Thoái hóa điểm vàng (hay thoái hóa hoàng điểm) là một trong những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu ở người trung và cao tuổi. Để không trở thành nạn nhân của căn bệnh này, chúng ta cần nắm rõ các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, từ đó có ý thức phòng ngừa từ sớm.
Tóm tắt bài viết
Thoái hóa điểm vàng là gì?
Điểm vàng là vùng trung tâm của võng mạc, đảm nhận vai trò tiếp nhận ánh sáng và truyền thông tin đến não bộ, giúp chúng ta nhìn thấy hình ảnh của sự vật quanh mình. Khi điểm vàng bị thay đổi cấu trúc và chức năng sẽ gây bệnh thoái hóa điểm vàng, khiến thị lực bị suy giảm, có thể dẫn đến mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Triệu chứng thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng thường gây ra các triệu chứng sau đây:
- Nhìn mờ hoặc mất thị lực ở trung tâm của hình ảnh
- Hình dạng sự vật bị cong, méo, lượn sóng
- Thấy kích thước sự vật như bị thu nhỏ
- Không nhận định rõ được màu sắc: không phân biệt được màu đỏ với hồng, màu cam với màu vàng,…
- Cần ánh sáng mạnh hơn khi làm việc, sinh hoạt
- Khó nhận thức được khoảng cách xa hay gần
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa điểm vàng
Sự tổn thương điểm vàng do thiếu dưỡng chất hoặc dưới tác động của các gốc tự do sinh ra từ stress oxy hóa là nguyên nhân chính gây bệnh thoái hóa điểm vàng. Tuổi tác càng cao thì sự hấp thu dinh dưỡng càng giảm, quá trình stress oxy hóa càng mạnh, bởi vậy, thoái hóa điểm vàng là bệnh thường gặp ở những người trung và cao tuổi, phổ biến nhất là ở người trên 60 tuổi. Ngoài ra, bạn cũng sẽ dễ mắc căn bệnh này sớm nếu thuộc những đối tượng sau:
- Giới tính nữ
- Gia đình có người mắc thoái hóa điểm vàng
- Sử dụng điện thoại, máy tính, ipad trên 8 giờ mỗi ngày
- Hút thuốc lá
- Uống rượu bia hoặc các loại đồ uống có cồn
- Mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, béo phì,…
- Mắc bệnh mắt: tật khúc xạ, viêm màng bồ đào, đục thủy tinh thể, đục dịch kính, khô mắt, glocom,…
- Dùng thuốc corticoid, thuốc an thần, kháng sinh,… kéo dài
- Chế độ ăn mất cân bằng: quá nhiều dầu mỡ, thịt, thiếu hụt rau xanh, trái cây
Phân loại thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng được phân thành 2 thể là khô và ướt với những triệu chứng, mức độ nguy hiểm và cách điều trị khác nhau.
Thoái hóa điểm vàng thể khô
Xảy ra khi điểm vàng không được nuôi dưỡng đầy đủ, bị thoái hóa và giảm nhạy cảm với ánh sáng, khiến thị lực vùng trung tâm bị mờ và mất đi độ sắc nét. Thoái hóa điểm vàng thể khô chiếm đến gần 90% các trường hợp mắc bệnh, tốc độ tiến triển thường chậm qua nhiều năm, tuy nhiên nếu không chăm sóc mắt kịp thời, bệnh có thể chuyển thành thể ướt. Ngược lại, nếu được phát hiện và bổ sung các chất chống oxy hóa sớm, người bệnh thoái hóa điểm vàng thể khô sẽ có khả năng cải thiện thị lực tốt.
Thoái hóa điểm vàng thể ướt
Khi điểm vàng bị thiếu chất dinh dưỡng, các mạch máu mới bắt đầu được tăng sinh dưới võng mạc nhằm bù đắp lại. Tuy nhiên, các mạch máu mới sinh này lại mỏng và dễ vỡ, gây bong rách võng mạc, phù điểm vàng. Đây chính là cơ chế hình thành bệnh thoái hóa điểm vàng thể ướt. Chỉ chiếm khoảng 10% các trường hợp, tuy nhiên thoái hóa điểm vàng thể ướt lại là mối đe dọa vô cùng nguy hiểm đối với thị lực khi phần lớn người bệnh đều có nguy cơ mù lòa rất cao.
Cách chẩn đoán thoái hóa điểm vàng
Hiện nay có một số bài kiểm tra giúp phát hiện thoái hóa điểm vàng nhanh chóng, đó là:
- Đo thị lực: kiểm tra khả năng nhìn của mắt ở khoảng cách xa, gần
- Soi đáy mắt: kiểm tra tình trạng võng mạc và dây thần kinh thị giác
- Sử dụng lưới Amsler: kiểm tra xem hình ảnh người bệnh nhìn thấy có bị cong, méo, lượn sóng không
- Đo nhãn áp: đánh giá sự rò rỉ dịch, máu từ các mạch máu dưới võng mạc
Các bài kiểm tra này không làm mất nhiều thời gian, do vậy, khi nghi ngờ mình mắc thoái hóa điểm vàng, người bệnh nên sớm đến các bệnh viện hoặc chuyên khoa mắt uy tín để tiến hành thăm khám, từ đó có hướng can thiệp phù hợp.
Cách chữa bệnh thoái hóa điểm vàng
Tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc phát hiện sớm, điều trị đúng hướng sẽ giúp người bệnh cải thiện thị lực cũng như giảm thiểu nguy cơ mù lòa. Tùy thuộc vào thể bệnh, mức độ bệnh sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau.
Bổ sung dưỡng chất
Theo nghiên cứu bởi Viện mắt Quốc gia Hoa Kỳ, bổ sung các chất chống oxy hóa và Kẽm sẽ giúp làm chậm 25% tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng, đồng thời làm giảm 19% mức độ mất sắc tố thị giác. Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chứa các chất chống oxy hóa, chống lão hóa mạnh như: Alpha lipoic acid, Beta – caroten, Lutein, Zeaxanthin, vitamin C, vitamin E,… là cách giúp bảo vệ thị lực cho cả người bệnh thoái hóa điểm vàng thể khô và thể ướt.
Hiện nay, viên uống bổ mắt Minh Nhãn Khang đang là giải pháp được các chuyên gia Nhãn khoa đánh giá cao và khuyên dùng nhiều nhất trong nhóm sản phẩm trị bệnh thoái hóa điểm vàng. Nhờ công thức kết hợp Alpha lipoic acid, Kẽm, Lutein, Zeaxanthin, sản phẩm giúp chống thoái hóa, bảo vệ điểm vàng khỏi những tác nhân gây hại, nhờ đó hỗ trợ tăng cường thị lực cho mắt một cách tối ưu.
Lợi ích của Minh Nhãn Khang cũng đã được kiểm chứng qua hàng triệu người sử dụng trực tiếp. Bác Hoàng Minh Ngọc (Quảng Bình) và bà Nguyễn Thị Bọc (Hà Nội – 0976453990) là những trường hợp điển hình, bạn có thể lắng nghe chia sẻ trực tiếp của họ ngay trong 2 video sau.
Thoái hóa điểm vàng nặng nhưng mắt sáng rõ chỉ nhờ dùng Minh Nhãn Khang
Mắt hết mờ, méo, mảng tối, không còn lo mù lòa do thoái hóa điểm vàng
Thuốc tiêm
Một số loại thuốc chống tăng sinh tân mạch như Lucentis, Macugen, Eylea,… được tiêm vào võng mạc để ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các mạch máu bất thường, giúp giảm tổn thương võng mạc, điểm vàng. Đây là cách điều trị thoái hóa điểm vàng thể ướt phổ biến nhất hiện nay, có tác dụng nhanh nhưng không kéo dài, người bệnh phải tiến hành nhiều lần, thường là mỗi tháng 1 lần. Mặt khác, khi tiêm thuốc, đặc biệt là tiêm nhiều lần, người bệnh cũng cần chuẩn bị tâm lý để đối mặt với một số biến chứng nguy hại cho thị lực như glocom, nhiễm trùng ổ mắt, đục thủy tinh thể, bong võng mạc…
Phẫu thuật
Tia laser với tần số phù hợp được sử dụng để chiếu vào khu vực mạch máu tăng sinh để tiêu diệt và ngăn chúng nứt vỡ làm rò rỉ dịch vào võng mạc. Phương pháp này tiến hành nhanh chóng, tuy nhiên cũng tồn tại nhiều rủi ro như gây bong võng mạc, đục thủy tinh thể, xuất huyết mắt, đục dịch kính…nên cần hết sức cẩn trọng trong quá trình thực hiện.
Lối sống giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng
Ăn nhiều rau quả, trái cây giàu chất chống oxy hóa là cách đơn giản giúp phòng và trị thoái hóa điểm vàng hiệu quả. Các loại thực phẩm tốt nhất là: cải xoăn, súp lơ xanh, cần tây, rau ngót, rau cải, dâu, cam, nho, kiwi, cà rốt, ớt chuông, đu đủ, bí ngô,…. Ngoài ra, một chế độ sinh hoạt khoa học cũng giúp làm chậm tiến triển của căn bệnh này, cụ thể là:
- Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích,…
- Ngủ sớm, tránh thức khuya
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: điện thoại, ti vi, máy tính,…
- Đeo kính bảo vệ mắt tránh tác hại của ánh sáng mạnh, gió bụi
- Điều trị tích cực các bệnh mắc phải: đục thủy tinh thể, glocom, tiểu đường, cao huyết áp, béo phì,…
- Khám mắt định kỳ thường xuyên: 6 tháng/ lần khi chưa mắc bệnh, 3 tháng/ lần khi mắc thoái hóa điểm vàng thể khô, 1 tháng/ lần khi mắc thoái hóa điểm vàng thể ướt.
Thoái hóa điểm vàng rất nguy hiểm, tuy nhiên cũng giống như các bệnh khác, nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu và tích cực điều trị, người bệnh sẽ ít khi phải đối mặt với nguy cơ mù lòa. Vì vậy, mỗi người cần chú ý hơn đến đôi mắt và đi khám ngay khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào về thị lực.
Minh Nhãn Khang – viên uống hỗ trợ trị thoái hóa điểm vàng hiệu quả