Nhiều người bệnh mạch vành muốn thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Vậy bệnh mạch vành nên ăn gì để có một trái tim khỏe và không làm cho bệnh tình trở nên xấu đi? Hãy dành 5 phút tìm hiểu về những khuyến nghị từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ để xây dựng một chế độ ăn khoa học cho người bệnh mạch vành ngay tại bài viết này.
Tóm tắt bài viết
Bệnh mạch vành nên ăn gì?
Dưới đây là 10 thực phẩm giúp duy trì tính trơn nhẵn, đàn hồi vốn có của mạch vành và ngăn ngừa mảng xơ vữa phát triển mà người bệnh không thể bỏ qua.
Trái bơ
Bơ giúp loại bỏ sự hấp thu các cholesterol xấu tại hệ tiêu hóa, ngoài ra đây cũng là loại trái cây chứa nhiều kali giúp ngăn ngừa sự vôi hóa của mạch máu – nguyên nhân khiến mạch vành trở nên xơ cứng. Bạn có thể ăn bơ trực tiếp hoặc chế biến thành salad hay sinh tố.
Trái bơ giúp ngăn ngừa vôi hóa mạch máu cho người bệnh mạch vành
Cá biển
Trong cá biển chứa acid béo omega – 3 được chứng minh là có khả năng làm giảm nồng độ chất béo trung tính và ngăn ngừa nguy cơ tử vong do tim mạch. Trong đó, chất béo trung tính là chất béo “xấu” lắng đọng tại thành mạch vành và tạo nên mảng xơ vữa. Bạn nên ăn các loại cá biển như cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ… ít nhất 2 lần một tuần.
Quả hạch
Các loại quả hạch như hạnh nhân, hạt điều, óc chó… chứa chất béo không bão hòa, vitamin, chất xơ hòa tan và hàm lượng magie rất cao. Trong đó, magie là nguyên tố vi lượng có tác dụng cản trở sự tích tụ và lắng đọng mảng xơ vữa tại thành động mạch – nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch vành.
Củ nghệ
Nghệ chứa các hợp chất chống viêm mạnh mẽ. Trong đó, viêm là phản ứng tham gia vào quá trình hình thành và phát triển mảng xơ vữa. Bên cạnh đó, loại gia vị này còn rất giàu chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do gây tổn thương mạch máu.
Củ nghệ giúp bảo vệ thành mạch vành khỏe mạnh, chống xơ vữa
Dầu ô liu
Dầu ô liu chứa hàm lượng acid oleic không bão hòa đơn có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm từ đó giúp làm giảm nguy cơ xơ vữa mạch vành tiến triển và đột quỵ. Tốt nhất, bạn hãy dùng dầu ô liu nguyên chất (loại có ghi nhãn extra 100%) trực tiếp để trộn salad thay vì đun nấu dưới nhiệt độ cao.
Lựu
Nước ép lựu chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp trung hòa các gốc tự do và kích thích sản xuất oxit nitric trong máu – hoạt chất có tác dụng giãn mạch để cải thiện lưu lượng tuần hoàn mạch vành. Bạn có thể ăn trực tiếp hạt lựu, thêm vào các món salad hoặc ép sinh tố để dùng hằng ngày.
Trái cây họ cam
Các loại trái cây họ cam như cam, chanh, bưởi, quýt… chứa vitamin C và các flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ thành động mạch. Chính vì vậy, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo bạn hãy dùng một ly nước cam ép hoặc nước chanh tươi mỗi ngày, tốt nhất nên dùng vào bữa sáng.
Ngũ cốc nguyên hạt
Chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt giúp cải thiện nồng độ cholesterol trong máu và giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như tiểu đường, huyết áp. Các nghiên cứu gần đây cũng phát hiện ra rằng chế độ ăn chứa ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, đậu chưa tách vỏ… giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng xơ vữa và làm giảm nguy cơ đột quỵ não. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị rằng: ngũ cốc nguyên hạt nên chiếm ít nhất một nửa lượng ngũ cốc mà bạn ăn hằng ngày.
Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh như súp lơ, bắp cải, rau chân vịt, rau ngót… được chứng minh là có khả năng chống xơ vữa mạch máu, ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch. Không chỉ giúp bổ sung nhóm chất xơ hòa tan như ngũ cốc nguyên hạt, đây còn là nhóm thực phẩm rất giàu vitamin và chất chống oxy hóa cần thiết cho người bệnh mạch vành.
Rau lá xanh bổ sung chất chống oxy hóa cần thiết cho người bệnh mạch vành
Khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Mỹ về chế độ ăn tốt cho người bệnh mạch vành
- Ăn nhiều rau và trái cây tươi, nếu là rau quả đóng hộp thì chọn loại không có nước sốt, muối hoặc đường thêm vào.
- Ăn các loại thịt gia cầm bỏ da thay vì các loại thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt dê…) và chế biến chúng theo những cách không cần bổ sung thêm chất béo; chẳng hạn như luộc, hấp, nướng…
- Lựa chọn sữa không béo hoặc ít béo (1%) thay vì các loại sữa nguyên kem thông thường.
- Hạn chế chất béo chuyển hóa có trong dầu, mỡ chiên lại nhiều lần, chúng thường có mặt trong các món ăn đường phố, đồ chế biến sẵn như xúc xích, lạp sườn, gà quay…
- Cắt giảm đồ uống và thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo ngọt…
- Giảm bớt muối thêm vào các món ăn, hạn chế các món mặn như thịt muối, dưa muối, cà muối. Theo khuyến cáo tổng lượng muối không quá 6g/ngày, giảm xuống dưới 4g/ngày là điều cần thiết để tránh ảnh hưởng tới huyết áp.
- Uống rượu bia điều độ: Không quá 1 ly/ngày với nữ giới và 2 ly/ngày đối với nam giới.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào hay sử dụng các chất kích thích khác.
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã có được đáp án cho câu hỏi “bệnh mạch vành nên ăn gì?” Bên cạnh chế độ ăn uống thì việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành cùng chế độ luyện tập thể dục thể thao cũng cần được áp dụng sớm. Đó chính là giải pháp toàn diện để nâng cao sức khỏe cho người bệnh mạch vành, giảm thiểu mọi rủi ro trong tương lai.
Thông tin về thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành – Tổng quan từ nguyên nhân đến cách điều trị hiệu quả