Suy tim độ 3 – Hiểu rõ bệnh để sống khỏe, sống lâu!

Suy tim độ 3 – Hiểu rõ bệnh để sống khỏe, sống lâu!

Đa số người bệnh phát hiện suy tim khi đã ở giai đoạn 3 của bệnh, nhiều người buông xuôi và cho rằng đã hết hi vọng khi phải lĩnh “án tử” này. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ và nắm vững những nguyên tắc điều trị suy tim độ 3 trong bài viết này, bạn hoàn toàn có thể đảo ngược tình thế.

Suy tim độ 3 là gì?

Theo hệ thống phân loại suy tim của Hiệp hội Tim mạch New York, suy tim độ 3 chỉ mức độ suy tim trung bình. Khi đó, người bệnh bị hạn chế đáng kể các hoạt động thể chất, dù chỉ vận động nhẹ như làm việc nhà, đi bộ… các triệu chứng suy tim cũng đã xuất hiện. Khi được nghỉ ngơi, các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần.

Triệu chứng suy tim độ 3

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo suy tim độ 3 mà bạn cần nhận biết sớm, hãy đi khám ngay nếu bạn có một trong số những biểu hiện bất thường sau:

  • Khó thở: Cơn khó thở tăng lên khi người bệnh nằm xuống hoặc cúi đầu.
  • Ho: thường là ho khan, đôi khi sẽ có đờm lẫn máu.
  • Mệt mỏi, chân tay rã rời.
  • Đau ngực
  • Sưng phù tại chân, biểu hiện rõ nhất ở mắt cá chân.
  • Trí nhớ giảm sút, giảm sự tập trung.
  • Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa…

Triệu chứng suy tim độ 3 xuất hiện ngay khi người bệnh chỉ vận động nhẹ

Bạn đang tìm kiếm giải pháp loại bỏ những triệu chứng đau ngực, mệt mỏi, khó thở… do suy tim gây ra? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại – zalo 0988.024.366 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Biến chứng của suy tim độ 3

Khi bước vào suy tim độ 3, nếu không được điều trị tốt, các triệu chứng suy tim không chỉ xuất hiện thường xuyên mà bạn còn có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Phù phổi cấp: Máu và dịch bị ứ tại phổi do khả năng hút máu trở về tim kém, nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái suy hô hấp nặng, mất ý thức.
  • Biến chứng cục máu đông: Tuần hoàn máu bị ứ trệ là điều kiện thuận lợi để hình thành cục máu đông, chúng di chuyển đến các mạch máu nhỏ gây ra tắc nghẽn, đó là nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
  • Tổn thương gan: Ứ máu tại gan gây to gan, suy giảm chức năng gan và lâu dần sẽ dẫn tới xơ gan.
  • Tổn thương thận: Thận không nhận được đủ lượng máu để duy trì chức năng thải, lọc máu dẫn tới suy thận.

Suy tim độ 3 sống được bao lâu?

Tuổi thọ của người bệnh suy tim độ 3 sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như các bệnh mắc kèm khác, chế độ dinh dưỡng và luyện tập, tâm lý của người bệnh, khả năng đáp ứng của cơ thể với các phương pháp điều trị… Do đó không có một tiên lượng chính xác về tuổi thọ của người bệnh suy tim độ 3.

Theo GS. TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam, người bệnh không nên để mình bị ràng buộc bởi câu hỏi này, thay vào đó hãy luôn giữ một tinh thần lạc quan và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sỹ, đó là cách ứng phó tốt nhất để kéo dài tuổi thọ cho mình. Cũng nhờ phát hiện bệnh kịp thời và lựa chọn được giải pháp điều trị hiệu quả, bác Đào Gia Đạt (0362.231.874 – thôn Đại Tự, xã Đại Tự, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) đã sớm thoát khỏi tình trạng đau ngực, khó thở mệt mỏi do bệnh suy tim độ 3 tiến triển. Cùng lắng nghe câu chuyện của bác trong video dưới đây:

Bác Đạt chia sẻ bí quyết kéo dài tuổi thọ khi mắc phải suy tim độ 3

Điều trị suy tim độ 3

Thuốc điều trị suy tim độ 3

Dùng thuốc là chỉ định đầu tiên của bác sỹ nhằm giúp bạn kiểm soát các triệu chứng suy tim và giảm bớt gánh nặng cho tim. Dưới đây là một số nhóm thuốc thông dụng dùng trong suy tim độ 3 mà bạn cần nắm rõ:

  • Thuốc trợ tim: như digoxiin, ouabaiin giúp làm tăng khả năng co bóp của tim.
  • Thuốc lợi tiểu: như furosemiid, triiamterent, spironolacton để đào thải dịch dư thừa, giảm bớt sưng phù ở chân và xử trí cấp cứu phù phổi cấp.
  • Thuốc trị rối loạn nhịp tim: như propranollol, nadollol, atenollol… giúp giảm nhịp tim nhanh.
  • Thuốc hạ áp: nhóm chẹn kênh canxi hoặc ức chế men chuyển giúp hạ áp, giảm gánh nặng cho tim.
  • Thuốc an thần: như diiazepam, phenobarbiital… giúp người bệnh giảm căng thẳng, ngủ tốt hơn.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim

Song song với thuốc kê đơn, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên sử dụng kết hợp cùng những thảo dược có tác dụng giãn mạch, chống đông máu tốt như cao Natto, Bồ hoàng, Đỏ ngọn để giảm tải gánh nặng cho tim và tăng cường lưu thông tuần hoàn, đẩy lùi các triệu chứng suy tim như mệt mỏi, đau ngực, khó thở…

Người bệnh suy tim có thể sử dụng những sản phẩm hỗ trợ chứa những thành phần thảo dược này thay vì dạng thuốc hãm sắc thông thường để nâng cao sức khỏe tim mạch và kéo dài tuổi thọ.

Có thể bạn quan tâm:

Vương Tâm Thống – Sản phẩm thảo dược hỗ trợ trị suy tim chứa cao Natto, Bồ hoàng, Đỏ ngọn.

Chăm sóc người bệnh suy tim độ 3

Người bệnh suy tim độ 3 cần duy trì lối sống khoa học để ngăn chặn những biến chứng của suy tim độ 3. Cụ thể:

  • Ăn nhạt (dưới 2g muối/ngày), hạn chế các món chứa nhiều muối như dưa muối, cà muối, cá khô, thịt hộp…
  • Hạn chế uống quá nhiều nước, lượng nước uống có thể dựa trên cân nặng theo công thức 30 ml x cân nặng (tính theo kilogam).
  • Hạn chế ăn các thực phẩm giàu cholesterol và khó tiêu hóa như các loại thịt màu đỏ, mỡ, nội tạng động vật…

Người bệnh suy tim độ 3 cần hạn chế ăn các loại thịt đỏ

  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt trắng từ cá biển, gia cầm…
  • Giảm bớt lượng rượu bia, tốt nhất chỉ nên uống rượu vang từ 1 – 2 ly mỗi ngày.
  • Bỏ thuốc lá, thuốc lào.
  • Duy trì luyện tập thể dục thường xuyên tùy theo sức của mình; tránh các vận động nặng, đòi hỏi phải gắng sức nhiều.
  • Kiểm tra cân nặng hằng ngày: nếu thấy tăng 2 – 3 kg/ngày hoặc 5 kg/tuần cần đi khám lại ngay.
  • Thư giãn tâm lý: tránh lo âu, suy nghĩ tiêu cực, hãy chia sẻ những lo lắng của bạn với người thân và bác sỹ. Một số bài tập tác động sâu đến tâm lý như yoga, thiền sẽ giúp bạn giải tỏa tâm lý tốt hơn.

Suy tim độ 3 không có nghĩa là bạn đã hết hi vọng, hãy suy nghĩ lạc quan và tuân thủ theo những hướng dẫn điều trị được chuyên gia Tim mạch chia sẻ trong bài viết này, sức khỏe tim mạch của bạn sẽ dần được nâng cao và không còn phải lo lắng về những biến chứng nguy hiểm do suy tim gây ra.

Tác giả: Ds. Lê Lương

Ngày đăng: 07/08/2019


Nguồn tham khảo

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17069-heart-failure-understanding-heart-failure/

Bài viết liên quan

Suy tim cung lượng cao và những điều bạn cần biết

Suy tim

Suy tim cung lượng cao và những điều bạn cần biết

Suy tim cung lượng cao là một dạng suy tim hiếm gặp, thường là hệ quả từ một bệnh lý có từ trước đó. Việc…

Suy tim mất bù – Hệ quả khó tránh ở người bệnh suy tim lâu năm

Suy tim

Suy tim mất bù – Hệ quả khó tránh ở người bệnh suy tim lâu năm

Bạn có biết: Chi phí nhập viện do suy tim mất bù chiếm khoảng 60% tổng chi phí điều trị suy tim. Đây là một…

Suy tim sung huyết – nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi

Suy tim

Suy tim sung huyết – nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi

Suy tim sung huyết là nguyên nhân gây nhập viện hàng đầu ở những người cao tuổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày