Bạn có biết, cứ 34 giây lại có một người phải nhập viện vì cơn đau tim mà thủ phạm phổ biến là do xơ vữa động mạch vành. Bệnh thường diễn biến thầm lặng với các dấu hiệu mờ nhạt ban đầu, nhưng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm khi mảng xơ vữa gây bít tắc hoàn toàn nhánh động mạch. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Tóm tắt bài viết
- 1 Khái niệm xơ vữa động mạch vành
- 2 Nguyên nhân xơ vữa động mạch do đâu?
- 3 Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh xơ vữa động mạch?
- 4 Xơ vữa động mạch vành – Những triệu chứng không nên bỏ qua
- 5 Làm thế nào để chẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch?
- 6 Biến chứng nguy hiểm của bệnh xơ vữa động mạch
- 7 Phương pháp điều trị xơ vữa động mạch vành
- 8 Phẫu thuật điều trị xơ vữa mạch vành
Khái niệm xơ vữa động mạch vành
Xơ vữa động mạch là tình trạng lắng đọng và tích tụ chất béo, cholesterol cùng các thành phần khác (protein, canxi, tế bào hồng cầu già) tạo thành mảng xơ vữa trong lòng động mạch. Khi mảng xơ vữa dày lên và xơ cứng sẽ khiến động mạch bị xơ hóa làm cản trở lưu thông máu, cơ tim bị thiếu oxy và dưỡng chất gây nên nhiều triệu chứng, điển hình là các cơn đau thắt ngực điển hình.
Nguyên nhân xơ vữa động mạch do đâu?
Sự thay đổi nồng độ cholesterol khi nồng độ HDL – Cholesterol “tốt” bị giảm, LDL – Cholesterol “xấu” tăng lên khiến các chất béo bị tích tụ nhiều hơn, tạo điều kiện cho quá trình stress oxy hóa trong lòng động mạch làm sản sinh nhiều gốc tự do độc hại.
Chính yếu tố này đã làm tổn hại gây viêm lớp nội mạc mạch máu, cholesterol bị giữ lại tại đây. Lúc này, phản ứng miễn dịch càng được kích hoạt mạnh mẽ khiến mảng xơ vữa dần bị vôi hóa và dày lên như một “bức tường” cản trở dòng máu đến nuôi cơ tim, gây nên tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ. Nguy cơ nhồi máu cơ tim gia tăng khi các mảng xơ vữa bị nứt vỡ gây xuất huyết, tạo thành cục máu đông.
Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh xơ vữa động mạch?
Đây là bệnh lý tim mạch rất phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai, những đối tượng sau đây thường có nguy cơ cao hơn:
- Nam giới: có nguy cơ cao hơn so với nữ giới
- Tuổi tác: trên 65 tuổi
- Tiền sử gia đình: có người thân mắc bệnh tim mạch
- Thói quen hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc
- Bệnh mạn tính: tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu (nồng độ LDL cholesterol luôn ở mức cao)
- Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học: lạm dụng rượu bia, chất kích thích, căng thẳng kéo dài, béo phì…
Xơ vữa động mạch vành – Những triệu chứng không nên bỏ qua
Cơn đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình của bệnh xơ vữa động mạch. Cơn đau xuất phát từ chính giữa tim, sau đó lan đến vai, hàm, cổ và sau lưng. Thời gian của mỗi cơn đau thường rất ngắn, giảm dần sau khi dùng thuốc và nghỉ ngơi. Đau thắt ngực do xơ vữa động mạch thường xuất hiện đồng thời cùng các triệu chứng như:
- Khó thở mức độ tăng dần và đến khi bệnh tiến triển xấu sẽ thấy khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, khi ngủ
- Vã mồ hôi lạnh, buồn nôn, nôn
- Mệt mỏi, hoảng sợ không rõ nguyên nhân, chóng mặt, choáng váng
- Hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim
- Khó tiêu, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa…
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch?
Ngoài các triệu chứng kể trên, để kết luận chính xác bệnh xơ vữa động mạch, bạn cần đến thăm khám trực tiếp tại bệnh viện để được chỉ định các xét nghiệm bao gồm:
- Chụp X- quang tim, siêu âm tim, chụp cộng hưởng từ
- Xét nghiệm điện tâm đồ ngay cả khi nghỉ ngơi và vận động nhẹ
- Xét nghiệm máu đánh giá nồng độ cholesteron, canxi và C-reactive protein
- Xét nghiệm mạch vành sử dụng ống thông tim
Biến chứng nguy hiểm của bệnh xơ vữa động mạch
Khi mảng xơ vữa ngày một dày lên và xơ hóa nghiêm trọng có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:
- Nhồi máu cơ tim: cục máu đông có thể được hình thành khi mảng xơ vữa nứt vỡ, điều này sẽ làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch vành, gây nhồi máu cơ tim
- Suy tim: tình trạng thiếu máu cơ tim kéo dài khiến tim bị suy yếu theo thời gian
- Rối loạn nhịp tim mạn tính: mô tim thiếu oxy, dưỡng chất hay những tổn thương sau nhồi máu cơ tim là nguyên nhân ảnh hưởng đến dẫn truyền điện trong tim, gây rối loạn nhịp tim
Phương pháp điều trị xơ vữa động mạch vành
Hiện nay, căn cứ vào thể trạng và mức độ tổn thương lòng động mạch, các phương pháp được chỉ định bao gồm:
Điều chỉnh lối sống – Phương pháp ưu tiên số 1
Một lối sống lành mạnh vừa giúp tăng cường sức khỏe đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu hơn. Với bệnh mức độ nhẹ có thể chưa cần dùng thuốc điều trị, chỉ đơn giản là thay đổi chế độ sinh hoạt để loại bỏ các yếu tố nguy cơ như sau:
- Hạn chế đồ ăn chứa nhiều cholesterol “xấu” từ lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, đồ ăn chiên xào từ mỡ động vật… Ưu tiên sử dụng chất béo thực vật, dầu thực vật
- Tăng cường rau xanh, trái cây giàu chất xơ và vitamin
- Tập thể dục mỗi ngày: một chế độ luyện tập khoa học vừa giúp bạn duy trì cân nặng lí tưởng, đồng thời đẩy lùi nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch
- Bỏ thuốc lá vì khói thuốc lá chứa hơn 70 chất độc hại trong đó có chất nicotin là kẻ thù số một của các bệnh tim mạch
- Hạn chế rượu bia, chất kích thích, có thể lựa chọn một số loại trà thảo dược như trà xanh, trà hoa cúc…
- Kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, đường huyết bằng cách tuân thủ dùng thuốc và thăm khám định kỳ
Thuốc tây điều trị xơ vữa động mạch
Một số thuốc được chỉ định để giúp ổn định mảng xơ vữa, phòng ngừa biến chứng bao gồm: thuốc chống đông, thuốc giãn mạch, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển…. Việc sử dụng thuốc cần có sự kê đơn và theo dõi thường xuyên của bác sĩ chuyên khoa.
Thảo dược trong điều trị bệnh xơ vữa động mạch
Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm… là những thảo dược quý tốt cho tim, nhờ tác dụng giãn mạch hoạt huyết, giảm cholesterol máu, ổn định huyết áp, kháng viêm và chống cục máu đông hiệu quả. Nhận định về vấn đề này, GS. TS Phạm Gia Khải – Nguyên chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam cũng cho rằng, khi sử dụng sớm những loại thảo dược này sẽ giúp tầm soát tốt các triệu chứng như đau ngực, khó thở, mệt mỏi… và hạn chế được nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim xảy ra khi bệnh xơ vữa mạch vành tiến triển.
Hiện nay, việc sử dụng các thảo dược này trở nên dễ dàng và tiện dụng hơn nhờ các thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Vương Tâm Thống để giúp tăng cường hiệu quả trị bệnh. Bạn hãy cũng lắng nghe nhận định của Giáo sư và chia sẻ của những người đã sử dụng giải pháp này hiệu quả:
TS Phạm Gia Khải đánh giá lợi ích chữa xơ vữa mạch vành bằng thảo dược
Bí quyết trị tắc hẹp động mạch vành 96% nhờ giải pháp thảo dược
Vương Tâm Thống – Giải pháp toàn diện cho các bênh tim mạch
Phẫu thuật điều trị xơ vữa mạch vành
Với những trường hợp bị xơ vữa động mạch vành mức độ nặng có nguy cơ biến chứng, bác sĩ sẽ cân nhắc một số phương pháp phẫu thuật như sau:
- Nong mạch, đặt stent động mạch vành: sử dụng một ống thông có gắn bóng và stent đưa đến vị trí lòng mạch bị tắc hẹp. Tại đây, bóng nong này được bơm căng để giúp nới rộng lòng động mạch, tạo điều kiện cho dòng máu lưu thông, sau đó đặt stent ở đây để giúp gia cố đoạn động mạch này.
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch: dùng một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch khỏe mạnh để bắc ngang, thay thế vị trí mạch vành bị tắc nghẽn.
- Phương pháp tăng cường chu kỳ tim (EECP): bằng thiết bị EECP, một lực cơ học được tạo ra để tác động lên các mạch máu ở chân, giúp tăng cường lưu lượng máu đến tim
Đọc đến đây, hy vọng bạn đã tự trang bị cho mình những kiến thức hữu ích về bệnh xơ vữa động mạch vành để tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Trong đó, việc sinh hoạt lành mạnh và thăm khám sức khỏe đình kỳ là yếu tố then chốt nhất.