Bệnh viêm mắt là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa, điều trị

Bệnh viêm mắt là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa, điều trị

Mắt bạn có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau? Hãy cẩn trọng vì bạn có khả năng cao đang mắc phải một trong số những bệnh viêm mắt như: viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào,…. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về những căn bệnh này, từ đó có giải pháp trị hiệu quả.

Bệnh viêm mắt là gì?

Bệnh viêm mắt là tình trạng mắt bị đỏ, sưng tấy, phù nề, giảm thị lực do tác động của các yếu tố gây hại như vi khuẩn, virut, gió bụi,… hoặc phản ứng tự miễn của cơ thể. Ở nước ta hiện nay có 3 bệnh viêm mắt phổ biến là viêm giác mạc, viêm kết mạc và viêm màng bồ đào.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mắt

Bệnh viêm mắt có thể hình thành do một số nguyên nhân sau:

  • Nhiễm vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng: phế cầu, liên cầu, tụ cầu, Adenovirus, Herpes, nấm sợi, Aspergillus,…
  • Biến chứng phẫu thuật mắt: phẫu thuật trị cận thị, thay thủy tinh thể nhân tạo, hút bỏ dịch kính,…
  • Trầy xước, chấn thương mắt: đeo kính áp tròng thường xuyên, hay dụi mắt, tai nạn, vật lạ bắn vào mắt,…
  • Dị ứng phấn hoa, lông động vật, mùi hương,…
  • Rối loạn miễn dịch: bị viêm khớp, tiểu đường type 1, HIV, ung thư,…

Triệu chứng bệnh viêm mắt

Bệnh viêm mắt thường gây ra những cảm giác vô cùng khó chịu nên rất dễ nhận biết, bao gồm:

  • Đỏ mắt
  • Sưng mắt
  • Ngứa mắt
  • Đau nhức
  • Cộm xốn, cay xè mắt
  • Chảy nước mắt
  • Nhìn mờ
  • Chói sáng
  • Mắt có dịch màu trắng, xanh, gỉ vàng.
  • Nặng mắt, khó mở mắt

Bệnh viêm mắt gây ra nhiều triệu chứng khó chịuBệnh viêm mắt gây ra nhiều triệu chứng khó chịu

Ngay khi nhận thấy mình có biểu hiện bị viêm mắt, bạn hãy đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh gây tổn thương mắt nặng nề, khó hồi phục. Liên hệ đến tổng đài của chúng tôi theo số 0988.024.366 để được tư vấn giải pháp điều trị tối ưu.

Bệnh viêm mắt có nguy hiểm không?

Bệnh viêm mắt được phân thành 2 dạng là cấp và mạn tính. Dạng cấp tính tiến triển nhanh chóng, các triệu chứng thường nặng nề, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Ở dạng mạn tính, các triệu chứng nhẹ hơn nhưng lại kéo dài dai dẳng, khó điều trị, đồng thời có nguy cơ cao dẫn đến những bệnh mắt nguy hiểm, có thể gây mù lòa như: tăng nhãn áp, tổn thương dây thần kinh thị giác, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,….

Phác đồ điều trị bệnh viêm mắt

Bệnh viêm mắt thường được điều trị bằng thuốc uống, thuốc nhỏ mắt hay tra mắt. Mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ phù hợp với một số loại thuốc khác nhau.

  • Thuốc kháng sinh: được chỉ định khi viêm mắt do nhiễm vi khuẩn hoặc phòng bội nhiễm khi nhiễm virut; thời gian sử dụng là khoảng 7 ngày. Một số kháng sinh thường dùng là: Cloramphenicol, Cephazolin, các Cephalosporin, Gentamycin, Tobramycin, Erythromycin, Trimethoprim, Oxytetracyclin,…
  • Thuốc chống viêm: được chỉ định trong hầu hết các trường hợp để giảm bớt triệu chứng sưng đỏ, phù nề mắt. Có hai nhóm thuốc chống viêm là NSAID và Corticoid, trong đó, một số loại thường dùng nhất là: Dexamethason, Fluoromethason, Prednisolon, Diclophenac, Indomethacin,…
  • Thuốc kháng Histamin: được chỉ định khi viêm mắt do dị ứng, một số loại thường dùng là: Chlorpheniramin, Diphenhydramin, Antazoline,…
  • Thuốc giảm kích ứng: thành phần chính là chất giữ ẩm và nước mắt nhân tạo, được chỉ định để bôi trơn, giảm sung huyết mắt, bao gồm: Glycerin, Naphazoline,…

Việc sử dụng những loại thuốc trên phải được sự cho phép của bác sĩ điều trị, người bệnh không được tự ý mua dùng vì chúng có thể gây những tác dụng phụ nguy hiểm như: tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm loét dạ dày – tá tràng, huyết áp cao, viêm tuyến tiền liệt,….

Ngoài ra, trong trường hợp gặp phải biến chứng sau viêm mắt nặng như sẹo giác mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể,…, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật chiếu laser, ghép giác mạc, cắt bỏ dịch kính,… để điều trị.

Giải pháp phòng ngừa bệnh viêm mắt

Việc phòng ngừa từ sớm là giải pháp bảo vệ thị lực trước các bệnh viêm mắt. Để làm được điều này, chúng ta cần lưu ý:

  • Tránh môi trường nhiều khói bụi, vi khuẩn, nguồn nước ô nhiễm
  • Đeo kính tránh tác hại của ánh nắng, ánh sáng xanh
  • Vệ sinh mắt sạch sẽ hàng ngày bằng khăn bông sạch, nước muối NaCl 0,9% vô trùng.
  • Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú vật, mùi hương,…
  • Hạn chế trang điểm vùng mắt
  • Chỉ đeo kính áp trong khi thực sự cần thiết và cần vệ sinh sạch, không đeo quá thời gian quy định
  • Điều trị tích cực những bệnh gây rối loạn miễn dịch như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp,…
  • Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể bằng cách ăn nhiều rau quả, trái cây giàu chất chống oxy hóa; bổ sung kháng sinh tự nhiên từ thảo dược.

Với tình trạng môi trường ngày càng ô nhiễm, vi khuẩn kháng thuốc, ăn uống thiếu chất,… như hiện nay thì nguy cơ mắc viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm kết mạc,… sẽ ngày một tăng cao. Để không phải đối mặt với những bệnh viêm mắt này, nắm rõ đặc điểm và phòng ngừa sớm là điều hết sức quan trọng.

Tác giả: Ds. Trần Huyền

Ngày đăng: 15/05/2019 | Cập nhật cuối: 03/07/2019

Bài viết liên quan

Viêm mí mắt (viêm bờ mi) – Nguyên nhân và giải pháp trị tối ưu

Viêm mắt

Viêm mí mắt (viêm bờ mi) – Nguyên nhân và giải pháp trị tối ưu

Trong môi trường ngày càng ô nhiễm như hiện nay, viêm mí mắt cũng ngày càng dễ mắc và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc…

Viêm màng bồ đào – Cách phát hiện sớm và giải pháp chữa tối ưu

Viêm mắt

Viêm màng bồ đào – Cách phát hiện sớm và giải pháp chữa tối ưu

Khi thấy mắt sưng đỏ, cộm nhức, đa phần mọi người đều nghĩ đến viêm kết mạc, viêm giác mạc mà ít ai nghĩ tới…

Viêm giác mạc có nguy hiểm không? Làm sao để tránh tái phát?

Viêm mắt

Viêm giác mạc có nguy hiểm không? Làm sao để tránh tái phát?

Viêm giác mạc không chỉ dễ mắc mà còn rất dễ tái phát. Vì lý do này mà “viêm giác mạc có nguy hiểm không?…

Viết bình luận

loading
XCBS MNK

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày