Viêm kết mạc mắt – Giải đáp tất cả các thắc mắc thường gặp

Viêm kết mạc mắt – Giải đáp tất cả các thắc mắc thường gặp

Hầu hết mọi người khi thấy có ai bị viêm kết mạc (đau mắt đỏ) thì cũng đều muốn lánh xa vì sợ bị lây. Vậy thực chất viêm kết mạc là gì, nguy hiểm không? Có phải tất cả các trường hợp đều có thể lây lan thành dịch không? Những thông tin ngay sau đây sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc xoay quanh căn bệnh này.

Viêm kết mạc là gì?

Viêm kết mạc có tên thông dụng là đau mắt đỏ, là tình trạng viêm lớp màng mỏng trong suốt đảm nhận vai trò che phủ tròng trắng mắt và phía bên trong mí mắt. Viêm kết mạc rất hay gặp ở những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường đông đúc như trẻ em, học sinh, sinh viên, giáo viên, nhân viên tiếp thị,…

Nguyên nhân gây viêm kết mạc mắt là gì?

Viêm kết mạc có thể do các nguyên nhân sau:

  • Nhiễm virut: Một số loại virut, thường gặp nhất là virut Adeno, Herpes có thể xâm nhập vào kết mạc và gây viêm. Viêm kết mạc do virut có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 mắt.
  • Nhiễm vi khuẩn: Đây là dạng nguy hiểm nhất, có thể gây tổn thương nghiêm trọng 1 hoặc cả 2 mắt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Một số loại vi khuẩn gây viêm kết mạc thường gặp là Staphylococus, Hemophilus Influenza, Streptococcus pneumonia.
  • Dị ứng: Những người có cơ địa dị ứng, khi tiếp xúc với các dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, hóa chất… sẽ bị viêm kết mạc như một phản ứng tự vệ của cơ thể. Viêm kết mạc do dị ứng thường ảnh hưởng đến cả hai mắt.

Viêm kết mạc có triệu chứng gì?

Mắt đỏ là triệu chứng đặc trưng nhất của viêm kết mạc mắt, ngoài ra tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bạn còn có thể gặp phải các triệu trứng khác sau đây:

  • Triệu chứng viêm kết mạc do virut: ngứa cộm mắt, chảy nước mắt, tăng nhạy cảm với ánh sáng nên hay chói mắt.
  • Triệu chứng viêm kết mạc do vi khuẩn: khóe mắt có nhiều gỉ, dịch nhầy dính màu vàng hoặc xanh. Khi bệnh tiến triển nặng, dịch nhầy này có thể khiến 2 mí mắt dính lại với nhau rất khó chịu.
  • Triệu chứng viêm kết mạc dị ứng: ngứa mắt, chảy nước mắt, nóng rát mắt, chói sáng kèm theo nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi,…

Các triệu chứng của viêm kết mạc mắt

Viêm kết mạc có lây không?

Viêm kết mạc do nhiễm virut và vi khuẩn rất dễ lây lan. Viêm kết mạc do nhiễm virut thường lây qua đường hô hấp (khi người bệnh ho, hắt hơi) trong khi viêm kết mạc do vi khuẩn lại thường lây qua tiếp xúc trực tiếp với tay, kính hay các vật dụng khác của người mắc bệnh như gối, chăn, khăn mặt, chậu rửa mặt,…

Riêng đối với trường hợp viêm kết mạc dị ứng thì không lây, tuy nhiên số lần và thời gian mắc bệnh trong năm là cao nhất.

Viêm kết mạc có nguy hiểm không?

Viêm kết mạc mắt ban đầu sẽ chỉ gây ra những cảm giác khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, viêm kết mạc có thể tiến triển nặng, dẫn đến biến chứng viêm giác mạc, loét giác mạc, sẹo giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm bờ mi, glocom… làm suy giảm thị lực nặng nề, thậm chí có thể gây mù lòa hay cần phẫu thuật cắt bỏ mắt.

Để nhanh giảm bớt đỏ nhức, ngứa cộm, chảy nước mắt,… do viêm kết mạc, đồng thời tránh tái phát hiệu quả, bạn cần dùng thuốc phù hợp và bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu cho mắt. Liên hệ ngay qua số điện thoại 0988.024.366 để được tư vấn chi tiết. 

Các phương pháp điều trị viêm kết mạc mắt

Việc điều trị viêm kết mạc mắt cũng sẽ dựa trên nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như sau:

  • Viêm kết mạc do virut: Không cần dùng thuốc điều trị, viêm kết mạc dạng này sẽ xảy ra trong khoảng 7 – 10 và tự khỏi. Để giúp giảm cảm giác khó chịu, bạn nên đắp khăn lạnh lên mắt, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%, đeo kính tránh gió bụi và ánh sáng mạnh, tránh tiếp xúc nơi đông người hoặc môi trường khô nóng.
  • Viêm kết mạc do vi khuẩn: Sử dụng thuốc nhỏ mắt, tra mắt, thuốc uống chứa kháng sinh, chất chống viêm là cách điều trị chuyên biệt cho dạng viêm kết mạc này. Một số thuốc thường gặp là Tobramyciin, Clorramphenicol, Ofloxaciin, Polymyciin B, neomyciin, Dexamethasson, predniisolon…
  • Viêm kết mạc do dị ứng: Để điều trị, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc kháng histamin H1 tiêu biểu như antazoliine, chlorpheniiramin, diphenhydrramin… dùng theo đường nhỏ mắt hoặc kết hợp cả đường uống (trường hợp dị ứng nặng).

Dùng thuốc nhỏ mắt là cách điều trị viêm kết mạc phổ biến

Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi?

Thông thường viêm kết mạc sẽ có thể khỏi trong khoảng 3 – 14 ngày. Tuy nhiên thời gian này có thể ngắn hoặc dài hơn tùy theo chế độ chăm sóc mắt và điều trị của từng người.

Làm sao để phòng ngừa viêm kết mạc?

Để tránh mắc viêm kết mạc mắt thì bạn cần biết cách bảo vệ mình khỏi các nguyên nhân gây bệnh, những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn.

  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác như khăn mặt, khăn tay, chậu rửa mặt, sữa rửa mặt,…
  • Tránh dụi mắt hay chạm tay vào mắt.
  • Rửa tay bằng xà phòng tiệt khuẩn trước khi vệ sinh mắt, rửa mặt, đeo kính áp tròng, trang điểm,…
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống với chất sát trùng.
  • Nếu bị viêm kết mạc dị ứng theo mùa, cần hãy hỏi bác sĩ về liệu pháp dự phòng từ trước.
  • Đeo kính bảo vệ mắt khi tiếp xức với ánh sáng mạnh, gió bụi hay khi bơi để tránh các vi khuẩn hay các vi sinh vật khác xâm nhập vào mắt.
  • Bổ sung các viên uống bổ mắt chứa dưỡng chất thiết yếu và kháng sinh, chất chống viêm tự nhiên để giúp mắt khỏe, phòng tránh viêm kết mạc tái phát nhiều lần.

Có thể bạn quan tâm:

Viên uống bổ mắt giúp ngăn ngừa các bệnh mắt hiệu quả

Như vậy, viêm kết mạc mắt là bệnh lý không chỉ gây nhiều khó chịu cho người bệnh mà phần lớn các trường hợp còn dễ lây lan thành dịch. Để thị lực không bị tổn hại, mỗi người cần có ý thức phòng ngừa từ sớm, đồng thời cần đi khám và điều trị ngay khi phát hiện dù chỉ một triệu chứng của căn bệnh này.

Tác giả: DS. Trần Huyền

Ngày đăng: 02/08/2019


Nguồn tham khảo

https://www.nhs.uk/conditions/conjunctivitis/

https://www.allaboutvision.com/conditions/conjunctivitis.htm

Bài viết liên quan

Viêm mí mắt (viêm bờ mi) – Nguyên nhân và giải pháp trị tối ưu

Viêm mắt

Viêm mí mắt (viêm bờ mi) – Nguyên nhân và giải pháp trị tối ưu

Trong môi trường ngày càng ô nhiễm như hiện nay, viêm mí mắt cũng ngày càng dễ mắc và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc…

Viêm màng bồ đào – Cách phát hiện sớm và giải pháp chữa tối ưu

Viêm mắt

Viêm màng bồ đào – Cách phát hiện sớm và giải pháp chữa tối ưu

Khi thấy mắt sưng đỏ, cộm nhức, đa phần mọi người đều nghĩ đến viêm kết mạc, viêm giác mạc mà ít ai nghĩ tới…

Viêm giác mạc có nguy hiểm không? Làm sao để tránh tái phát?

Viêm mắt

Viêm giác mạc có nguy hiểm không? Làm sao để tránh tái phát?

Viêm giác mạc không chỉ dễ mắc mà còn rất dễ tái phát. Vì lý do này mà “viêm giác mạc có nguy hiểm không?…

Viết bình luận

loading
XCBS MNK

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày