Bệnh tim thiếu máu cục bộ – Bệnh nguy hiểm không thể chủ quan!

Bệnh tim thiếu máu cục bộ – Bệnh nguy hiểm không thể chủ quan!

Bệnh tim thiếu máu cục bộ rất nguy hiểm, chỉ cần chủ quan sơ sẩy thì những biến chứng nguy hiểm có thể ập đến bất chợt khiến bạn không kịp trở tay. Chính vì vậy ngay từ bây giờ, bạn cần phải tự trang bị cho những kiến thức cơ bản về bệnh để từ đó tìm cho mình giải pháp điều trị phù hợp nhất, giảm thiểu mọi nguy cơ rủi ro.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim thiếu máu cục bộ

Bệnh tim thiếu máu cục bộ chỉ tình trạng một vùng cơ tim không nhận được đủ máu nuôi dưỡng, nguyên nhân thường là do sự có mặt của mảng xơ vữa bám vào thành động mạch gây cản trở dòng máu đến nuôi tim.

Mảng xơ vữa có thể khởi phát từ khi bạn còn trẻ, bắt đầu bằng những “vệt mỡ” trên thành mạch lắng đọng tại vị trí mạch vành bị tổn thương. Theo thời gian, sự tích tụ của các chất thải trong máu, protein, cholesterol, canxi kết hợp cùng yếu tố viêm khiến mảng xơ vữa ngày một dày hơn, gây tắc nghẽn lòng mạch. Ngoài ra có những trường hợp thiếu máu tim cục bộ lại do co thắt mạch vành hoặc cầu cơ tim mà không hề có sự xuất hiện của mảng xơ vữa.

Nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố sau, nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ của bạn càng tăng lên:

– Tuổi cao, nhất là độ tuổi từ 65 trở lên.

– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim sớm (nam giới dưới 55 tuổi và nữ giới dưới 65 tuổi).

– Các bệnh mắc kèm khác như cao huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường…

– Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích khác.

– Lười tập thể dục, thói quen làm việc tĩnh tại 1 chỗ.

Mảng xơ vữa là nguyên nhân chính gây thiếu máu cơ tim cục bộ

Biểu hiện của bệnh tim thiếu máu cục bộ

Triệu chứng của thiếu máu cơ tim cục bộ thường khá mờ nhạt trong giai đoạn đầu do lượng máu đến nuôi tim chưa bị giảm quá nhiều. Khi mạch vành bị tắc hẹp nặng, người bệnh sẽ dần cảm nhận những triệu chứng bệnh rõ nét hơn.

Triệu chứng điển hình nhất là cơn đau thắt ngực xuất hiện ở phía sau xương ức (giữa tim hoặc hơi lệch về bên trái). Người bệnh thường cảm thấy như có vật nặng đè lên tim hoặc đau nhói, bỏng rát như bị kim châm. Cơn đau có thể lan tỏa lên vai, cổ hàm hoặc lan ra sau lưng… Tuy nhiên vẫn có khoảng 5% trường hợp thiếu máu tim nhưng không bị đau ngực, được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng.

Đau thắt ngực còn được chia thành 2 dạng là đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định. Trong đó, đau thắt ngực ổn định sẽ xuất hiện trong những thời điểm nhất định như vận động gắng sức, stress tâm lý; mức độ đau sẽ giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch. Còn đối với đau thắt ngực không ổn định, cơn đau có thể đến bất chợt mà không thể dự đoán trước, mức độ đau dữ dội hơn và dùng thuốc hay nghỉ ngơi cũng không thuyên giảm. Nó thường là dấu hiệu cảnh báo một cơn nhồi máu cơ tim sắp sửa xảy đến.

Một số triệu chứng khác mà người bệnh có thể gặp phải là:

– Mệt mỏi thường xuyên hơn.

– Ho khan.

– Hụt hơi, khó thở.

– Đánh trống ngực.

– Toát mồ hôi lạnh.

– Triệu chứng giống với bệnh tiêu hóa: ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn, nôn…

Làm thế nào để biết bạn có mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ hay không?

Để chẩn đoán chính xác bạn có bị bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ hay không, bác sỹ sẽ tiến hành một số phương pháp như xét nghiệm máu; chụp X – quang, CT hoặc MRI lồng ngực; điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp mạch vành, kiểm tra khả năng gắng sức tim…

Biến chứng nguy hiểm từ bệnh tim thiếu máu cục bộ

Bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể gây ra nhiều biến chứng trên tim mạch nguy hiểm đe dọa tính mạng như:

– Nhồi máu cơ tim: Mảng xơ vữa nứt vỡ sẽ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành, vùng cơ tim bị cắt đứt nguồn máu nuôi dưỡng sẽ bị hoại tử không thể phục hồi. Đây là tình trạng cần được cấp cứu khẩn cấp vì chỉ cần chậm trễ, nguy cơ tử vong sẽ rất cao.

– Suy tim: Thiếu máu cơ tim khiến tim không nhận được đủ dưỡng chất để duy trì khả năng bơm máu như bình thường, dẫn tới suy tim.

– Rối loạn nhịp tim: Do cơ tim bị thiểu dưỡng lâu ngày sẽ đáp ứng chậm với các xung điện trong hoặc tổn thương tim sau cơn nhồi máu có thể tạo ra sẹo tim, gây rối loạn dẫn truyền điện trong tim.

Các phương pháp điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ

Lối sống khoa học

Duy trì lối sống khoa học là lời khuyên mà tất cả các bác sỹ tim mạch đều khuyến cáo tới người bệnh tim thiếu máu cục bộ để bệnh không tiến triển nặng thêm. Theo đó bạn cần:

– Thực hiện một chế độ ăn giảm muối, đường, chất béo có hại cho tim như thịt đỏ; mỡ, da và nội tạng động vật; thay vào đó là tăng cường khẩu phần rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám và thịt trắng đến từ cá biển, thịt gia cầm đã lọc bỏ da…

– Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, thuốc lào hay các chất kích thích khác.

– Duy trì luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để đảm bảo cân nặng lý tưởng, giảm nguy cơ béo phì, thừa cân và mỡ máu cao.

Dùng thuốc theo chỉ định

Bạn cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ bao gồm thời gian dùng, loại thuốc. liều dùng; hãy đặt đồng hồ báo thức thời gian uống thuốc để tránh bị quên liều. Một số nhóm thuốc thường dùng là thuốc hạ mỡ máu, hạ huyết áp, giảm đau thắt ngực và thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc hạ đường huyết… Trong quá trình sử dụng thuốc bạn cần được thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và xử trí các tác dụng phụ của thuốc (nếu có).

Phẫu thuật

Nếu sử dụng thuốc nhưng không còn hiệu quả, mạch vành tắc hẹp nặng trên 70% và có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật nong mạch vành, đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu nếu động mạch vành bị tắc hẹp tại nhiều nhánh. Với người bệnh có rối loạn nhịp tim, có thể cân nhắc đặt máy khử rung tim, máy tạo nhịp tim…

Bất kỳ can thiệp hay phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn rủi ro, chính vì vậy bác sỹ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn để đưa ra chỉ định phù hợp nhất.

Dùng sản phẩm thảo dược

Cùng với thuốc điều trị, hiện nay các sản phẩm được bào chế từ các vị thảo dược như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá có công dụng giãn mạch, chống đông và làm tăng tính bền thành mạch cũng hỗ trợ rất nhiều trong điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ. Nhờ đó, thay vì phải tăng liều thuốc tây hay dùng nhiều loại thuốc kết hợp, sử dụng bổ sung sản phẩm thảo dược vừa giúp nâng cao hiệu quả điều trị, vừa giảm thiểu nguy cơ gây tương tác thuốc hay tác dụng không mong muốn cho người dùng.

Để kiểm chứng về hiệu quả của phương pháp kết hợp này, bạn hãy lắng nghe chia sẻ của những người bệnh tim thiếu máu cục bộ đã áp dụng thành công ngay sau đây:

Bí quyết chữa bệnh tim thiếu máu cục bộ bằng thảo dược chia sẻ từ người bệnh

Bạn muốn tìm hiểu thêm về cách trị thiếu máu cơ tim cục bộ mà những người bệnh đã áp dụng trong video trên, vui lòng liên hệ tổng đài 0988.024.366 hoặc Zalo: 0972053003 để được tư vấn chi tiết.

Mong rằng những thông tin hữu ích trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tim thiếu máu cục bộ, chỉ cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sỹ từ giai đoạn sớm, bạn sẽ không còn phải lo lắng về những biến chứng của bệnh và có một trái tim luôn khỏe mạnh.

Bạn có thể quan tâm:

Xơ vữa động mạch vành – Bạn biết gì về căn bệnh này?

Ds. Lê Lương

 

Ngày đăng: 20/01/2020 | Cập nhật cuối: 20/05/2020


Nguồn tham khảo

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16898-coronary-artery-disease

 

Bài viết liên quan

Vôi hóa mạch vành – Tiền đề của xơ vữa động mạch

Thiếu máu cơ tim, hẹp mạch vành

Vôi hóa mạch vành – Tiền đề của xơ vữa động mạch

Sự hiện diện của vôi hóa mạch vành có thể là một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh mạch vành, dự báo về…

Suy mạch vành – Bệnh tim nguy hiểm không thể chủ quan

Thiếu máu cơ tim, hẹp mạch vành

Suy mạch vành – Bệnh tim nguy hiểm không thể chủ quan

Suy mạch vành là nguyên nhân gây ra 370.000 ca tử vong mỗi năm tại Mỹ, đây cũng là bệnh lý tim mạch phổ biến…

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn – Hướng dẫn nhận biết và điều trị

Thiếu máu cơ tim, hẹp mạch vành

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn – Hướng dẫn nhận biết và điều trị

Bạn có biết, gần 25% trường hợp mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính đã tử vong hoặc nhập viện cấp cứu chỉ…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày