Xinchaobacsy.com

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? – Chế độ ăn khuyến cáo từ chuyên gia Tim mạch

Với người bệnh mỡ máu cao, bất kỳ thức ăn đồ uống nào đưa vào thực đơn cũng phải được cân nhắc kỹ lưỡng bởi điều này có thể tác động đến chỉ số mỡ máu của họ. Vậy người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì mới tốt cho sức khỏe? Hãy tham khảo chế độ ăn khuyến cáo từ chuyên gia Tim mạch ngay sau đây!

Người bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn gì?

Yến mạch

Yến mạch rất giàu chất xơ hòa tan, giúp làm giảm sự hấp thụ cholesterol tại đường tiêu hóa. Một khẩu phần yến mạch (tương đương với kích thước bằng nắm đấm tay của bạn) có chứa 3 – 4 gam chất xơ, trong khi đó bạn chỉ cần cung cấp từ 5 – 10g chất xơ hòa tan mỗi ngày cũng đã đủ để giảm cholesterol hiệu quả. Bạn có thể sử dụng yến mạch để làm bánh, nấu cháo và dùng kèm với trái cây để bổ sung nhiều chất xơ hơn nữa.

Cá béo giàu omega 3

Cá béo chứa hàm lượng acid béo omega 3 cao, có tác dụng làm giảm nồng độ các chất béo trung tính (triglycerid) trong máu. Bên cạnh đó, omega 3 còn được biết đến với công dụng giảm huyết áp và nguy cơ hình thành cục máu đông. Ở người bệnh từng trải qua nhồi máu cơ tim, omega 3 còn làm giảm nguy cơ đột tử do tim cho những đối tượng này. Với những lợi ích đó mà Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên bạn nên ăn ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần. Những loại cá chứa hàm lượng omega 3 cao nhất là cá thu, cá trích, cá ngừ, cá hồi… Hãy chế biến bằng hình thức nướng hoặc hấp để tránh đưa thêm dầu mỡ vào món ăn.

Những thực phẩm tốt cho người bệnh máu nhiễm mỡ

Các loại hạt khô

Các loại hạt khô như hạnh nhân, hạt điều, hạt lanh, hạt bí, óc chó, hướng dương… được chứng minh là có thể cải thiện chỉ số cholesterol trong máu. Nghiên cứu về tác dụng của hạt óc chó cũng cho thấy, khả năng làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch ở những người đã có tiền sử nhồi máu cơ tim trước đó. Tất cả những loại hạt này đều chứa hàm lượng calo cao, sẽ thật hữu ích nếu bạn dùng kèm chúng với món salad hoặc ăn trong bữa phụ để giảm cảm giác thèm ăn. Đây là một mẹo ăn kiêng rất hữu ích cho những người dư cân, béo phì.

Trái bơ

Trong trái bơ chứa rất nhiều chất béo không bão hòa đơn có lợi cho tim mạch. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho thấy rằng, ăn một trái bơ mỗi ngày giúp cải thiện chỉ số LDL cholesterol ở người bị thừa cân. Bạn có thể chế biến bơ thành sinh tố, trộn salad hoặc ăn kèm với bánh mỳ sandwich.

Dầu ô liu

Dầu ô liu là sự lựa chọn thay thế tuyệt vời cho bơ, mỡ động vật trong chế biến món ăn để hạn chế đưa thêm chất béo có hại cho tim mạch. Nghiên cứu về tác dụng của dầu ô liu trên người cao tuổi cũng cho thấy, nồng độ triglyceride, LDL – cholesterol và cholesterol toàn phần đã giảm đi đáng kể nếu mỗi ngày bạn sử dụng 4 muỗng dầu ô liu nguyên chất, duy trì liên tục trong 6 tuần.

Thực phẩm chứa sterol và stanol

Sterol và stanol là những thành phần cấu tạo nên màng tế bào thực vật có tác dụng ngăn chặn sự hấp thu cholesterol tại ruột. Bổ sung 2 gam sterol mỗi ngày có thể làm giảm LDL – cholesterol từ 5 – 15%. Nguồn bổ sung lý tưởng 2 loại chất này cho bạn chính là các loại rau xanh và trái cây tươi.

Thực phẩm bổ sung whey protein

Whey protein được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai… Loại protein từ sữa này được coi là một chất lý tưởng để giảm cả chỉ số LDL và cholesterol toàn phần, hạ huyết áp. Hiện nay người ta đã chiết tách được bột whey protein để bổ sung vào các đồ ăn, thức uống thay vì việc sử dụng sữa nguyên chất có chứa nhiều chất béo không có lợi cho tim mạch.

Những thay đổi quan trọng khác dành cho người bệnh máu nhiễm mỡ

Để giảm mỡ máu hiệu quả thì song song với việc bổ sung những thực phẩm trên, người bệnh cần tránh xa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

– Chất béo bão hòa: có nhiều trong thịt, bơ, phô mai và các sản phẩm từ sữa nguyên kem. Cắt giảm tiêu thụ chất béo xuống dưới 7% tổng lượng calo mỗi ngày có thể làm giảm 8 – 10% LDL cholesterol.

– Chất béo chuyển hóa: hay còn gọi là chất béo trans, trên nhãn các gói thực phẩm chế biến sẵn có thể ghi là “dầu thực vật hydro hóa một phần”. Loại chất béo này thường có mặt trong bánh quy, bánh rán, thịt gà rán được chế biến qua dầu tái sử dụng nhiều lần.

Người bệnh máu nhiễm mỡ nên tránh xa thực phẩm chế biến sẵn

 

Nếu bạn còn đang bị máu nhiễm mỡ mà chưa tìm ra cách kiểm soát chỉ số mỡ máu hiệu quả? Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 0988.024.366 Zalo: 0972053003 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã không còn phải băn khoăn với câu hỏi “máu nhiễm mỡ” nên ăn gì?”. Người bị máu nhiễm mỡ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường nhưng đừng quá lo lắng, chỉ với những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được chỉ số mỡ máu trong giới hạn an toàn.

Ds. Lê Lương