Bạn có biết, gần 25% trường hợp mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính đã tử vong hoặc nhập viện cấp cứu chỉ trong vòng 6 tháng kể từ khi phát hiện bệnh, đặc biệt là ở người cao tuổi và những người có bệnh lý nền trước đó. Vậy làm thế nào để ngăn chặn những rủi ro và giúp người bệnh sống lâu hơn nếu không may bị thiếu máu cơ tim? Hãy cùng tìm hiểu giải pháp ngay sau đây.
Tóm tắt bài viết
- 1 Giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn
- 2 Những ai có nguy cơ cao bị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn?
- 3 Triệu chứng bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn
- 4 Các biến chứng tiềm ẩn của bệnh thiếu máu cơ tim
- 5 Các phương pháp chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn
- 6 Điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn
Giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn
Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn hay còn gọi là bệnh mạch vành mạn tính, chỉ tình trạng động mạch vành (đảm nhiệm vai trò cung cấp máu nuôi tim) bị tắc hẹp do sự xuất hiện của mảng xơ vữa tích tụ bên trong lòng mạch, kết quả là làm giảm lưu lượng máu đến một vùng cơ tim. Khi mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn sẽ gây chết một vùng cơ tim cục bộ, dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Những ai có nguy cơ cao bị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn?
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thiếu máu cơ tim là:
– Bệnh tiểu đường
– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim
– Mỡ máu cao
– Huyết áp cao
– Béo phì
– Lười vận động thể chất
– Tuổi cao: nam giới trên 50 tuổi và phụ nữ qua tuổi tiền mãn kinh.
– Hút thuốc lá, thuốc lào và sử dụng các chất kích thích khác.
Triệu chứng bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn
Hầu hết những người bị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn nhẹ (mạch vành tắc hẹp dưới 50%) thì gần như không gặp phải triệu chứng gì vì lượng máu đến nuôi tim chưa bị giảm đáng kể. Khi quá trình xơ vữa động mạch tiến triển, đặc biệt là nếu không được điều trị, các triệu chứng sẽ xuất hiện.
Cơn đau thắt ngực là triệu chứng điển hình nhất của bệnh tim thiếu máu cục bộ, được đặc trưng bởi cảm giác đau nhói hoặc như có vật nặng đè lên giữa ngực, hơi lệch về bên trái. Cơn đau có thể lan tỏa ra ngực, lên vai, hàm, xuống lưng hoặc cánh tay trái. Đau thắt ngực thường trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh gắng sức hoặc căng thẳng về cảm xúc và được giải tỏa ngay khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch nitroglycerin.
Một số triệu chứng khác mà người bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn có thể gặp phải là:
– Mệt mỏi cùng cực
– Hụt hơi
– Chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu
– Tim đập nhanh
– Sưng phù chân
– Bụng trướng
– Ho do tích tụ chất lỏng trong phổi
– Khó ngủ
– Tăng cân
Các biến chứng tiềm ẩn của bệnh thiếu máu cơ tim
Bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được quản lý điều trị chặt chẽ. Chẳng hạn như:
– Rối loạn nhịp tim: 90% người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ đều gặp phải vấn đề rối loạn nhịp tim.
– Suy tim sung huyết: do cơ tim không nhận được đủ máu nuôi dưỡng để thực hiện khả năng bơm máu như bình thường.
– Nhồi máu cơ tim: do mảng xơ vữa phát triển quá dày và bị nứt vỡ, cục máu đông hình thành sẽ gây tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành, gây nhồi máu cơ tim.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn
– Xét nghiệm máu để đo nồng độ cholesterol và chất béo trung tính trong máu của bạn
– Kiểm tra hình ảnh bên trong lòng động mạch vành bằng các phương pháp như chụp mạch vành, X-quang, chụp CT hoặc MRI.
– Siêu âm tim để đánh giá cấu trúc bên trong tim của bạn bằng năng lượng sóng siêu âm.
– Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG) giúp ghi lại hoạt động điện trong tim của bạn.
– Kiểm tra gắng sức tim để theo dõi khả năng làm việc của tim khi vận động.
– Sinh thiết cơ tim để thu thập và phân tích một mẫu mô nhỏ từ cơ tim của bạn.
Điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn
Thuốc điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim
Các loại thuốc thường được dùng để giảm nguy cơ phát triển thiếu máu cơ tim cục bộ và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu cho người bệnh là:
– Thuốc chẹn beta: giúp giảm huyết áp và nhịp tim, đặc biệt ở những người đã từng có tiền sử nhồi máu cơ tim.
– Nhóm nitrat: điển hình nhất là Nitroglycerin. Dạng thuốc này có nhiều dạng bào chế như miếng dán, thuốc xịt hoặc viên nén. Những chất này giúp mở rộng động mạch vành và làm dịu cơn đau ngực.
– Thuốc ức chế men chuyển: có tác dụng làm giảm huyết áp, làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn.
– Thuốc chẹn kênh canxi: có tác dụng giãn động mạch vành, cải thiện lưu lượng máu đến tim và hạ huyết áp.
– Statin: Một đánh giá năm 2019 cho thấy mặc dù dùng statin không thể làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhưng chúng có thể ngăn ngừa sự phát triển bệnh và giảm thiểu nguy cơ đau tim.
– Thuốc chống đông máu aspirin: Trước đây, aspirin đã được sử dụng để giảm nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên, các hướng dẫn hiện hành chỉ khuyến cáo dùng thuốc cho những người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đau thắt ngực… do có thể làm tăng nguy cơ chảy máu quá mức khi dùng.
Bên cạnh thuốc điều trị, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên kết hợp sử dụng cùng những sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, chống xơ vữa động mạch nhằm tăng cường lưu thông tuần hoàn máu đến nuôi tim và ngăn ngừa bệnh tiến triển như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm… Giải pháp này vừa giúp kiểm soát hiệu quả triệu chứng, vừa hạn chế được sự lệ thuộc vào thuốc tây cho người bệnh.
Vương Tâm Thống và những lợi ích thiết thực cho người bệnh tim mạch
Cách điều trị thiếu máu cơ tim để giảm biến chứng, tăng tuổi thọ
Thay đổi lối sống
Bạn nên tập trung vào các chiến lược thay đổi lối sống theo hướng tích cực để giảm nguy cơ xơ vữa động mạch tiến triển, chẳng hạn như:
– Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh: Cắt giảm muối ăn và các thực phẩm giàu chất béo, đường. Tăng cường bổ sung chất xơ từ rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám… để hạn chế hấp thu chất béo, cải thiện chỉ số mỡ máu, huyết áp hiệu quả.
– Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Hạn chế uống nhiều bia rượu, cà phê.
– Thường xuyên tập thể dục với cường độ vừa phải, duy trì ít nhất 30 phút mỗi ngày.
– Hạn chế lo lắng, căng thẳng bằng cách tham gia các chương trình giải trí, trò chuyện với người thân, tập thể dục…
– Khám sức khỏe tim mạch định kì ít nhất 1 năm 1 lần.
Phẫu thuật
Các phương pháp phẫu thuật sau đây có thể làm tăng lưu lượng máu đến nuôi tim khi mạch vành đã trở nên quá hẹp và các triệu chứng không thuyên giảm sau khi dùng thuốc:
– Phẫu thuật bằng laser: là phương pháp dùng năng lượng laser để tạo ra những lỗ rất nhỏ trên cơ tim, từ đó có thể kích thích sự hình thành các mạch máu mới.
– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn mạch máu khỏe mạnh lấy từ vị trí khác của cơ thể để tạo ra một mảnh ghép bắc qua động mạch bị tắc nghẽn. Đoạn mạch cấy ghép thường lấy từ động mạch hoặc tĩnh mạch kheo chân, động mạch ngực trong.
– Nong mạch và đặt stent: Bác sĩ sẽ luồn một ống thông từ cánh tay hoặc bẹn đến vị trí đoạn mạch vành bị tắc hẹp. Sau đó, bóng nong ở đầu sẽ được bơm căng để nén mảng xơ vữa vào thành động mạch. Để giữ cho động mạch luôn được mở rộng, bác sĩ sẽ để lại một stent dạng ống lưới bằng kim loại.
Như vậy, bệnh thiếu máu cơ tim hoàn toàn có thể được điều trị thành công bằng thuốc men và phẫu thuật. Tốt hơn nữa, bạn có thể phòng ngừa và giảm nguy cơ bệnh tiến triển bằng cách tuân thủ lối sống lành mạnh và sử dụng sản phẩm bổ tim phù hợp.