Đục thủy tinh thể là bệnh lý nhãn khoa phổ biến hàng đầu hiện nay thế nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan, không trị sớm vì chưa hiểu rõ đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Nguy hiểm đến mức nào? Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ phân tích về những tác hại của căn bệnh này, từ đó có cái nhìn đúng đắn và cẩn trọng hơn khi đối mặt với nó.
Tóm tắt bài viết
Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?
Đục thủy tinh thể dễ gây mù lòa
Đục thủy tinh thể được đánh giá là nguyên nhân gây suy giảm thị lực và mù lòa hàng đầu hiện nay. Theo thống kê, tỷ lệ người mù do đục thủy tinh thể chiếm đến 70% trong tổng số các ca mù ở nước ta. Không dừng lại ở đó, đục thủy tinh thể cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến hàng loạt các bệnh mắt nguy hiểm khác như: glocom, thoái hóa điểm vàng, đục dịch kính, lão thị,… Như vậy có thể thấy, đục thủy tinh thể là căn bệnh nguy hiểm, cần hết sức chú ý và có biện pháp phòng ngừa từ sớm.
Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Đục thủy tinh thể là nguy cơ gây mù hàng đầu
Đục thủy tinh thể gây cản trở công việc
Đục thủy tinh thể gây nhìn mờ, nhòe, chói sáng, chấm đen…, do vậy sẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi làm việc và thực hiện các hoạt động thường ngày như: đi lại, đọc sách báo, dùng máy tính, xem ti vi, nấu ăn, phơi đồ,…
Đục thủy tinh thể gây thương tích, tai nạn
Khi mắt bị đục thủy tinh thể, người bệnh sẽ không thể nhận biết được các vật cản khi di chuyển. Chính vì vậy, họ dễ va chạm, làm rơi hỏng đồ vật, bị ngã, trượt chân, bước hụt,… Điều này sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu họ tự đi lại hay lái xe. Trên thực tế đã có nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra do người bệnh đục thủy tinh thể không nhìn được biển báo hay các phương tiện giao thông khác.
Đục thủy tinh thể khiến tâm trạng suy sụp, chán nản, dễ trầm cảm
Chính vì thị lực giảm sút, người bệnh đục thủy tinh thể sẽ bị hạn chế khả năng lao động, trở nên bất lực với ngay cả những công việc thường ngày, không thể tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí, mọi thứ phải phụ thuộc vào người khác,… Dần dần, họ sẽ nảy sinh tâm lý chán nản, tự ti, khép kín và bi quan về tương lai. Có những trường hợp đã bị rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược cơ thể,… do không được gia đình quan tâm hay giúp đỡ kịp thời.
Giải pháp tự nhiên giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể nguy hiểm, tuy nhiên nếu bổ sung các dưỡng chất thiết yếu kịp thời, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn bệnh tiến triển và bảo vệ được thị lực. Theo nghiên cứu tại Viện Mắt Hoa Kỳ, các dưỡng chất ưu việt nhất trong phòng ngừa đục thủy tinh thể là Alpha lipoic acid, Lutein, Quercetin, Zeaxanthin, Kẽm.
Tăng cường những thức ăn hoặc dùng sản phẩm hỗ trợ giàu các dưỡng chất này trong thực đơn là giải pháp đơn giản và hữu hiệu giúp giảm mờ nhòe, nhức mỏi, chói sáng, ruồi bay, đồng thời tránh nguy cơ mù lòa cho người bệnh. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp bị đục thủy tinh thể cả 2 mắt nhưng chỉ sau vài tháng bổ sung đủ dưỡng chất, mắt đã sáng rõ trở lại. Bạn có thể lắng nghe kinh nghiệm trị bệnh của cô Phức (0383 428 117 – thôn Lão Phú, xã Tân Phong, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) trong video dưới đây.
Cô Phức chia sẻ hành trình trị đục thủy tinh thể giúp mắt sáng, khỏe đẹp
Đến đây có lẽ bạn đã biết mức độ nguy hiểm của đục thủy tinh thể. Để không phải chịu cảnh thị lực kém hay mù vĩnh viễn, ngay hôm nay bạn hãy có chế độ chăm sóc mắt tốt, đồng thời đi khám mắt định kỳ thường xuyên để phát hiện và trị bệnh sớm.
Bệnh đục thủy tinh thể: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp trị
Minh Nhãn Khang – Sản phẩm bổ mắt giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể hiệu quả