Xinchaobacsy.com

Cận thị – Những thông tin không thể bỏ qua để bảo vệ thị lực

Cái tên cận thị có lẽ đã không còn xa lạ gì đối với hầu hết mọi người, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ tất cả các vấn đề xoay quanh cận thị như: nguyên nhân gây bệnh là gì? Triệu chứng ra sao? Phương pháp trị nào hiệu quả nhất?… Nếu bạn cũng đang thuộc hoàn cảnh này, hãy đọc ngay những thông tin sau đây.

Định nghĩa về cận thị

Cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất ở mắt, xuất hiện khi cấu trúc của một số bộ phận trong mắt (giác mạc, thủy tinh thể, trục nhãn cầu) bị thay đổi, khiến ánh sáng tập trung ở vùng trước võng mạc và hậu quả là người bệnh sẽ bị giảm thị lực khi nhìn xa.

Triệu chứng điển hình của bệnh cận thị

Nhìn sự vật ở xa bị mờ trong khi nhìn gần, đọc chữ trên sách báo, điện thoại, máy tính vẫn rõ là triệu chứng điển hình nhất của cận thị. Ngoài ra, tùy độ cận, người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như:

Nhìn xa mờ, gần rõ là triệu chứng đặc trưng của cận thị

Nguyên nhân gây cận thị

Cận thị xảy ra thường do cấu trúc của giác mạc, thủy tinh thể, trục nhãn cầu sai khác so với bình thường. Cụ thể là khi giác mạc quá cong, thủy tinh thể quá phồng hay trục nhãn cầu quá dài sẽ khiến các tia sáng hội tụ lên vùng phía trước võng mạc và hậu quả là khiến hình ảnh bị mờ nhòe.

Ngoài ra, nếu bạn thuộc các đối tượng dưới đây, bạn sẽ có nguy cơ mắc cận thị cao hơn nhiều so với người khác.

Các phương pháp điều trị cận thị

Hiện nay, đeo kính gọng chỉnh khúc xạ là chỉ định đầu tay cho tất cả các trường hợp mắc cận thị. Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tính chất công việc, điều kiện kinh tế của từng người, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp khác như: đeo kính áp tròng, kính cứng định hình giác mạc, phẫu thuật giác mạc, phẫu thuật thay thủy tinh thể.

Kính phân kỳ điều trị cận thị

Để giúp khôi phục tầm nhìn xa, người bệnh sẽ cần đeo một thấu kính phân kỳ được thiết kế dưới dạng kính gọng hoặc kính áp tròng. Thấu kính này có tác dụng hướng các tia sáng tập trung đúng lên võng mạc, nhờ vậy giúp mắt nhìn rõ những vật ở xa.

Kính gọng Kính áp tròng
–      Thấu kính cứng lắp gọng để đeo trước mắt

–      Sử dụng dễ dàng

–      Giá thấp

–      Ít gây nguy hiểm khi đeo

–      Không đảm bảo tính thẩm mỹ

–   Thấu kính mềm, đặt áp vào ngay phía trước giác mạc mắt

–   Đảm bảo tính thẩm mỹ phù hợp với người không thể đeo kính gọng (làm diễn viên, người mẫu, vận động viên,…)

–   Khó sử dụng

–   Giá cao

–   Dễ gây nhiễm khuẩn mắt, tổn thương giác mạc

Kính cứng định hình giác mạc

Đây là một thấu kính cứng, được đeo áp vào sát giác mạc khi ngủ để làm thay đổi hình dạng của giác mạc tạm thời. Vào buổi sáng khi tháo kính ra, người bệnh sẽ có thể nhìn rõ trong cả ngày. Kính định hình giác mạc rất tiện lợi và dễ sử dụng, tuy nhiên chi phí khá cao và cũng có nguy cơ gây tổn thương giác mạc nếu không vệ sinh sạch sẽ.

Phẫu thuật điều trị cận thị

Phẫu thuật điều trị cận thị sẽ được áp dụng khi người bệnh từ 18 tuổi trở lên, sức khỏe tốt, độ cận ổn định (không thay đổi trong vòng 6 tháng) và không muốn sử dụng kính nữa. Tùy tình trạng bệnh, điều kiện kinh tế, người bệnh có thể lựa chọn một trong các phương pháp phẫu thuật như: Relex Smile, LASIK, PRK, LASEK…

Dù cách tiến hành, lợi ích mang lại, chi phí có thể khác nhau, nhưng các phẫu thuật này đều có điểm chung là loại bỏ một số phần của giác mạc để giác mạc bớt cong hơn, qua đó giúp ánh sáng hội tụ đúng lên võng mạc.

Các phương pháp điều trị cận thị phổ biến

Hướng dẫn cách chữa cận thị tại nhà

Kính chỉ có tác dụng cải thiện thị lực tạm thời khi đeo, không thể ngăn ngừa tăng độ cận thị. Phẫu thuật thì có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như trầy xước giác mạc, rách giác mạc, khô mắt, chảy máu mắt,… Ở những người cao tuổi, sức khỏe yếu, mắc kết hợp nhiều bệnh mắt, không chăm sóc mắt tốt thì nguy cơ gặp phải các biến chứng này càng cao. Ngoài ra, sau phẫu thuật, mắt cũng sẽ yếu đi và hoàn toàn có thể tái cận hay mắc thêm nhiều bệnh mắt khác như: loạn thị, glocom, đục thủy tinh thể,…

Hiểu rõ những khó khăn này, ngành nhãn khoa hiện nay rất chú trọng đến việc chăm sóc mắt để ngăn ngừa tăng độ cận bằng giải pháp tự nhiên và chỉ phẫu thuật khi thật sự cần thiết. Để làm được điều này, người bệnh nên áp dụng các hướng dẫn dưới đây:

Bạn có thể quan tâm:

Minh Nhãn Khang: Viên uống bổ mắt tốt cho người bệnh cận thị

Top 8 bài tập cho mắt luôn sáng khỏe ngăn ngừa mọi bệnh nhãn khoa

Cận thị đúng là bệnh rất dễ mắc phải, tuy nhiên nếu nắm rõ các đặc điểm của căn bệnh này, từ đó có chế độ chăm sóc mắt tốt, bạn hoàn toàn có thể gìn giữ được đôi mắt sáng khỏe.

Để không phải đối diện với nguy cơ suy giảm thị lực nghiêm trọng do cận thị, ngay từ khi có dấu hiệu nhìn xa mờ, bạn cần đi khám và gọi điện ngay đến tổng đài 0988.024.366 để được tư vấn giải pháp điều trị tối ưu. 

Tác giả: DS. Trần Huyền