cha mẹ không nên cho con ăn các loại thực phẩm lạnh hoặc dùng nước lạnh để chườm khi trẻ bị sốt.

Cha mẹ không nên cho trẻ sốt cao co giật ăn đồ lạnh

Nếu các bậc phụ huynh vẫn chưa hiểu rõ về chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc khi trẻ bị sốt cao co giật, hãy gọi điện hoặc liên lạc qua zalo tới số 0988.024.366, các chuyên gia sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cho bạn.

Trà

Hoạt chất tanin có trong các loại trà có thể gây giảm hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe ở trẻ.

Ngoài ra, những thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo ngọt, đồ uống có hương vị mạnh, thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ,… cũng không tốt cho trẻ sốt cao co giật, cha mẹ cần chú ý hạn chế.

Một số lưu ý khi chăm sóc cho trẻ sốt cao co giật

Việc thiết lập một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh cho trẻ là điều cần thiết, nhưng phụ huynh cũng cần lưu ý trong việc chăm sóc trẻ, cụ thể như sau:

– Dành thời gian để trẻ được nghỉ ngơi, thư giãn giúp cơ thể mau chóng hồi phục.

– Lựa chọn những thực phẩm vừa bổ dưỡng vừa hợp sở thích, không ép buộc nếu trẻ không thích.

– Cho trẻ mặc quần áo nhẹ, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt nhằm giúp cơ thể nhanh thoát nhiệt.

– Giữ phòng ngủ của trẻ thật thông thoáng, duy trì nhiệt độ vừa phải không quá lạnh cũng không quá nóng.

– Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ, kéo dài liên tục 2 – 3 ngày hoặc cơn co giật kéo dài trên 5 phút, bạn nên sớm đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng can thiệp thích hợp.

Dành thời gian cho trẻ sốt cao co giật nghỉ ngơi, thư giãn

Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo kết hợp sử dụng Tpbvsk cốm Egaruta để giúp trẻ ngăn ngừa cơn co giật do sốt. Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương, cốm Egaruta có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não nhờ đó giảm tần số, mức độ cơn co giật, góp phần hạn chế di chứng động kinh hiệu quả. Không chỉ vậy, trong sản phẩm còn chứa các dưỡng chất thiết yếu cho não bộ như GABA, Taurine, Magie giúp tăng cường tư duy, trí nhớ ở trẻ rất tốt.

Hiệu quả của cốm Egaruta đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng thực hiện tại một bệnh viện lớn, uy tín ở Hà Nội. Kết quả cho thấy cốm Egaruta giúp giảm 98.55% cơn sốt cao co giật và giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn, mà không gây bất cứ tác dụng phụ gì cho trẻ, ngay cả khi dùng lâu dài.

Từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã được nhiều phụ huynh đón nhận và trở thành người bạn giúp hàng ngàn trẻ sốt cao co giật cắt cơn, hạn chế di chứng động kinh hiệu quả. Cùng lắng nghe chia sẻ của phụ huynh các bé tại đây:

Bí kíp trị sốt cao co giật ở trẻ hiệu quả

Xem thêm:

Cốm Egaruta – Giải pháp giúp giảm cơn sốt cao co giật, hạn chế di chứng động kinh hiệu quả

Sốt cao co giật ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

Mặc dù sốt cao co giật nếu chỉ xảy ra vài lần có thể đánh giá là lành tính nhưng để cơn giật tái diễn thường xuyên, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ, thậm chí tiến triển thành di chứng động kinh rất khó kiểm soát. Bởi vậy, cha mẹ cần lưu ý lựa chọn những thực phẩm tốt cho trẻ nhằm giúp con nhanh chóng cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa cơn co giật tái phát hiệu quả.

DS:Cao Thủy

Ngày đăng: 20/01/2020 | Cập nhật cuối: 20/05/2020


Nguồn tham khảo

https://www.superpharmacy.com.au/blog/febrile-convulsions

https://www.pharmacytimes.com/resource-centers/vitamins-supplements/could-zinc-supplements-help-prevent-febrile-seizureshttps://parenting.firstcry.com/articles/food-during-fever-for-babies-and-toddlers/

http://www.nutritionvista.com/NutritionBuzz/diet-during-fever-in-children,115.aspx

 

Bài viết liên quan

Chế độ ăn uống

Món ăn trị huyết áp thấp – Gợi ý 7 món ngon dễ làm tại nhà!

Người bệnh huyết áp thấp nên ăn gì? 7 món ăn trị huyết áp thấp bổ dưỡng dưới đây chính là những gợi ý tốt…

Thay van tim cần kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hồi phục?

Chế độ ăn uống

Thay van tim cần kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hồi phục?

Một chế độ ăn uống khoa học sau phẫu thuật thay van là điều vô cùng quan trọng để đẩy nhanh tốc độ chữa lành…

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? – Chế độ ăn khuyến cáo từ chuyên gia Tim mạch

Chế độ ăn uống

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? – Chế độ ăn khuyến cáo từ chuyên gia Tim mạch

Với người bệnh mỡ máu cao, bất kỳ thức ăn đồ uống nào đưa vào thực đơn cũng phải được cân nhắc kỹ lưỡng bởi…

Viết bình luận

loading
Chế độ ăn uống

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày