Suy tim phải là tình trạng cho thấy suy tim đã chuyển sang giai đoạn mất bù. Đây cũng là hệ quả khó tránh của suy tim trái nếu không được điều trị tốt. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây suy tim phải cùng những cách để quản lý bệnh hiệu quả ngay tại bài viết này.
Tóm tắt bài viết
Suy tim phải là gì?
Chức năng của tim phải là tiếp nhận máu nghèo oxy từ hệ tĩnh mạch và bơm lên phổi để trao đổi oxy. So với tim trái, tim phải làm việc dưới áp lực thấp hơn nên thành tương đối mỏng và cơ tim cũng ít hơn tâm thất trái. Tuy nhiên, nếu phải làm việc trong thời gian dài chống lại áp lực cao trong động mạch phổi, tim phải sẽ nhanh chóng trở nên suy yếu. Kết quả là máu sẽ bị ứ trệ tại hệ tĩnh mạch, tràn dịch vào các mô gây phù ở chân, phổi, gan và hệ tiêu hóa… Tình trạng này được gọi là suy tim phải.
Triệu chứng suy tim phải
Các triệu chứng gây ra bởi suy tim phải có thể rất giống với những triệu chứng suy tim điển hình như khó thở, mệt mỏi, yếu cơ, sưng phù chi nhưng mức độ có thể khác nhau:
- Khó thở: thường xảy ra khi người bệnh nằm xuống. Người bệnh thường chỉ khó thở nhẹ khi gắng sức lại cảm thấy cực kỳ mệt mỏi.
- Phù chi: Triệu chứng phù thường nghiêm trọng, biểu hiện rõ nhất ở mắt cá chân và chi dưới. Người bệnh có thể bị phù ở đùi, bụng và thậm chí là ở ngực.
- Ho có đờm trắng hoặc bọt hồng.
- Đau gan, to gan do ứ máu tại gan.
- Chán ăn, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng do dịch tích tụ tại hệ tiêu hóa.
- Khó tập trung, chóng mặt, thậm chí ngất khi gắng sức do não bộ không nhận được đủ máu.
- Tĩnh mạch cổ nổi to.
- Tăng cân nhanh bất thường.
- Tiểu nhiều lần về đêm
- Da, môi, lưỡi tím tái vì máu nghèo oxy ứ tại tĩnh mạch.
Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào kể trên, đừng tự ý chẩn đoán, hãy đi khám xác định nguyên nhân có phải do suy tim phải hay không và được điều trị đúng cách.
Nguyên nhân gây suy tim phải
Tất cả những yếu tố gây tăng áp lực trong động mạch phổi đều có thể trở thành nguyên nhân gây suy tim phải. Cụ thể như:
- Suy tim trái
- Thuyên tắc phổi
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, hội chứng suy hô hấp cấp tính ARDS…
- Tăng áp động mạch phổi vô căn.
- Bệnh van tim ba lá, van động mạch phổi.
- Bệnh màng ngoài tim
- Nhồi máu cơ tim phải
- Rối loạn chuyển hóa như bệnh tuyến giáp, bệnh Gaucher (tích tụ chất béo trong các cơ quan như gan, lách, xương).
- Bệnh tim bẩm sinh như thông liên nhĩ, thông liên thất…
- Bệnh mô liên kết, xơ cứng bì, viêm mạch.
Chẩn đoán suy tim phải
Để xác định người bệnh có bị suy tim phải hay không, bác sỹ sẽ dựa trên một số kết quả chẩn đoán theo các phương pháp như:
- Xét nghiệm máu: để xác định sự gia tăng nồng độ các chất bất thường trong trường hợp nhồi máu cơ tim; kiểm tra chức năng gan, thận, tuyến giáp…
- Chụp X-quang lồng ngực: nhằm phát hiện các bất thường về cấu trúc tim, phổi…
- Chụp mạch vành: để phát hiện tắc nghẽn mạch vành – một trong những nguyên nhân khiến tim phải bị suy yếu.
- Siêu âm tim: Sử dụng sóng âm để kiểm tra chuyển động của buồng tim và van tim.
- Chụp CT tim: tạo ra hình ảnh của tim chi tiết hơn so với siêu âm tim.
- Điện tâm đồ: Kiểm tra hoạt động điện của tim và xác định tình trạng tim to.
- Khám chức năng phổi: phát hiện bệnh lý ở phổi gây tăng áp động mạch.
- Thử nghiệm gắng sức tim: giúp kiểm tra chức năng tim khi người bệnh đang chạy trên máy tập thể dục.
Điều trị suy tim phải
Mục tiêu trong điều trị suy tim phải là kiểm soát các triệu chứng và điều trị các nguyên nhân cơ bản gây suy tim. Một kế hoạch điều trị dài hạn của bạn có thể bao gồm:
Thuốc điều trị suy tim phải
Tùy theo triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải, bác sỹ sẽ kết hợp một số loại thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng này cùng một số yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được. Các nhóm thuốc thường dùng trong điều trị suy tim phải là:
- Thuốc lợi tiểu: giúp loại bỏ bớt dịch dư thừa trong cơ thể, giảm phù.
- Thuốc giãn mạch nhóm ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin: giúp hạ huyết áp, giảm bớt gánh nặng cho tim.
- Thuốc chống rối loạn nhịp tim: phổ biến nhất là thuốc chẹn beta giao cảm, vừa giúp tăng huyết áp, vừa giúp làm giảm nhịp tim.
- Thuốc hạ mỡ máu: giúp giảm cholesterol tham gia hình thành mảng xơ vữa gây tắc hẹp mạch vành, nhồi máu cơ tim.
- Thuốc trợ tim: Digitalis trợ tim giúp tăng lực co bóp cơ tim và giảm nhu cầu sử dụng oxy của cơ tim.
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị suy tim phải
Bên cạnh thuốc tây điều trị, việc kết hợp dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ với thành phần thảo dược giúp trợ lực và giảm bớt gánh nặng cho tim như Hoàng bá, Bồ hoàng… hiện đang được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao. Hiệu quả mang lại cũng đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh. Điển hình như nghiên cứu tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Thành Đô (Trung Quốc), người bệnh sau khi sử dụng berberin – một hoạt chất có trong Hoàng bá đã giảm các rối loạn nhịp tim và gia tăng phân suất tống máu (chỉ số cho thấy khả năng làm việc của tim đã tăng lên).
Một trong số ít những sản phẩm có chứa thành phần thảo dược này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống, người bệnh nên kết hợp sử dụng sớm ngay từ khi mới phát hiện suy tim phải để điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Thay đổi lối sống
Sự thay đổi tích cực trong lối sống sẽ góp phần giảm nhẹ triệu chứng, ngăn chặn tiến triển bệnh. Do đó, người bệnh suy tim phải cần lưu ý:
- Ăn uống khoa học: giảm bớt muối, đường và chất béo có trong các thực phẩm như thịt đỏ, đồ ăn chế biến sẵn bằng dầu mỡ chiên lại nhiều lần… Tăng cường ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên cám và trái cây tươi…
- Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để duy trì cân nặng hợp lý, tăng khả năng gắng sức cho tim. Người bệnh cần chú ý không tập gắng sức, nên bắt đầu với những bài tập cường độ nhẹ như đi bộ, đạp xe, thiền tịnh…
- Về tâm lý: người bệnh nên tránh suy nghĩ hay lo lắng, căng thẳng kéo dài vì có thể làm giảm đáp ứng điều trị.
- Khám sức khỏe tim mạch định kỳ 1 – 2 lần/năm để kiểm tra mức độ suy tim và có những thay đổi phù hợp trong điều trị.
Tiên lượng cho người bệnh suy tim phải có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp dùng thuốc nhưng không thể kiểm soát được các triệu chứng suy tim, người bệnh có thể cần phải thực hiện phẫu thuật cấy ghép thiết bị hỗ trợ tâm thất hoặc thay tim nhân tạo. Rủi ro và chi phí cho phẫu thuật không thề nhỏ, do đó hãy tự chăm sóc sức khỏe tim mạch và tuân thủ phác đồ điều trị, phòng tránh suy tim chuyển nặng.
Suy tim – Hậu quả cuối cùng của mọi bệnh tim mạch
Vương Tâm Thống và những lợi ích thiết thực cho người bệnh tim mạch