Mổ cườm mắt là phương pháp được chỉ định khi người bệnh mắc cườm khô, cườm nước giai đoạn nặng. Tuy nhiên, nhắc đến mổ thì ai cũng không tránh khỏi lo sợ. Vậy mổ cườm mắt có nguy hiểm không? Cần làm gì để đạt kết quả tốt? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Tóm tắt bài viết
Mổ cườm mắt được thực hiện như thế nào?
Mổ cườm mắt bao gồm mổ cườm khô (mổ đục thủy tinh thể) và mổ cườm nước (mổ glocom). Tuy tên gọi giống nhau nhưng 2 phương pháp điều trị này lại hoàn toàn khác biệt, cụ thể:
– Mổ cườm khô: Bác sĩ sẽ làm nhỏ và hút bỏ toàn bộ nhân thủy tinh thể đã đục ra khỏi mắt, sau đó thay thế bằng một thấu kính nhân tạo làm từ silicon hoặc nhựa có hình dạng và độ trong suốt tương tự.
– Mổ cườm nước: Bác sĩ sẽ chiếu tia laser hoặc mổ cắt bè, quang đông thể mi… với mục đích giúp thủy dịch thoát ra ngoài dễ dàng hoặc giảm bài tiết thủy dịch để làm hạ nhãn áp về ngưỡng thường.
Mổ cườm mắt có nguy hiểm không?
Dù là mổ cườm khô hay mổ cườm nước cũng đều sẽ tạo ra những tổn thương nhất định cho mắt. Do vậy, nếu thao tác mổ không chính xác hoặc chế độ chăm sóc mắt không đúng, mổ cườm mắt có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho thị lực, phổ biến là:
– Khô mắt: Trong quá trình mổ cườm mắt, các dây thần kinh nhận cảm trên giác mạc (lớp mô mỏng ngoài cùng của mắt) có thể bị tổn thương, làm giảm phản xạ bài tiết nước mắt, gây khô rát mắt.
– Viêm giác mạc: Tác động từ tia laser hoặc vết cắt trên giác mạc khi mổ cườm khô hoặc cườm nước có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm giác mạc với biểu hiện sưng đỏ, đau nhức mắt, chảy nước mắt…
– Bong võng mạc: Mổ cườm mắt có thể làm thay đổi áp suất trong mắt, gây bong hoặc rách võng mạc. Đây là tình trạng nguy hiểm, có thể gây mất thị lực nhanh chóng, do vậy, nếu thấy hiện tượng chớp sáng, ruồi bay kèm đau nhức hốc mắt, bạn cần đi tái khám ngay.
– Xuất huyết mắt: Mổ cườm mắt có thể làm nứt vỡ các mạch máu trong mắt, gây xuất huyết mắt, làm mất thị lực tạm thời và đau nhức mắt.
– Thấu kính bị lệch: Xảy ra khi màng bao sau bị suy yếu, không nâng đỡ được thấu kính nhân tạo, khiến ánh sáng không hội tụ đúng lên võng mạc, gây nhìn mờ, nhìn đôi, nhức mỏi mắt… sau mổ cườm mắt khô.
– Đục bao sau: Khi mổ cườm khô, lớp màng bao sau của thủy tinh thể sẽ được giữ lại để cố định thấu kính mới. Theo thời gian, lớp bao sau này có thể đục dần khiến người bệnh nhìn mờ, thấy đốm đen như trước khi mổ. Đây là biến chứng thường gặp sau mổ vài năm, thậm chí vài tháng.
– Đục dịch kính: Dịch kính nằm tiếp giáp với thủy tinh thể nên khi mổ cườm mắt khô, bộ phận này cũng rất dễ bị ảnh hưởng, hình thành các mảng đục chắn tầm nhìn, khiến người bệnh thấy các vật lạ như ruồi bay trước mắt.
– Nhãn áp tăng giảm thất thường: Mổ cườm nước có thể khiến nhãn áp tụt xuống quá thấp hoặc tăng lên cao đột ngột gây tình trạng đau mắt, nhìn mờ, chói sáng, đau đầu, buồn nôn…
Giải pháp giúp mắt sáng, giảm thiểu biến chứng khi mổ cườm mắt
Bổ sung dưỡng chất thiết yếu
Để phục hồi thị lực tốt sau mổ cườm, mắt cần được cung cấp kịp thời một lượng lớn các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là Alpha lipoic acid, Palmatin, Lutein, vitamin B12, Kẽm… Đây đều là những dưỡng chất tham gia vào quá trình hình thành và bảo vệ cấu trúc mắt, chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên, bởi vậy, khi được bổ sung đầy đủ, mắt sẽ nhanh hồi phục, sớm lành vết mổ và tránh khỏi biến chứng nguy hiểm.
Trong suốt hơn 10 năm qua, Minh Nhãn Khang vẫn luôn là viên bổ mắt đầu tiên và duy nhất chứa trọn vẹn tất cả những dưỡng chất này. Nhờ có sản phẩm, hàng triệu người đã gìn giữ được tầm nhìn sáng rõ sau mổ cườm mắt. Dưới đây là 2 trường hợp điển hình, bạn hãy lắng nghe chia sẻ trực tiếp từ họ để biết cách chăm sóc mắt đúng cách cho mình.
Bí quyết loại hết hẳn mờ nhòe, đốm đen, chảy nước mắt sau mổ cườm mắt khô
Cườm nước nặng nhưng mắt đã sáng rõ, hết mờ nhức nhờ giải pháp đơn giản tại nhà
Thiết lập lối sống khoa học
Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cũng sẽ giúp mắt hồi phục tốt và hạn chế biến chứng khi mổ cườm, bạn cần chú ý những điểm sau:
– Đeo kính bảo vệ mắt, tránh nhìn trực tiếp ánh nắng, ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, tivi…).
– Hạn chế hoạt động mạnh như chạy nhảy, bơi lội hoặc cúi thấp đầu, rung lắc đầu trong khoảng 1 tháng sau mổ.
– Không dụi tay hay đưa tay lên mắt.
– Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
– Tăng cường một số thức ăn bổ mắt như rau quả màu sặc sỡ, cá biển, hạt khô, trứng…
– Hạn chế dùng thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bảo quản.
– Không hút thuốc lá.
– Kiêng sử dụng rượu bia, cà phê hay các chất kích thích độc hại khác.
– Tránh lo lắng căng thẳng, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
Dù khoa học kỹ thuật ngày càng tân tiến nhưng vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi mổ cườm mắt. Do vậy, nếu muốn mắt sáng khỏe khi thực hiện phẫu thuật này, bạn cần nắm rõ cơ chế phát sinh các biến chứng và chủ động chăm sóc mắt đúng cách theo các hướng dẫn trên.
Minh Nhãn Khang – giải pháp giúp mắt sáng bền vững sau mổ cườm mắt
10 loại thức ăn bổ mắt tốt nhất cần đưa ngay vào thực đơn trước và sau mổ cườm mắt