7 Triệu chứng bệnh mạch vành cần nhận diện sớm

7 Triệu chứng bệnh mạch vành cần nhận diện sớm

Triệu chứng bệnh mạch vành ở mỗi người bệnh có thể không giống nhau, thậm chí có những người mắc bệnh nhiều năm nhưng không hề gặp phải bất kì triệu chứng nào. Nhận diện sớm 7 dấu hiệu bệnh mạch vành trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tăng cơ hội chẩn đoán bệnh sớm để điều trị hiệu quả.

Điểm danh các triệu chứng bệnh mạch vành phổ biến

Đau thắt ngực

Đau thắt ngực là triệu chứng bệnh mạch vành phổ biến nhất. Đó là cảm giác đau hoặc khó chịu ở ngực, ngay phía sau xương ức giống như bị bóp nghẹt hoặc có vật nặng đè lên. Đôi khi cơn đau có thể lan đến vai, cánh tay, cổ, hàm trái hoặc ra sau lưng.

Đau thắt ngực là một dấu hiệu cho thấy cơ tim không nhận được đủ lượng oxy cần thiết. Dựa vào tính chất, thời điểm xuất hiện cơn đau mà người ta phân loại đau thắt ngực như sau:

– Đau thắt ngực ổn định: thường xảy ra khi người bệnh vận động nặng, căng thẳng… nên có thể dự đoán được từ trước. Cơn đau thường biến mất sau vài phút nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch.

– Đau thắt ngực không ổn định: thường xảy ra khi nghỉ ngơi nên không thể dự đoán trước; mức độ đau dữ dội và kéo dài hơn cơn đau thắt ngực ổn định.

– Đau thắt ngực biến thể (Prinzmetal): do co thắt mạch vành, thường xảy ra vào nửa đêm khi người bệnh nghỉ ngơi.

– Đau thắt ngực vi mạch: Đau do co thắt các mạch động mạch nhỏ nhất của tim, làm giảm cung cấp máu cho tim.

Đau thắt ngực là triệu chứng bệnh mạch vành có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi

Mệt mỏi

Tình trạng mệt mỏi, kiệt sức là triệu chứng bệnh mạch vành khá phổ biến, nhất là khi mạch vành đã tắc hẹp nặng. Nguyên nhân mệt mỏi là do cơ tim không nhận được đủ lượng máu để duy trì chức năng bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tay chân, não bộ.

Khó thở

Khó thở là triệu chứng bệnh mạch vành dễ bị nhầm lẫn với bệnh đường hô hấp. Triệu chứng khó thở thường xuất hiện khá sớm, nguyên nhân là do khả năng hút máu nghèo oxy trở về của tim giảm, máu bị ứ tại phổi làm giảm lưu thông khí và trao đổi oxy. Người bệnh thường cảm thấy khó thở tăng lên khi nằm, cúi xuống hoặc vận động nặng.

Vã mồ hôi

Vã mồ hôi là triệu chứng bệnh mạch vành không đặc hiệu, thường xuất hiện cùng với cơn đau thắt ngực. Cơn đau chính là yếu tố tác động lên hệ thần kinh giao cảm, kích hoạt các tuyến mồ hôi bài tiết nhiều hơn.

Chóng mặt

Bệnh mạch vành khiến cho tim làm việc kém hiệu quả, không thể bơm đủ máu lên não, khiến người bệnh cảm thấy choáng váng, chóng mặt. Tuy nhiên những triệu chứng này cũng có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý khác.

Rối loạn nhịp tim

Khoảng 90% người bệnh mạch vành gặp phải tình trạng tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc bỏ nhịp. Mặc dù tim đập nhanh tới mức có cảm giác trống ngực, hồi hộp nhưng tim bơm máu lại kém hiệu quả do thời gian để tim đổ đầy máu quá ngắn.

Buồn nôn, ợ nóng

Tim bị thiếu máu nuôi dưỡng nên giảm khả năng bơm máu đến hệ tiêu hóa, kết quả là khả năng chuyển hóa và hấp thu thức ăn giảm; gây ra tình trạng khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa… Các triệu chứng bệnh mạch vành này thường dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng bệnh đường tiêu hóa nên dễ bị bỏ qua.

Ợ nóng là triệu chứng bệnh mạch vành dễ nhầm với bệnh tiêu hóa

Biện pháp giảm nhẹ triệu chứng bệnh mạch vành

Sau khi thăm khám và đã chắc chắn nguyên nhân gây ra các triệu chứng bất thường kể trên là do bệnh mạch vành, để kiểm soát triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị bạn áp dụng một số phương pháp điều trị sau:

Dùng thuốc

Để giảm nhanh cơn đau thắt ngực, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc giãn mạch, phổ biến nhất là nhóm nitrat như miếng dán, thuốc xịt hoặc viên nén nitroglycerin. Với những người bị đánh trống ngực, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chẹn beta để giảm nhịp tim, kéo dài thời gian đổ đầy máu về tim.

Một số nhóm thuốc khác được sử dụng kết hợp để giảm các yếu tố nguy cơ góp phần phát triển mảng xơ vữa, kiểm soát triệu chứng bệnh mạch vành hiệu quả hơn như thuốc chống đông máu, thuốc hạ áp, thuốc hạ mỡ máu…

Dùng sản phẩm thảo dược

Ngoài dùng thuốc theo đơn, một số sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược có tác dụng giãn mạch, hạ áp, ổn định nhịp tim, chống xơ vữa như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá… cũng hỗ trợ rất tốt để giảm nhanh triệu chứng bệnh mạch vành; điển hình là Vương Tâm Thống.

Theo thống kê của Báo Khoa học & Đời sống phối hợp cùng Tạp chí Sức khỏe & Môi trường, 97.76% người bệnh mạch vành đánh giá hài lòng về tình trạng sức khỏe sau khi dùng Vương Tâm Thống.

Trong đó có 94.62% người bệnh giảm rõ rệt triệu chứng đau tim, đau thắt ngực, nhói ở ngực; 36.32% người bệnh đã giảm khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp. Bạn có thể lắng nghe nhận định của chuyên gia Tim mạch đầu ngành về tác dụng của Vương Tâm Thống qua video dưới đây:

Tổng kết chương trình khảo sát người dùng về tác dụng của Vương Tâm Thống

Điều chỉnh lối sống

Một số thay đổi nhỏ trong lối sống cũng có thể giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng bệnh mạch vành. Do đó bạn cần:

– Ngưng hút thuốc lá nếu đang hút; hạn chế sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước trà đặc…

– Tăng cường luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, giúp tim làm việc hiệu quả hơn.

– Giảm lo lắng, căng thẳng bằng cách tham gia các hoạt động giải trí, ngủ đủ giấc, chia sẻ cùng người thân…

– Ăn uống khoa học: Ăn giảm muối, đường và chất béo; tăng cường bổ sung rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám, cá tươi… Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no vì cơn đau thắt ngực thường xảy ra sau một bữa ăn thịnh soạn.

Để giảm triệu chứng bệnh mạch vành, người bệnh cần điều chỉnh lối sốngĐể giảm triệu chứng bệnh mạch vành, người bệnh cần điều chỉnh lối sống

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được tiến hành để mở thông hoặc thay thế các động mạch bị tắc nếu chúng bị xơ vữa quá nặng và người bệnh không thể kiểm soát triệu chứng bệnh mạch vành nếu chỉ dùng thuốc.

– Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng một mạch máu từ một bộ phận khác của cơ thể (động mạch hiển ở chân, động mạch ngực trong) để tạo ra một mảnh ghép bắc qua động mạch bị tắc nghẽn.

– Nong mạch và đặt stent: Bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa một ống thông đến vị trí mạch bị tắc và bơm căng bóng ở đầu ống thông để nén mảng xơ vữa ép vào thành động mạch. Sau đó, bóng được rút ra và một stent (khung đỡ kim loại) được đặt lại để giữ cho động mach luôn mở rộng.

Hãy lắng nghe cơ thể để nhận diện các triệu chứng bệnh mạch vành, tránh bỏ lỡ cơ hội trị bệnh hiệu quả từ giai đoạn sớm. Mọi thắc mắc cần được tư vấn giải đáp thêm về bệnh mạch vành, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 0988.024.366 hoặc zalo 0972.053.003 để được tư vấn hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

97.76% người bệnh mạch vành hài lòng sau 1 tháng dùng Vương Tâm Thống

Chữa bệnh mạch vành bằng Đông y – Giải pháp an toàn mà hiệu quả

Dược sĩ Lê Lương

Ngày đăng: 22/01/2022


Nguồn tham khảo

Bài viết liên quan

Bệnh tim mạch

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu? Giải pháp để kéo dài tuổi thọ

Nhồi máu cơ tim là biến cố tim mạch nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong cao, hơn nữa còn để lại nhiều di…

Dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành có hiệu quả không?

Bệnh tim mạch

Dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành có hiệu quả không?

Ngày nay nhiều người đang có xu hướng kết hợp chữa bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim) bằng thảo dược song song với thuốc…

Bệnh tim mạch

Hẹp động mạch vành – Bệnh lý nguy hiểm không nên chủ quan

Hẹp động mạch vành là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể tiến triển nặng gâysuy tim, nhồi máu cơ tim, đe dọa…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày