Suy mạch vành là nguyên nhân gây ra 370.000 ca tử vong mỗi năm tại Mỹ, đây cũng là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất trên toàn thế giới. Sự tiến triển âm thầm và phức tạp của bệnh đã khiến nhiều người bệnh chủ quan và lãnh hậu quả đáng tiếc về sau.
Tóm tắt bài viết
Suy mạch vành là gì?
Suy mạch vành là tình trạng các động mạch vành bị thu hẹp, làm cản trở lưu lượng máu đến nuôi tim. Nguyên nhân gây suy mạch vành thường liên quan đến sự xuất hiện của các mảng xơ vữa bám bên trong thành động mạch. Bệnh có thể khởi phát từ khi bạn còn rất trẻ, bắt nguồn từ những tổn thương tại lớp lót bên trong thành mạch máu. Tại vị trí tổn thương đó, cholesterol, canxi, chất thải tế bào và các tế bào máu sẽ tích tụ và hình thành nên mảng xơ vữa, gây tắc nghẽn lòng mạch. Một số trường hợp suy mạch vành hiếm gặp khác lại do mạch vành bị co thắt, dị dạng động mạch vành bẩm sinh.
Các yếu tố nguy cơ gây suy mạch vành
Một số yếu tố nguy cơ dưới đây được chứng minh có liên quan đến sự phát triển của suy mạch vành là:
– Người cao tuổi (đặc biệt là trên 65 tuổi).
– Thừa cân, béo phì
– Bệnh tiểu đường
– Huyết áp cao
– Rối loạn lipid máu
– Stress, căng thẳng kéo dài.
– Lười vận động thể chất
– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim khi còn trẻ.
– Hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường phải hít khói thuốc nhiều.
– Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn mặn, nhiều chất béo, tinh bột, đường…
– Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị suy mạch vành cao hơn và mắc bệnh sớm hơn so với phụ nữ, nhưng nguy cơ này ngang nhau ở cả 2 giới từ 70 tuổi trở đi.
Triệu chứng suy mạch vành
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh suy mạch vành là đau thắt ngực. Người bệnh sẽ cảm thấy ngực căng tức, cảm giác như có vật nặng đè lên hoặc bỏng rát, đau nhói như kim châm, đôi khi có thể bị nhầm với chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Cơn đau thắt ngực thường xuất hiện ở ngực trái, có thể lan xuống vai trái, cánh tay, cổ, lưng hoặc hàm trái. Các triệu chứng khác của bệnh suy mạch vành là:
– Khó thở
– Tim đập nhanh hoặc đập bỏ nhịp.
– Chóng mặt
– Buồn nôn, nôn mửa.
– Mệt mỏi
– Đổ mồ hôi
Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của suy mạch vành
Chẩn đoán suy mạch vành
Để biết chính xác bạn có bị suy mạch vành hay không, bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng, tiền sử bệnh và yếu tố nguy cơ của bạn. Đồng thời yêu cầu bạn thực hiện một số các xét nghiệm chẩn đoán sau:
– Điện tâm đồ: có thể thực hiện khi người bệnh chạy trên máy chạy bộ để kiểm tra hoạt động điện do tim tạo ra khi nghỉ ngơi và khi hoạt động.
– Xét nghiệm máu: giúp đánh giá các yếu tố nguy cơ và xác định tổn thương tim dựa vào nồng độ các chất chỉ điểm trong máu.
– Chụp mạch vành: nhằm xác định vị trí, mức độ tắc nghẽn mạch vành.
– Siêu âm tim: giúp quan sát cấu trúc trong tim, hoạt động bơm của tim và hướng di chuyển của dòng máu.
– Chụp X quang, CT, MRI: để xem xét cấu trúc bên trong tim, mạch vành và lồng ngực.
Biến chứng của suy mạch vành
Suy mạch vành có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như sau:
– Nhồi máu cơ tim: xảy ra khi động mạch vành của bạn bị tắc nghẽn hoàn toàn khiến một phần cơ tim không nhận đủ oxy trong thời gian dài, dẫn tới hoại tử không hồi phục.
– Suy tim: Tim trở nên suy yếu vì không được nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng hoặc do tổn thương sau nhồi máu cơ tim.
– Nhịp tim bất thường (rối loạn nhịp tim): nguyên nhân là do cơ tim không nhận được đủ máu để duy trì nhịp đập như bình thường hoặc tim bị tổn thương sau nhồi máu sẽ để lại những vết sẹo làm cản trở đến sự dẫn truyền điện trong tim.
Các phương pháp điều trị suy mạch vành
Điều chỉnh lối sống để giảm các yếu tố nguy cơ
Bước đầu tiên trong điều trị bệnh suy mạch vành là giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách thay đổi lối sống. Cụ thể như sau:
– Tuyệt đối không hút thuốc: Nếu bạn đang hút thuốc, hãy từ bỏ càng sớm càng tốt.
– Khám sức khỏe định kì và kiểm tra các chỉ số cholesterol, huyết áp, đường huyết thường xuyên để đảm bảo các chỉ số này trong giới hạn an toàn.
– Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim: ăn nhạt; cắt giảm đường, tinh bột, chất béo bão hòa (có trong thịt đỏ, mỡ, phủ tạng động vật) và chất béo chuyển hóa (có trong thực phẩm chiên rán sẵn). Đồng thời tăng cường bổ sung nhiều chất xơ, vitamin, chất béo có lợi cho tim mạch.
– Hạn chế sử dụng rượu bia: uống giới hạn một ly rượu vang nhẹ (nửa lon bia)/ngày đối với phụ nữ và 2 ly rượu vang nhẹ (1 lon bia)/ngày đối với nam giới.
– Tăng cường vận động: Tập thể dục giúp bạn giảm cân, nâng cao thể trạng và giải tỏa căng thẳng. Các bài tập thích hợp cho người bệnh suy mạch vành mới bắt đầu luyện tập là đi bộ nhẹ, đạp xe, yoga, thiền tịnh…
Thuốc điều trị suy mạch vành
Bạn có thể cần dùng thuốc để giảm triệu chứng; kiểm soát các yếu tố nguy cơ như cholesterol máu, huyết áp hoặc điều trị các bệnh lý khác mà bạn đang mắc phải. Một số nhóm thuốc thường dùng là:
– Thuốc chống đông máu aspirin, clopidogrel…
– Thuốc hạ mỡ máu bao gồm nhóm statin, niacin, fibrat và chất nhựa cô lập axit mật.
– Thuốc chống loạn nhịp tim, hạ huyết áp nhóm chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi.
– Thuốc giãn mạch, trị đau thắt ngực nitroglycerin, ranolazine, trimetazidine…
– Thuốc giãn mạch, hạ áp: nhóm ức chế men chuyển ACE, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB)…
Sử dụng thảo dược
Bên cạnh các thuốc tây y, một số thảo dược như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá… cũng đã được nghiên cứu chứng minh là mang lại nhiều công dụng hữu ích trong điều trị bệnh suy mạch vành như tăng tính đàn hồi thành mạch, chống xơ vữa, chống cục máu đông. Trên cơ sở đó, các nhà Dược học đã bào chế nên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống chứa chiết xuất Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá… để trợ lực cùng thuốc tây giúp giải quyết nhanh triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do suy mạch vành gây ra. Khảo sát thống kê cho thấy, có tới 97,76% người bệnh suy mạch vành đánh giá rất hài lòng khi tình trạng đau ngực, khó thở, tim đập nhanh… được cải thiện rõ rệt sau khi sử dụng sản phẩm này. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ từ người bệnh và đánh giá của chuyên gia Tim mạch về kết quả khảo sát tại video dưới đây:
Tổng kết khảo sát mức độ hài lòng của người dùng Vương Tâm Thống
Can thiệp phẫu thuật
Một số phẫu thuật dưới đây có thể được áp dụng cho người bệnh khi mạch vành tắc hẹp trên 70% và không thể kiểm soát triệu chứng bằng thuốc:
– Phẫu thuật bằng laser: để tạo ra một số lỗ rất nhỏ trên tim nhằm kích thích sự hình thành các mạch máu mới thay thế cho mạch máu bị tắc nghẽn.
– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một đoạn mạch máu từ bộ phận khác của cơ thể để tạo ra một cầu nối bắc qua động mạch bị tắc nghẽn.
– Nong mạch và đặt stent: Bác sĩ sẽ đưa một ống thông luồn vào động mạch để bóng nong đến vị trí mạch vành bị tắc nghẽn. Khi bóng được thổi phồng sẽ nén các mảng xơ vữa vào thành động mạch và một stent (ống lưới bằng kim loại) được đặt lại để giữ cho động mạch luôn được mở rộng.
Nếu người bệnh không thể thực hiện phẫu thuật xâm lấn hoặc dùng thuốc không thuyên giảm, phương pháp phản xung động ngoại biên tăng cường (EECP) có thể được áp dụng. Bác sĩ sẽ dùng những băng quấn vải quấn quanh chân và bơm căng để ép các mạch máu ở phần dưới cơ thể nhằm cải thiện lưu lượng tuần hoàn đến tim.
Suy mạch vành có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, vì vậy bạn cần có ý thức phòng ngừa căn bệnh ngay từ khi còn trẻ. Nếu không may mắc phải suy mạch vành, hãy tuân thủ dùng thuốc kết hợp cùng những sản phẩm hỗ trợ để phòng tránh nguy cơ bệnh tiến triển nặng và can thiệp phẫu thuật phức tạp về sau.
Bồ hoàng – Thảo dược vàng dành cho người bệnh tim mạch
97.76% người bệnh mạch vành hài lòng sau 1 tháng dùng Vương Tâm Thống
Ngày đăng: 06/05/2021