Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay nước ta đã có hơn 250.000 người bị mù do đục thủy tinh thể. Không dừng lại ở đó, trung bình mỗi năm lại có thêm 150.000 trường hợp mắc phải căn bệnh này. Chính vì vậy, để bảo vệ thị lực, việc hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị đục thủy tinh thể là hết sức cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin quan trọng này.
Tóm tắt bài viết
Bệnh đục thủy tinh thể là gì?
Đúng như tên gọi, đục thủy tinh thể là tình trạng thủy tinh thể – bộ phận được coi là thấu kính hội tụ ánh sáng của mắt bị mất đi sự trong suốt vốn có và trở nên mờ đục, khiến tầm nhìn của người bệnh bị giảm dần, có nguy cơ dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Triệu chứng bệnh đục thủy tinh thể
Nhìn mờ như nhìn qua một tấm kính đầy bụi bẩn hoặc qua lớp sương mù là triệu chứng đục thủy tinh thể điển hình nhất. Ngoài ra, khi thấy những biểu hiện dưới đây, bạn cũng cần đi khám ngay để loại bỏ từ sớm căn bệnh này.
- Thấy chói lóa, nhức mắt, chảy nước mắt rất khó chịu khi nhìn bóng đèn, ngọn lửa, tia nắng dù cường độ ánh sáng không mạnh
- Thấy những chấm nâu, đốm đen, sợi tóc, hình tròn xám,… trôi nổi trước mắt
- Khó nhìn khi trời ngả sang chiều tối, giống như mù đêm hay quáng gà
- Cần tăng độ sáng của màn hình điện thoại, máy tính, đèn điện mới nhìn rõ
- Thấy quầng sáng nhiều màu như cầu vồng quanh nguồn sáng
- Độ kính tăng nhanh
- Thấy màu sắc sự vật chuyển màu vàng tối, kém rực rỡ hơn
- Nhìn một vật nhòe thành 2, 3 vật
Nhìn mờ như có lớp sương che phủ là triệu chứng đục thủy tinh thể điển hình
Điều trị sớm sẽ giúp hồi phục thị lực và ngăn mù lòa hiệu quả. Do vậy ngay khi nhận thấy dù chỉ một trong những triệu chứng đục thủy tinh thể trên, hãy gọi ngay đến tổng đài của chúng tôi để được tư vấn giải pháp can thiệp hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh đục thủy tinh thể
Các gốc tự do sinh ra từ quá trình stress oxy hóa là nguyên nhân làm thay đổi cấu trúc của các phân tử protein, khiến chúng kết tụ lại thành đám gây đục thủy tinh thể. Khi tuổi tác tăng cao, quá trình stress oxy hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, cùng với đó là sự thiếu hụt chất chống oxy hóa nên không thể dọn dẹp hết các gốc tự do độc hại, chính vì vậy, bệnh đục thủy tinh thể thường gặp ở người từ 40 tuổi trở lên.
Ngoài tuổi tác thì một số yếu tố dưới đây cũng có thể thúc đẩy đục thủy tinh thể hình thành và tiến triển nhanh hơn.
- Tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài với ánh nắng, tia bức xạ từ máy tính, ti vi, điện thoại, xạ trị,…
- Mắc bệnh khô mắt, rối loạn điều tiết, cận thị, loạn thị, viêm giác mạc,…
- Dùng thuốc corticoid, kháng sinh, thuốc giãn mạch, chống trần cảm,… kéo dài
- Mắc bệnh tiểu đường, béo phì, huyết áp cao, tim mạch,…
- Hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích thường xuyên
- Chế độ ăn thiếu rau củ quả, nhiều dầu mỡ, đường
- Gia đình có người mắc đục thủy tinh thể
Chẩn đoán bệnh đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể được chẩn đoán qua khám lâm sàng và soi mắt. Khi nhận thấy mình có những triệu chứng đục thủy tinh thể, bạn nên đến các bệnh viện mắt hoặc chuyên khoa mắt tại các bệnh viện uy tín để khám và phát hiện kịp thời, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh đục thủy tinh thể
Giai đoạn sớm
Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn sử dụng một số sản phẩm bổ mắt để ngăn chặn bệnh đục thủy tinh thể tiến triển nặng hơn. Thành phần của các sản phẩm này chính là chất chống oxy hóa mạnh và chất dinh dưỡng cho mắt như vitamin A, C, E; Alpha lipoic acid, Beta- caroten, Kẽm, Lutein, omega 3,…. Sử dụng những sản phẩm bổ mắt có công thức kết hợp nhiều dưỡng chất cùng lúc, chẳng hạn như Minh Nhãn Khang sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho người bệnh đục thủy tinh thể.
Cũng nhờ tích cực điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm này mà có rất nhiều người đã khôi phục lại được thị lực, mắt nhìn sáng rõ, hết mờ nhòe mà không phải lo đi mổ thay thủy tinh thể. Cùng lắng nghe chia sẻ của một trong số họ qua đoạn clip sau:
Bà Vũ Thị Huệ (65 tuổi – Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm trị đục thủy tinh thể hiệu quả
Có thể bạn quan tâm:
Viên uống Minh Nhãn Khang – Giải pháp tối ưu cho mắt đục thủy tinh thể
Giai đoạn nặng
Khi thủy tinh thể đã đục gần như toàn bộ, thị lực chỉ từ 1 – 2/10, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo. Bác sĩ sẽ tiến hành phân nhỏ và hút thủy tinh thể đã đục ra ngoài, sau đó thay thế nó bằng một thấu kính nhân tạo làm từ nhựa, thủy tinh có tính năng tương tự.
Mổ đục thủy tinh thể không mất quá nhiều thời gian, người bệnh sau mổ không cần nằm viện. Tuy nhiên chi phí phẫu thuật và các biến chứng nguy hiểm là vấn đề mà người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định thực hiện phương pháp này.
Lối sống giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là câu nói vô cùng chuẩn xác đối với đục thủy tinh thể. Chỉ bằng cách thiết lập một lối sống khoa học theo hướng dẫn dưới đây, bạn và người thân hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể, phòng tránh mù lòa hiệu quả.
- Khám mắt 6 tháng/ lần
- Bỏ thuốc lá, tránh sử dụng rượu bia, cà phê
- Đội mũ, đeo kính khi ra trời nắng hay nhìn ánh sáng mạnh
- Tăng rau củ quả trong chế độ ăn hàng ngày: Nho, cam, dâu, cà rốt, bí ngô, cải xanh, súp lơ, ớt chuông, giá đỗ, đậu cô ve, ngô, chuối, bí đao,….
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya quá 11 giờ đêm
- Làm việc, sinh hoạt trong môi trường đủ sáng
- Hạn chế dùng máy tính, điện thoại, ti vi liên tục trong nhiều giờ
- Điều trị tích cực các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, béo phì