Tổng hợp 10 triệu chứng đục thủy tinh thể điển hình nhất cần ghi nhớ ngay!

Tổng hợp 10 triệu chứng đục thủy tinh thể điển hình nhất cần ghi nhớ ngay!

heo thống kê, có tới hàng triệu người bị mất thị lực mỗi năm chỉ vì phát hiện đục thủy tinh thể muộn. Để không trở thành nạn nhân tiếp theo của căn bệnh này, việc nắm rõ 10 triệu chứng đục thủy tinh thể điển hình dưới đây là điều hết sức quan trọng.

Nhìn sự vật bị mờ sương

Thấy hình ảnh sự vật mờ như bị phủ một lớp sương khói là triệu chứng thường gặp nhất khi mắc đục thủy tinh thể. Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể chỉ thấy hơi mờ khi nhìn xa, thế nhưng khi bệnh tiến triển nặng, dù vật ở cách chỉ 1 – 2m, người bệnh đã rất khó phát hiện.

Nhìn mờ như có lớp sương là triệu chứng đục thủy tinh thể thường gặp nhất

Nhìn mờ như có lớp sương là triệu chứng đục thủy tinh thể thường gặp nhất

Thấy màu sắc nhạt nhòa, khó phân biệt

Khi bạn thấy một vật vốn có màu xanh đỏ rực rỡ nhưng nay lại đổi thành vàng xám, ranh giới giữa các màu không rõ rệt thì đừng chủ quan, hãy đi khám ngay vì bạn có khả năng cao đã mắc bệnh đục thủy tinh thể.

Màu sắc nhạt nhòa, ngả sang vàng xám là 1 trong 10 triệu chứng đục thủy tinh thể

Chói mắt, lóa mắt, cay mắt khi nhìn ánh sáng

Mắt bị chói khi nhìn thẳng vào nguồn sáng mạnh như mặt trời, bóng đèn, ngọn lửa,… là điều mà bất cứ ai cũng gặp phải. Thế nhưng ở người mắc đục thủy tinh thể thì cảm giác này sẽ dữ dội hơn, xảy ra ngay cả khi ánh sáng không quá mạnh và thường đi kèm với biểu hiện cay xè mắt, nhức mắt, chảy nước mắt.

Chói mắt là triệu chứng đục thủy tinh thể gây nhiều khó chịu cho người bệnh

Thấy chấm đen, đốm đen trước mắt

Đây là triệu chứng đục thủy tinh thể dễ gây nhầm lẫn với đục dịch kính – một bệnh về mắt khác cũng khá phổ biến hiện nay. Để phân biệt 2 chứng bệnh này, chúng ta có một cách rất đơn giản như sau:

  • Đục thủy tinh thể: Khi mắt nhìn tập trung vào 1 điểm thì những chấm đen, đốm đen sẽ đứng yên.
  • Đục dịch kính: Khi mắt nhìn tập trung vào 1 điểm thì các chấm đen, đốm đen, vật thể lạ vẫn di chuyển qua lại.

Thấy chấm đen trước mắt là triệu chứng đục thủy tinh thể dễ nhầm với đục dịch kính

Thấy quầng sáng quanh bóng đèn

Khi thủy tinh thể bị đục, ánh sáng thay vì truyền thẳng sẽ bị tán xạ, khúc xạ khiến người bệnh thấy những vòng tròn hào quang nhiều màu quanh mặt trời, bóng đèn, ngọn lửa. Triệu chứng này cũng có thể gặp trong bệnh glocom.

Thấy hào quang quanh nguồn sáng là triệu chứng đục thủy tinh thể thường gặpThấy hào quang quanh nguồn sáng là triệu chứng đục thủy tinh thể thường gặp

Khó di chuyển, lái xe vào ban đêm hay trong đường hầm tối

Khi mắt bị hạn chế tầm nhìn và tăng nhạy cảm với ánh sáng, người bệnh sẽ khó nhận biết các biển báo hoặc phương tiện giao thông, đặc biệt khi trời tối. Do vậy, việc tự lái xe sẽ rất khó khăn và có nguy cơ cao gây tai nạn. Chính vì thế, khi mắc đục thủy tinh thể, người bệnh được khuyến cáo nên hạn chế di chuyển vào buổi tối, nếu ra ngoài thì cần nhờ sự giúp đỡ từ người thân.

Khó lái xe ban đêm gây nhiều trở ngại cho người bệnh đục thủy tinh thể

Khó lái xe ban đêm gây nhiều trở ngại cho người bệnh đục thủy tinh thể

Không đọc được chữ trên sách báo

Đục thủy tinh thể gây giảm khả năng điều tiết, khiến người bệnh không thể nhìn rõ các vật nhỏ như chữ viết, vì vậy rất khó đọc sách báo hay những dòng chữ trên tivi.

Khó đọc sách là triệu chứng đục thủy tinh thể rất phổ biến

Khó đọc sách là triệu chứng đục thủy tinh thể rất phổ biến

Cần nhiều ánh sáng hơn

Ở người mắc đục thủy tinh thể, họ cần bật rất nhiều đèn ngay cả ban ngày mới có thể nhìn thấy sự vật quanh mình. Khi sử dụng máy tính, điện thoại, họ cũng cần chỉnh độ sáng màn hình lên mức cao.

Người bệnh đục thủy tinh thể sẽ cần nhiều ánh sáng hơn để làm việc và sinh hoạt

Nhìn 1 thành 2, 3

Hình ảnh người hay sự vật đều bị nhòe thành 2, 3, thậm chí nhiều hơn; xếp chồng lên nhau, gây khó khăn khi xác định vị trí. Đây là triệu chứng đục thủy tinh thể hiếm gặp nhưng mức độ nguy hiểm không hề kém cạnh các triệu chứng khác. Nó cũng chính là lý do khiến người bệnh bước hụt cầu thang, khó cầm nắm hay va chạm làm rơi vỡ đồ vật.

Mắt tăng độ kính nhanh

Ở giai đoạn đầu, khi đeo kính người bệnh có thể nhìn rõ hơn nên thường nghĩ rằng mình bị viễn thị, lão thị, loạn thị chứ không phải đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, không lâu sau đó, dù đeo kính cao độ, người bệnh cũng không thể nhìn rõ được nữa.

Đục thủy tinh thể tuy nguy hiểm nhưng bằng cách nắm rõ các triệu chứng để phát hiện và điều trị sớm, người bệnh hoàn toàn có thể gìn giữ được đôi mắt sáng khỏe lâu dài. Hy vọng thông tin trên có thể giúp bạn chủ động hơn khi đối mặt với căn bệnh này. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng gọi tới số điện thoại: 0988.024.366 để được trợ giúp

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh đục thủy tinh thể: Nguyên nhân, triệu chứng, cách trị

Viên uống thảo dược Minh Nhãn Khang chuyên dành cho người bị đục thủy tinh thể

Ngày đăng: 16/05/2019 | Cập nhật cuối: 03/07/2019

Bài viết liên quan

Đục thủy tinh thể tuổi già – Dấu hiệu và phương pháp trị tối ưu

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể tuổi già – Dấu hiệu và phương pháp trị tối ưu

Đục thủy tinh thể tuổi già là một bệnh về mắt phổ biến xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Bệnh thường bắt…

Bệnh đục bao sau thủy tinh thể – 5 thông tin cần nắm rõ

Đục thủy tinh thể

Bệnh đục bao sau thủy tinh thể – 5 thông tin cần nắm rõ

Theo khảo sát bởi Khoa mắt Bệnh viện St. Thomas (Anh quốc), cứ 10 người thì sẽ có 5 người bị bệnh đục bao sau…

Chăm sóc mắt sau khi mổ cườm: Áp dụng sớm để hiệu quả cao

Đục thủy tinh thể

Chăm sóc mắt sau khi mổ cườm: Áp dụng sớm để hiệu quả cao

Mổ cườm mắt là phương pháp điều trị cuối cùng đối với các bệnh đục thủy tinh thể (cườm khô) và tăng nhãn áp (cườm…

Viết bình luận

loading
XCBS MNK

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày