Nếu một ngày bạn thấy những vật thể lạ trôi nổi trong tầm nhìn như ruồi, muỗi bay trước mắt, có khả năng cao bạn đã bị đục dịch kính. Vậy đục dịch kính là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu và cách trị thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Tóm tắt bài viết
Đục dịch kính là gì?
Dịch kính còn có tên khác là pha lê thể, là một cấu trúc dạng gel nằm giữa thủy tinh thể và võng mạc. Ở mắt khỏe mạnh, dịch kính sẽ trong suốt giúp ánh sáng truyền qua dễ dàng, đồng thời giúp duy trì áp lực trong mắt, ổn định cấu trúc mắt. Vì một lý do nào đó dịch kính không giữ được sự trong suốt, sẽ gây bệnh đục dịch kính hoặc vẩn đục dịch kính, khiến tầm nhìn của người bệnh bị che khuất.
Dấu hiệu nhận biết đục dịch kính
Xuất hiện những chấm tròn, dấu ngã, dấu phẩy, sợi tóc,… có màu trắng đục, vàng, xám hay đen trôi nổi trước tầm nhìn như những con ruồi bay trước mắt chính là triệu chứng điển hình của bệnh đục dịch kính. Những “con ruồi” này có thể không thay đổi kích thước trong nhiều năm, hoặc cũng có thể phát triển nhanh làm mất dần thị lực của người bệnh.
Thấy vật lạ trôi nổi như ruồi bay trước mắt là triệu chứng đục dịch kính điển hình
Nguyên nhân gây đục dịch kính
Dịch kính được cấu tạo từ các phân tử collagen và nước, sắp xếp đan xen theo trật tự nhất định, đảm bảo độ trong suốt. Các gốc tự do sinh ra từ stress oxy hóa khi tuổi tác tăng cao; tiếp xúc với ánh nắng, tia bức xạ trong thời gian dài; cận thị, loạn thị, viễn thị lâu năm; nhiễm khuẩn mắt, chấn thương mắt, phẫu thuật mắt,… sẽ khiến các phân tử collagen kết tụ lại thành đám, chắn đường đi của tia sáng gây hiện tượng ruồi bay trước mắt.
Đục dịch kính có nguy hiểm không?
Nếu so với các bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng thì đục dịch kính ít nguy hiểm hơn. Thông thường khi mắc căn bệnh này, người bệnh sẽ có cảm giác vướng víu và khó chịu khi nhìn nhưng ít có nguy cơ bị mù lòa.
Tuy nhiên, đó là khi đục dịch kính xảy ra do sự lão hóa tự nhiên của mắt. Trong trường hợp đục dịch kính xảy ra do chấn thương, nhiễm khuẩn, phẫu thuật mắt,… hoặc đi kèm với tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bong rách võng mạc,… thì bệnh có thể tiến triển nhanh khiến thị lực suy giảm nghiêm trọng và khó phục hồi.
Các phương pháp điều trị đục dịch kính
Giai đoạn nhẹ
Sử dụng hoạt chất chống oxy hóa phù hợp chính là giải pháp điều trị đơn giản, hiệu quả cho người bị đục dịch kính nhờ khả năng dọn dẹp các gốc tự do độc hại, tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh. Một số chất chống oxy hóa hàng đầu hiện nay đó là Alpha lipoic acid, Quercetin, Beta – caroten, vitamin E, vitamin C,…. Người bệnh nên sử dụng những sản phẩm có chứa các dưỡng chất này thường xuyên để loại bỏ những con ruồi bay trước mắt nhanh chóng.
Cũng nhờ sử dụng giải pháp thảo dược này ngay từ sớm, đã rất nhiều người đã loại bỏ được hết chấm đen, ruồi bay do đục dịch kính. Cùng lắng nghe chia sẻ của họ qua đoạn băng sau:
Kinh nghiệm trị đục dịch kính hiệu quả từ người bệnh
Thông tin về sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ trị đục dịch kính hiệu quả
Song song với đó, một lối sống khoa học cũng được khuyến nghị để giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng đục dịch kính. Người bệnh nên áp dụng những hướng dẫn về ăn uống, sinh hoạt dưới đây để giúp mắt sáng khỏe hơn và ngăn đục dịch kính tiến triển.
- Ăn nhiều cá biển, rau quả, trái cây như: súp lơ, ớt chuông, cần tây, rau cải, rau ngót, bí ngô, cà rốt, đu đủ, nho, dâu, cam, kiwi; cá biển, tôm, trứng, sữa, hạt khô,…
- Tránh khói thuốc lá, rượu bia, thức uống chứa cồn,…
- Giảm thiểu thời gian dùng máy tính, ti vi, điện thoại,…
- Đeo kính tránh tia UV, gió bụi, vi khuẩn,…
- Tránh thức khuya, ngủ đủ giấc
Giai đoạn nặng
Khi đục dịch kính đã ở mức độ nặng hoặc có nguyên nhân do chấn thương, biến chứng phẫu thuật, hay đi kèm với bong rách võng mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,… người bệnh sẽ được cân nhắc chỉ định phẫu thuật. Hiện nay có 2 loại phẫu thuật đã được áp dụng để trị đục dịch kính đó là:
- Chiếu tia laser: Tia laser với tần số phù hợp được dùng để chiếu vào dịch kính và phá vỡ các mảng đục.
- Hút bỏ dịch kính: Trong trường hợp dịch kính bị đục gần như toàn bộ, bác sĩ sẽ phẫu thuật hút bỏ dịch kính cũ và thay thế bằng dung dịch nước muối Natri clorua đẳng trương hoặc một dung dịch có tác dụng tương tự.
Cả 2 phẫu thuật này đều có thể gây ra những rủi ro về thị lực như: nhiễm khuẩn mắt, bong võng mạc, phù điểm vàng, thoái hóa võng mạc, đục thủy tinh thể,…, vì vậy cần hết sức thận trọng khi tiến hành. Đây cũng là lý do mà hiện nay ở nước ta rất hiếm trường hợp được chỉ định những phẫu thuật này.
Đục dịch kính cũng giống như những bệnh về mắt khác, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, thị lực của người bệnh sẽ bị đe dọa. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đục dịch kính, từ đó chú ý chăm sóc mắt tốt hơn để ngăn ngừa căn bệnh này hiệu quả.