Tật khúc xạ mắt có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Tật khúc xạ mắt có nguy hiểm không? Có chữa được không?

“Tật khúc xạ mắt có nguy hiểm không?

 Tật khúc xạ có chữa được không?”

Là 2 câu hỏi chúng tôi nhận được rất thường xuyên khi mà số lượng người bị cận thị, loạn thị, viễn thị, lão thị đang ngày càng gia tăng đáng báo động. Những thông tin ngay sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này, đồng thời có hướng điều trị bệnh hiệu quả để gìn giữ thị lực sáng khỏe.

Tật khúc xạ mắt có nguy hiểm không?

Khởi đầu chỉ với triệu chứng nhìn mờ nhòe, các tật khúc xạ mắt thường gây hiểu nhầm là không nguy hiểm. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, nếu không chú tâm điều trị, tật khúc xạ hoàn toàn có thể gây suy giảm thị lực nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, cụ thể như sau:

  • Tật khúc xạ chiếm 50 – 75% trong tổng số những trường hợp bị giảm thị lực và 1/3 trong số đó có thể mất thị lực hoàn toàn. Theo thống kê, hơn 2,3 tỷ người trên toàn thế giới hiện nay có thị lực kém hoặc mù lòa do tật khúc xạ và hơn 101 triệu người bị khiếm thị do không điều trị tật khúc xạ kịp thời.
  • Những người bị tật khúc xạ nặng, thị lực <5/10 có nguy cơ tử vong và gặp phải các vấn đề về thể chất, tâm lý cao hơn hẳn những người khác.
  • Nếu các tật khúc xạ không được phát hiện sớm trong thời thơ ấu có thể gây rối loạn hành vi và làm giảm tương tác xã hội cũng như kết quả học tập của người bệnh.
  • Suy giảm thị lực do mắc tật khúc xạ có thể gây ra cả hậu quả tức thời và lâu dài ở người bệnh như làm mất cơ hội việc làm, mất lợi ích kinh tế, hạn chế khả năng giao tiếp, hoạt động ngoài trời, làm giảm chất lượng cuộc sống,…
  • Tật khúc xạ còn làm tăng gấp nhiều lần nguy cơ mắc thêm các bệnh nhãn khoa nguy hiểm khác như: nhược thị, thoái hóa điểm vàng, đục dịch kính, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, khô mắt…, qua đó khiến thị lực của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng và nhanh chóng.

Tật khúc xạ làm giảm thị lực và ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống

Tật khúc xạ có chữa được không?

Phức tạp, nguy hiểm là vậy, tuy nhiên thật đáng mừng khi hiện nay, tật khúc xạ đã có thể chữa được và chữa khỏi bằng cách đeo kính, phẫu thuật kết hợp với thay đổi lối sống.

Đeo kính chỉnh tật khúc xạ

Tùy thuộc vào tật khúc xạ mắc phải là cận thị, loạn thị, viễn thị hay lão thị, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng loại kính phù hợp có chức năng phân kỳ hay hội tụ ánh sáng. Dưới đây là các loại kính phổ biến hiện nay.

  • Kính mắt gọng: là loại kính cổ điển và dễ sử dụng nhất, mỗi mắt kính sẽ được cắt theo số độ tương ứng với mức suy giảm thị lực của mắt.
  • Kính sát tròng mềm: là thấu kính tròn bằng nhựa dẻo được đặt áp sát vào giác mạc của mắt. Kính sát tròng cũng được thiết kế dày mỏng, cong phẳng khác nhau tùy thuộc vào loại tật khúc xạ và mức độ bệnh.
  • Kính sát tròng cứng: có hình dạng gần giống kính sát tròng mềm nhưng nhỏ và cứng hơn. Người bệnh cần đeo khi ngủ, để qua đêm để định hình lại hình dạng của giác mạc, ngày hôm sau không cần đeo kính mắt vẫn nhìn rõ.

Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ

Bao gồm phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo và tạo hình giác mạc.

  • Thay thủy tinh thể nhân tạo: được chỉ định khi nguyên nhân gây tật khúc xạ là do thủy tinh thể bị thay đổi độ cong, khô cứng hay bị đục. Bác sĩ sẽ rạch một đường trên giác mạc sau đó hút bỏ thủy tinh thể cũ và thay thế bằng một thấu kính nhân tạo giúp cải thiện thị lực cho người bệnh.
  • Tạo hình giác mạc: được chỉ định khi nguyên nhân gây tật khúc xạ là do giác mạc quá cong hay quá phẳng. Bác sĩ sẽ dùng tia laser để loại bỏ bớt một số mô giác mạc ở vùng trung tâm hoặc vùng rìa, qua đó làm thay đổi độ cong của giác mạc, giúp loại bỏ tật khúc xạ.

Phẫu thuật là một trong những phương pháp chữa tật khúc xạ hiện nay

Lối sống giúp ngăn ngừa tật khúc xạ hiệu quả

Không trực tiếp tác động đến tật khúc xạ, tuy nhiên bằng cách thực hiện một lối sống khoa học như hướng dẫn dưới đây, người bệnh có thể cải thiện tầm nhìn tốt hơn.

  • Ăn nhiều thực phẩm tốt cho mắt như đu đủ, cà rốt, dưa hấu, ớt chuông, cam, bí ngô, súp lơ, cần tây, cá thu, cá ngừ, tôm, hàu, đậu xanh, đậu đen,…
  • Sử dụng viên uống bổ mắt giàu chất chống oxy hóa, chống lão hóa, vitamin để giúp tăng sức đề kháng cho mắt.
  • Hạn chế sử dụng máy tính, ti vi, điện thoại,…
  • Không thức khuya, ngủ đủ 7 giờ/ ngày.
  • Chỉnh ánh sáng phù hợp nơi sinh hoạt và làm việc.
  • Đi khám mắt thường xuyên để kiểm soát tốc độ tiến triển của bệnh.

Như vậy, tật khúc xạ bản chất khá nguy hiểm, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị được nếu áp dụng đúng cách điều trị cũng như thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Hy vọng qua những thông tin trên bạn đã nắm rõ hơn về căn bệnh này và có hướng chăm sóc đôi mắt phù hợp cho cả gia đình.

Nếu cần hỗ trợ gì thêm về tật khúc xạ hay các bệnh về mắt khác, hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0988.024.366 để được chuyên gia nhãn khoa tư vấn trực tiếp.

Có thể bạn quan tâm:

Tất cả thông tin cần nắm rõ về tật khúc xạ để bảo vệ thị lực tối ưu

Viên uống bổ mắt giúp ngăn ngừa tật khúc xạ tối ưu

Tác giả: DS. Trần Huyền

Ngày đăng: 12/08/2019 | Cập nhật cuối: 13/09/2019


Nguồn tham khảo

https://patient.info/doctor/refraction-and-refractive-errors

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2452232516302177

 

Bài viết liên quan

Cận thị có nên đeo kính thường xuyên không? 3 sai lầm khi đeo kính

Tật khúc xạ

Cận thị có nên đeo kính thường xuyên không? 3 sai lầm khi đeo kính

Sau thời gian học tập, làm việc online kéo dài, tỷ lệ mắc cận thị tăng lên rất nhanh. Có lẽ đây là lý do…

Cận thị nặng là bao nhiêu độ? Giải pháp bảo vệ đôi mắt sáng

Tật khúc xạ

Cận thị nặng là bao nhiêu độ? Giải pháp bảo vệ đôi mắt sáng

Với cận thị nhẹ, chúng ta chỉ cần đeo kính là có thể cải thiện. Thế nhưng với cận thị nặng, dù đeo kính, đôi…

Viễn thị và lão thị có giống nhau không? – Cách phân biệt và điều trị đúng

Tật khúc xạ

Viễn thị và lão thị có giống nhau không? – Cách phân biệt và điều trị đúng

Rất nhiều người thường lầm tưởng viễn thị và lão thị giống nhau. Tuy nhiên thực tế đây là hai bệnh lý khác nhau. Vậy…

Viết bình luận

loading
XCBS MNK

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày