Xinchaobacsy.com

Thiếu máu cơ tim ở người trẻ – Bệnh tim mạch đáng báo động!

Mặc dù thiếu máu cơ tim ở người trẻ tuổi không phổ biến như người già nhưng căn bệnh này lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và hạn chế về mặt tài chính cho người bệnh. Thực tế là có rất nhiều yếu tố nguy cơ khiến cho tỷ lệ mắc thiếu máu cơ tim ở độ tuổi dưới 40 tuổi ngày càng gia tăng. Hãy cùng tìm hiểu về tình trạng đáng báo động này trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim ở người trẻ

Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim ở người trẻ cũng như người cao tuổi đa phần đều do sự xuất hiện của mảng xơ vữa trong lòng mạch. Chúng có thể khởi phát từ khi bạn còn nhỏ, thậm chí là trong thời kỳ bào thai. Theo thời gian, dưới tác động của nhiều yếu tố, mảng xơ vữa sẽ phát triển ngày một dày lên gây tắc nghẽn động mạch và làm giảm lượng máu đến nuôi tim.

Một số nguyên nhân khác hiếm gặp hơn có thể gây thiếu máu cơ tim ở người trẻ là sự bất thường động mạch vành bẩm sinh, co thắt mạch vành, viêm động mạch, rối loạn mô liên kết, bệnh tự miễn…

Các yếu tố nguy cơ làm phát triển xơ vữa động mạch mà người trẻ cần lưu ý là:

– Thói quen hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường phải hít nhiều khói thuốc

– Sử dụng ma túy, cocain, bia, rượu…

– Thừa cân, béo phì.

– Lười vận động, đặc thù công việc thường phải ngồi một chỗ.

– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm (nam dưới 55 tuổi và nữ dưới 65 tuổi).

– Chế độ ăn nhiều chất béo, thói quen dùng đồ ăn nhanh.

– Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài.

Biểu hiện bệnh thiếu máu cơ tim ở người trẻ

Cơ tim không nhận được đủ máu trong thời gian dài sẽ gây ra một số triệu chứng như:

– Đau thắt ngực: Cơn đau thường kéo dài một vài phút rồi biến mất khi bạn nghỉ ngơi. Nếu cơn đau kéo dài trên 30 phút và không thuyên giảm dù đã được nghỉ ngơi đầy đủ thì hãy nghĩ ngay đến nhồi máu cơ tim. Ở phụ nữ có thể gặp phải hiện tượng đau lan ra cổ, vai, hàm, cánh tay trái hoặc lan ra sau lưng.

– Mệt mỏi: Tim không nhận được đủ máu nên không thể đảm bảo bơm máu đi nuôi cơ thể đầy đủ, khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi.

– Khó thở: Khả năng hút máu trở về tim giảm khiến máu ứ đọng tại phổi là nguyên nhân gây ra khó thở.

– Tim đập nhanh: Trong giai đoạn đầu, tim phải nỗ lực tăng số nhịp đập để bù đắp lượng máu bị thiếu hụt.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như vã mồ hôi, choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu…

Đau thắt ngực là biểu hiện của thiếu máu cơ tim ở người trẻ

Bạn đang lo lắng vì những cơn đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi… do thiếu máu cơ tim thường xuyên ghé thăm? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 0988.024.366 hoặc zalo 0972.053.003 để được tư vấn giải pháp trị tốt nhất.

Biến chứng bệnh thiếu máu cơ tim ở người trẻ

Mặc dù thể lực ở người trẻ tốt hơn người già nhưng nếu không điều trị tốt thiếu máu cơ tim, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc phải một số biến chứng như:

– Nhồi máu cơ tim: Mảng xơ vữa động mạch phát triển quá dày có thể gây nứt vỡ, làm xuất hiện cục máu đông gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành và hoại tử một vùng cơ tim. Tình trạng này gọi là nhồi máu cơ tim – một biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng cần được cấp cứu kịp thời.

– Suy tim: Tim không nhận được đủ máu để duy trì khả năng co bóp trong thời gian dài sẽ dẫn tới suy tim.

– Rối loạn nhịp tim: do tim phải tăng cường co bóp để đáp ứng đủ nhu cầu máu cho cơ thể trong thời kỳ đầu. Ngoài ra, di chứng từ nhồi máu cơ tim để lại vết sẹo trong tim cũng là nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp tim.

Điều trị thiếu máu cơ tim ở người trẻ bằng cách nào?

Người trẻ tuổi hiếm khi mắc kèm các bệnh lý tuổi già như tăng huyết áp, tiểu đường… nên khả năng đáp ứng với điều trị sẽ tốt hơn người cao tuổi. Hiện nay, có 4 phương pháp chính để điều trị thiếu máu cơ tim ở người trẻ đó là:

Sử dụng thuốc

Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau thắt ngực, mệt mỏi… thường xuyên thì cần phải sử dụng một số loại thuốc để giảm nhẹ triệu chứng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm. Các nhóm thuốc thường dùng là:

– Thuốc nitrat: Nitroglycerrin là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để giảm nhẹ và dự phòng cơn đau thắt ngực cho người bệnh thiếu máu cơ tim.

– Thuốc ức chế men chuyển angiotensin: như capttopril, enallapril, perindoprill… để hạ huyết áp, cải thiện khả năng bơm máu của tim.

– Thuốc chẹn kênh canxi: giúp hạ huyết áp, giảm gánh nặng cho tim.

– Thuốc chống đông máu: phòng ngừa cục máu đông gây biến chứng tắc mạch.

– Thuốc chẹn beta: giúp làm giảm nhịp tim nhanh, hạ huyết áp.

Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần chú ý theo dõi và phát hiện các triệu chứng bất thường do tác dụng phụ của thuốc gây ra để kịp thời xử trí (nếu có).

Giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim   

Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc khi dùng dài ngày, người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc cùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Với các thành phần có tác dụng chống xơ vữa động mạch như Bồ hoàng, kết hợp cùng thảo dược giúp loại bỏ mỡ máu, giãn mạch tốt như Sơn tra, Hoàng bá và chống đông máu tự nhiên từ Natto, Vương Tâm Thống chính là giải pháp tối ưu để kiểm soát mọi yếu tố nguy cơ thúc đẩy xơ vữa động mạch tiến triển, giảm nhanh triệu chứng và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm do thiếu máu cơ tim gây ra ở người trẻ.

Đó cũng chính là bí quyết mà nhiều người bệnh cao tuổi bị xơ vữa động mạch vành nặng muốn gửi tới những người trẻ không may mắc mắc phải căn bệnh này. Bạn hãy lắng nghe chia sẻ của họ qua video dưới đây:

Người bệnh thiếu máu cơ tim chia sẻ bí quyết trị bệnh hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin về sản phẩm hỗ trợ dành cho người bị thiếu máu cơ tim Vương Tâm Thống

Lợi ích của Bồ hoàng trong điều trị thiếu máu cơ tim

Phẫu thuật

Theo các chuyên gia Tim mạch, can thiệp phẫu thuật quá sớm ở người trẻ sẽ có tiên lượng xấu về sau. Vì vậy, phẫu thuật chỉ được thực hiện trong trường hợp áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả. Những phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng phổ biến hiện nay là:

– Nong mạch, đặt stent mạch vành: Áp dụng cho người bệnh thiếu máu cơ tim do tắc hẹp mạch vành trên 70%, dùng thuốc điều trị không đỡ. Phương pháp này có thể thực hiện bằng đường ống qua luồn qua da, không cần can thiệp mổ hở.

– Bắc cầu động mạch vành: được chỉ định khi người bệnh bị tắc hẹp mạch vành ở nhiều điểm, không thể can thiệp đặt stent mạch vành. Phương pháp này cần phải mổ hở nên nguy cơ biến chứng cao hơn đặt stent mạch vành.

Thay đổi lối sống khoa học

Người trẻ thường ít quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, đó là một trở ngại không nhỏ đối với quá trình điều trị. Ngay từ khi phát hiện bị thiếu máu cơ tim, người bệnh cần lưu ý:

– Về chế độ ăn: Tập thói quen ăn nhạt, giảm lượng muối xuống dưới 6g/ngày. Hạn chế các loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có ga… Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ từ rau quả, trái cây, ngũ cốc nguyên cám… Hạn chế các loại đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, chứa nhiều chất béo có hại cho tim mạch như bánh rán, gà rán, xúc xích, các loại thịt đỏ, nội tạng động vật…

– Không hút thuốc lá, thuốc lào hay sử dụng bất kỳ loại chất kích thích nào khác. Hạn chế uống nhiều bia rượu (chỉ nên uống giới hạn 1 lon bia hoặc 1 – 2 ly rượu vang mỗi ngày).

– Đi ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc căng thẳng, gắng sức quá độ.

– Thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ ít nhất mỗi năm một lần.

Đằng sau cuộc sống công nghiệp ngày càng văn minh phát triển cũng sẽ xuất hiện thêm nhiều điều tiêu cực khiến tỷ lệ mắc thiếu máu cơ tim ở người trẻ tăng cao đột biến. Ngay từ bây giờ, người trẻ cần nâng cao ý thức tuân thủ lối sống khoa học để phòng tránh và quản lý bệnh hiệu quả.

Ds. Lê Lương