Bạn đã bước qua tuổi 40 và thấy mắt không còn nhìn rõ những vật ở gần? Hãy đi khám ngay bởi có khả năng cao bạn đã bị lão thị. Dưới đây là những thông tin bạn cần nắm rõ về căn bệnh này để chủ động phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Tóm tắt bài viết
Lão thị là gì?
Lão thị là bệnh về mắt gây khó khăn khi nhìn gần, xảy ra khi tuổi tác tăng cao. Cụ thể, từ 40 tuổi trở lên, hầu hết tất cả mọi người đều bị lão thị ở các mức độ khác nhau. Theo thống kê, năm 2011 có khoảng 1,3 tỷ người mắc bệnh lão thị trên toàn thế giới, dự kiến con số này sẽ tăng lên 2,11 tỷ vào năm 2020.
Nguyên nhân gây lão thị
Lão hóa mắt khi già đi làm giảm khả năng đàn hồi của thủy tinh thể và khả năng co giãn của cơ thể mi, khiến các tia sáng khó tập trung đúng lên võng mạc khi nhìn các vật ở cự li gần. Đây là nguyên nhân chính gây lão thị, ngoài ra một số yếu tố sau cũng được cho là có thể thúc đẩy lão thị xảy ra sớm hơn.
- Mắc các bệnh về mắt khác: cận thị, viễn thị, loạn thị, đục thủy tinh thể,…
- Mắc các bệnh toàn thân: tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu,…
- Chấn thương, phẫu thuật mắt
- Lối sống không lành mạnh: ăn ít rau củ quả, ăn dư thừa đường, muối và chất béo; hút thuốc lá; uống rượu bia thường xuyên; thói quen thức khuya; làm việc nhiều trên thiết bị điện tử;…
Triệu chứng lão thị
Khi mắc lão thị, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng rõ ràng sau:
- Khó đọc chữ nhỏ trên sách báo, tạp chí
- Phải cầm tài liệu xa hơn khoảng cách của 1 cánh tay (33 cm) mới có thể nhìn được
- Nhìn các vật ở gần mờ hơn các vật ở xa
- Nhức mỏi mắt
- Đau đầu
Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy thêm các triệu chứng khác như nhìn nhòe, nhìn đôi, nhìn xa gần đều méo mó,… nếu mắc lão thị kết hợp với các tật khúc xạ khác như cận thị, loạn thị, viễn thị.
Lão thị gây khó khăn khi nhìn gần
Điều trị lão thị
Giúp mắt nhìn gần tốt hơn là mục tiêu chính trong điều trị lão thị. Để thực hiện điều này, người bệnh có thể được chỉ định đeo kính gọng, kính áp tròng hoặc phẫu thuật mắt.
Kính gọng
Hiện nay có 3 loại kính gọng phổ biến là kính lão nguyên tròng, 2 tròng và đa tròng.
- Kính lão nguyên tròng: thấu kính hội tụ giúp nhìn gần rõ hơn, tuy nhiên để nhìn xa, người bệnh cần bỏ kính ra.
- Kính lão 2 tròng: gồm 2 vùng có độ khúc xạ khác nhau, giúp người bệnh nhìn xa gần đều rõ không cần bỏ kính. Tuy nhiên sẽ có hiện tượng song thị hoặc nhảy ảnh khi nhìn hình ảnh qua ranh giới giữa 2 vùng.
- Kính lão đa tròng: gồm nhiều vùng khác nhau có thể điều chỉnh đồng thời tật lão thị, loạn thị. Loại kính này không gây nhảy ảnh nhưng có thể gây méo ảnh và chi phí khá cao.
Kính áp tròng
Kính áp tròng là thấu kính tròn, được đặt áp sát vào giác mạc giúp thay đổi đường truyền của tia sáng. Hiện nay có 2 loại kính áp tròng được sử dụng trong điều trị lão thị là kính đơn tiêu (chỉ giúp nhìn rõ 1 khoảng cách) và đa tiêu (giúp nhìn rõ ở nhiều khoảng cách). Ngoài ra, kính cứng định hình giác mạc Ortho-K cũng là một phương pháp điều trị lão thị đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Bằng cách đeo kính Ortho-K qua đêm, người bệnh có thể nhìn rõ cả ngày hôm sau mà không cần đeo kính.
Đeo kính là cách điều trị lão thị đơn giản phổ biến nhất
Phẫu thuật điều trị lão thị
Được chia thành 2 loại phẫu thuật chính là: phẫu thuật giác mạc và phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo.
- Phẫu thuật giác mạc: Bác sĩ sử dụng tia laser hoặc nhiệt lượng để làm tăng độ cong của giác mạc, giúp ánh sáng tập trung đúng lên võng mạc khi nhìn gần. Một số phương pháp phổ biến hiện nay là Lasik, PRK, Lasek,…
- Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo: Bác sĩ rạch một đường nhỏ trên giác mạc để phá nhỏ, loại bỏ thủy tinh thể bị lão hóa, sau đó đặt một thấu kính nhân tạo vào để thay thế. Phương pháp này giúp cải thiện thị lực cho trường hợp bị lão thị do thủy tinh thể bị thay đổi cấu trúc và giảm khả năng co giãn.
Lão thị và cách khắc phục tại nhà
Lão thị chủ yếu là do lão hóa mắt. Do vậy, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất Alpha lipoic acid, Kẽm, Lutein có tác dụng ngăn ngừa quá trình lão hóa, bảo vệ cấu trúc, chức năng của thủy tinh thể, cơ thể mi, giác mạc chính là giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa và đẩy lùi lão thị.
Trên thực tế có nhiều người đã cải thiện được thị lực, ngăn ngừa tăng độ lão thị hiệu quả nhờ bổ sung các dưỡng chất trên qua sản phẩm bổ mắt phù hợp chỉ sau vài tháng, chị Trần Kim Hợp (52 tuổi – P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM) trong video dưới đây là một ví dụ điển hình.
Chị Hợp chia sẻ bí quyết ngăn ngừa tăng độ lão thị hiệu quả
Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa lão thị. Theo khuyến cáo từ chuyên gia nhãn khoa, để giảm bớt biểu hiện mờ nhòe nhanh chóng hơn, người bệnh nên:
- Ăn nhiều thực phẩm có lợi cho mắt: trái cây, rau xanh, hải sản, hạt khô như nho, đu đủ, cam, bưởi, cà rốt, ớt chuông, súp lơ xanh, bí đao, cà chua, hạnh nhân, hạt điều, cá ngừ, cá hồi, tôm, cua,…
- Đeo kính râm bảo vệ mắt khi ra trời nắng, đeo kính bảo hộ khi làm việc với tia lửa hàn, tia bức xạ,…
- Làm việc trong môi trường đủ ánh sáng
- Hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại, tivi
- Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, cà phê hoặc các chất kích thích gây hại khác
- Ngủ trước 11 giờ đêm, tối thiểu 6 tiếng/ ngày
- Tập các bài luyện mắt và các bài thể dục, thể thao phù hợp thường xuyên
- Đi khám mắt theo định kỳ 3 – 6 tháng/ lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ
- Kiểm soát cân nặng, chỉ số đường huyết, huyết áp, nhịp tim ở mức bình thường.
Lão thị là căn bệnh rất dễ mắc phải, tuy nhiên có nhiều phương pháp có thể giúp cải thiện thị lực, cũng như ngăn ngừa mù lòa hiệu quả, điều quan trọng là bạn cần để tâm phòng ngừa và điều trị sớm.
Các bài tập cho mắt luôn sáng khỏe, phòng chống mọi bệnh nhãn khoa
Minh Nhãn Khang – Giải pháp giúp gìn giữ thị lực cho mọi độ tuổi