Xơ cứng động mạch – Khởi nguồn của biến chứng nguy hiểm

Xơ cứng động mạch là bệnh lý phổ biến có thể khởi phát từ khi bạn còn rất trẻ, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ đe dọa tính mạng.

Xơ cứng động mạch là gì?

Xơ cứng động mạch là tình trạng động mạch trở nên dày và cứng, đôi khi có thể làm hạn chế lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các mô và cơ quan trong cơ thể. Có 5 dạng xơ cứng động mạch chính là:

– Xơ vữa động mạch: Các động mạch lớn bị xơ cứng và thu hẹp do sự xuất hiện của mảng xơ vữa trong lòng động mạch.

– Bệnh xơ cứng trung gian Monckeberg: Xơ cứng các động mạch vừa và nhỏ do lắng đọng canxi. Tình trạng này thường liên quan đến tuổi cao nhưng không gây ra cục máu đông, hẹp động mạch hoặc các vấn đề tuần hoàn.

– Xơ cứng động mạch nonatheromatous: Các động mạch chính cứng lại do sẹo, còn được gọi là xơ hóa và thường liên quan đến tuổi tác.

– Xơ cứng động mạch Hyaline: thành động mạch nhỏ và tiểu động mạch bị dày lên và thu hẹp, gây tắc nghẽn lưu thông máu ở người bệnh tiểu đường.

– Xơ cứng động mạch tăng sản: thường gặp ở người bệnh cao huyết áp do các protein lắng đọng dọc theo thành động mạch khiến các động mạch trở nên dày và hẹp lại.

Xơ cứng động mạch có thể gây cản trở lưu thông máu

Nguyên nhân gây xơ cứng động mạch

Tổn thương lớp lót bên trong của động mạch có thể là điểm khởi đầu cho tình trạng xơ cứng động mạch. Vị trí tổn thương có thể biến thành nơi trú ẩn cho mảng bám tích tụ, làm dày thành động mạch và thu hẹp đường dẫn máu. Tổn thương thành động mạch có thể do:

– Huyết áp cao

– Cholesterol cao hoặc triglycerid cao

– Nhiễm trùng hoặc viêm, chẳng hạn như viêm khớp hoặc lupus

– Kháng insulin hoặc bệnh tiểu đường

– Béo phì

– Sử dụng thuốc lá, thuốc lào và các chất kích thích khác

– Tiền sử gia đình mắc bệnh tim

Chẩn đoán xơ cứng động mạch

Nếu bạn có các triệu chứng hoặc yếu tố nguy cơ phát triển xơ cứng động mạch, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán bệnh chính xác:

– Chỉ số mắt cá chân – cánh tay: Thử nghiệm này so sánh huyết áp giữa mắt cá chân và cánh tay bằng cách sử dụng máy đo huyết áp và siêu âm.

– Xét nghiệm hình ảnh tim: bao gồm chụp X – quang, CT, MRI, PET và siêu âm doppler để đánh giá sức khỏe tim mạch.

– Chụp động mạch: Xét nghiệm xâm lấn tối thiểu này cho phép bác sĩ đánh giá mức độ và vị trí động mạch bị tắc hẹp.

– Quét canxi mạch vành: để kiểm tra canxi lắng đọng trong động mạch vành.

– Kiểm tra chức năng tim: bao gồm điện tâm đồ và siêu âm tim.

– Bài kiểm tra gắng sức: bao gồm điện tâm đồ gắng sức và siêu âm tim để đánh giá hoạt động của tim khi vận động mạnh.

Các triệu chứng của xơ cứng động mạch

Người bị xơ cứng động mạch nhẹ thường không có triệu chứng. Nếu không được điều trị, xơ cứng động mạch có thể gây ra nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ với các triệu chứng như sau:

Các triệu chứng của đột quỵ

– Các vấn đề về nhận thức: dễ bị nhầm lẫn, khó hiểu

– Khó khăn khi nói

– Chóng mặt, mất thăng bằng

– Đau đầu dữ dội

– Yếu hoặc tê ở mặt, cánh tay, chân (thường ở một bên cơ thể)

– Gặp vấn đề về thị lực ở một hoặc cả hai mắt

Các triệu chứng đau tim

– Đau thắt ngực, tức ngực, khó chịu ở ngực

– Đổ mồ hôi lạnh

– Khó chịu ở cánh tay, vai hoặc hàm

– Chóng mặt

– Buồn nôn hoặc nôn mửa

– Hụt hơi

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ là những biến chứng nghiêm trọng của xơ cứng động mạch có thể xảy ra đột ngột, cần được cấp cứu khẩn cấp.

Đau ngực do xơ cứng động mạch vành

Nếu bạn hoặc người thân không may mắc phải xơ cứng động mạch vành, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo tổng đài 0988.024.366 để được tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả nhất.

Phương pháp điều trị xơ cứng động mạch

Điều trị bằng thuốc

Để giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây xơ cứng động mạch, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

– Thuốc hạ mỡ máu: giúp làm giảm các thành phần mỡ xấu trong máu như LDL – Cholesterol, triglycerid…

– Thuốc hạ áp: bao gồm thuốc ức chế men chuyển (captopril, enalapril, fosinopril, perindopril), thuốc chẹn thụ thể angiotensin (losartan, telmisartan, irbesartan)… giúp hạ huyết áp, ngăn xơ vữa tiến triển nặng.

– Thuốc chống đông máu: giúp ngăn ngừa cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch, phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

– Các loại thuốc khác: để điều trị các bệnh lý khác liên quan đến xơ vữa như thuốc trị tiểu đường, NSAIDs điều trị viêm khớp dạng thấp…

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Y học cổ truyền có rất nhiều vị thuốc mang lại công dụng hữu ích trong điều trị xơ vữa động mạch như chống đông máu, giảm mỡ máu, ức chế mảng xơ vữa phát triển và tăng tính đàn hồi thành mạch; điển hình là Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm… Những thành phần này hiện đã có mặt trong viên uống thảo dược Vương Tâm Thống.

Theo đánh giá của PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn – Nguyên phó Giám đốc Bệnh viện Quân Y 103: “Các thành phần thảo dược trong Vương Tâm Thống có thể tác động sâu vào căn nguyên gây xơ cứng động mạch, do đó hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh rất tốt.”

GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cũng nhận định rằng: “Vương Tâm Thống là sản phẩm hỗ trợ đáng tin cậy cho người bệnh tim mạch, trong đó có xơ cứng động mạch.”

Theo khảo sát thực tế của Báo Khoa học & Đời sống phối hợp cùng Tạp chí Sức khỏe & Môi trường, có 97.76% người bệnh xơ vữa mạch vành (một dạng bệnh xơ cứng động mạch phổ biến) đánh giá rất hài lòng sau 1 tháng sử dụng Vương Tâm Thống khi tình trạng đau ngực, khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh thuyên giảm rõ rệt.

Bạn có thể lắng nghe đánh giá từ chuyên gia và người dùng về Vương Tâm Thống qua video dưới đây:

 

Tổng kết chương trình khảo sát đánh giá người dùng về Vương Tâm Thống

Duy trì lối sống khoa học

Lối sống khoa học là phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả tại nhà đối với các bệnh liên quan đến xơ cứng động mạch. Bạn nên:

– Kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp, mỡ máu, tiểu đường… bằng thuốc, chế độ ăn kiêng hợp lý và luyện tập.

– Tập thể dục thường xuyên: Để tăng cường lưu thông tuần hoàn và giảm các yếu tố nguy cơ xơ cứng động mạch, bạn nên duy trì thói quen luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.

– Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế uống nhiều bia rượu, cà phê, trà đặc…

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn mặn, cắt giảm các loại đồ ngọt, chất béo có trong các thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng, mỡ, thực phẩm chế biến sẵn bằng dầu mỡ tái sử dụng nhiều lần.

– Khám sức khỏe tim mạch định kì 1- 2 lần/năm.

Nếu bạn lo lắng về bất kì nguy cơ phát triển xơ cứng động mạch của mình, hãy trao đổi với bác sĩ về kế hoạch phòng ngừa và điều trị tốt nhất để ngăn chặn biến chứng ngay từ giai đoạn sớm.

Xem thêm:

97.76% người bệnh mạch vành hài lòng sau 1 tháng dùng Vương Tâm Thống

Xơ vữa động mạch nên ăn gì? – 10 thực phẩm tốt nhất không thể bỏ qua

Nguồn tham khảo: pennmedicine.org

Ngày đăng: 21/03/2023 | Cập nhật cuối: 15/05/2023

Bài viết liên quan

Bệnh tim mạch

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu? Giải pháp để kéo dài tuổi thọ

Nhồi máu cơ tim là biến cố tim mạch nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong cao, hơn nữa còn để lại nhiều di…

Dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành có hiệu quả không?

Bệnh tim mạch

Dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành có hiệu quả không?

Ngày nay nhiều người đang có xu hướng kết hợp chữa bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim) bằng thảo dược song song với thuốc…

Bệnh tim mạch

Hẹp động mạch vành – Bệnh lý nguy hiểm không nên chủ quan

Hẹp động mạch vành là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể tiến triển nặng gâysuy tim, nhồi máu cơ tim, đe dọa…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày