Xinchaobacsy.com

Suy tim cấp – Mối hiểm họa đối với người bệnh tim mạch cao tuổi

Suy tim cấp tính là nguyên nhân gây nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi. Mặc dù đã có những tiến bộ trong điều trị, nhưng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do suy tim cấp tính vẫn đang là thách thức đối với nền y học hiện đại.   

Suy tim cấp tính là gì?

Suy tim cấp tính, hay còn gọi là suy tim mất bù cấp tính là một hội chứng trong đó các triệu chứng suy tim phát triển và thay đổi nhanh chóng, người bệnh cần được nhập viện và điều trị tích cực để giảm thiểu nguy cơ tử vong.

Suy tim cấp tính có thể là kết quả của rối loạn chức năng tâm thu (tim co bóp) hoặc tâm trương (tim giãn); co thắt mạch máu bất thường, khiến cho tim không thể bơm máu đáp ứng đủ theo nhu cầu của cơ thể.

Triệu chứng suy tim cấp

Các triệu chứng suy tim cấp đều có liên quan đến tình trạng ứ huyết tại các cơ quan và chi, bao gồm:

– Khó thở nặng là triệu chứng phổ biến nhất của suy tim cấp tính. Biểu hiện khó thở có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi.

– Phù chân rõ rệt, đau chân do phù nặng.

– Mệt mỏi cùng cực.

– Trướng bụng, đầy hơi, chán ăn, tiêu hóa kém.

– Tim đập nhanh, không đều

– Ho nhiều, có đờm lẫn máu do xung huyết phổi.

– Giảm khả năng tập trung, hay lú lẫn.

– Tăng cân nhanh chóng khoảng 1kg/ngày hoặc hơn 2 kg/tuần.

Triệu chứng của suy tim cấp tính cũng tương tự như suy tim mạn tính, chỉ khác là biểu hiện rõ rệt với mức độ nghiêm trọng hơn. Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số những biểu hiện kể trên, dù chưa chắc chắn nguyên nhân là gì thì bạn cũng cần phải tìm kiếm trợ giúp y tế khẩn cấp.

Khó thở là triệu chứng suy tim cấp tính phổ biến

Nguyên nhân gây suy tim cấp

Trong một số trường hợp, suy tim cấp có thể phát triển từ suy tim mạn tính không được chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, bệnh có thể khởi phát từ một số nguyên nhân phổ biến như:

– Thuyên tắc phổi

– Dị ứng gây sốc phản vệ

– Nhiễm trùng tim.

– Nhồi máu cơ tim

– Rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.

– Phẫu thuật bắc cầu tim phổi.

Ngoài ra, suy tim cấp tính còn có thể bị kích hoạt bởi một số yếu tố nguy cơ tim mạch như cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, ngưng thở khi ngủ, bệnh thận, bệnh tim bẩm sinh, lạm dụng rượu hoặc chất kích thích, tác dụng phụ của thuốc…

Suy tim cấp tính có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị, suy tim cấp có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim, tim đập nhanh bất thường hoặc ngưng tim đột ngột. Tiên lượng ở người bệnh suy tim cấp tính thường rất kém, tỷ lệ tử vong tại bệnh viện dao động từ 4 – 7%, trong đó 7 – 11% tử vong sau 60 – 90 ngày và 36% tử vong sau 1 năm. Tỷ lệ tái nhập viện vì suy tim cấp tái phát cũng rất cao, khoảng ¾ bệnh nhân nhập viện trở lại trong vòng 3 tháng và 2/3 trong số họ tái nhập viện chỉ trong vòng một năm. Do đó, người bệnh cần được chăm sóc và quản lý chặt chẽ ngay sau khi xuất viện để giảm thiểu nguy cơ tái nhập viện và tử vong do suy tim cấp tính.

Chỉ cần tìm đúng giải pháp, người bệnh tim mạch sẽ không còn phải lo lắng về suy tim cấp cùng những biến chứng nguy hiểm từ bệnh. Liên hệ ngay tổng đài 0988.024.366 hoặc zalo  0972.053.003 để được hỗ trợ chi tiết.

Chẩn đoán suy tim cấp  

Để chẩn đoán và đánh giá mức độ nghiêm trọng của suy tim cấp, bác sỹ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý và yêu cầu bạn tiến hành một số thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán như:

–  X – quang lồng ngực

– Xét nghiệm máu

– Kiểm tra khả năng gắng sức của tim trong khi tập thể dục.

– Điện tâm đồ

– Siêu âm tim

– Chụp động mạch vành

– Chụp CT, MRI tim.

Điều trị và dự phòng suy tim

Một người nhập viện vì suy tim cấp tính có cơ hội sống sót cao nếu được cứu chữa tích cực trong 13,3 giờ đầu kể từ khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo suy tim cấp tính đầu tiên. Tại bệnh viện, người bệnh cần được giải quyết ngay các vấn đề đe dọa tính mạng bằng cách:

Hỗ trợ thông khí

Người bệnh được đặt trong tư thế ngồi thẳng để tối ưu hóa hiệu quả khi sử dụng máy thở. Nếu thở oxy vẫn không cải thiện khó thở, cần phải chuyển qua dùng máy thông khí không xâm lấn hoặc đặt nội khí quản nhanh bằng thở máy áp lực dương.

Người bệnh suy tim cấp cần được thở máy

Sử dụng thuốc

– Lợi tiểu: Hầu hết người bệnh bị suy hô hấp do quá tải thể tích tuần hoàn. Do đó việc chỉ định thuốc lợi tiểu để đào thải bớt dịch dư thừa là điều cần thiết để giải quyết tình trạng khó thở, giảm gánh nặng cho tim.

– Thuốc giãn mạch Nitrat: dùng ngậm dưới lưỡi hoặc tiêm tĩnh mạch để giãn mạch nhanh, hạ áp lực tĩnh mạch phổi, giảm khó thở.

– Thuốc chẹn beta: giúp làm hạ huyết áp và giảm nhịp tim nhanh.

– Thuốc trợ tim Digoxin: giúp tăng lực co bóp cơ tim, làm giảm nhịp tim.

– Thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin 2: giúp giãn mạch, hạ huyết áp, tăng lưu lượng tuần hoàn, hỗ trợ tim co bóp dễ dàng hơn.

Can thiệp ngoại khoa

– Dùng thiết bị hỗ trợ cơ học: Bơm bóng nội tâm mạc (IABP) được áp dụng ở người bệnh bị tổn thương tim nghiêm trọng để hỗ trợ khả năng làm việc của tim. Tuy nhiên phương pháp này không thích hợp với người bệnh suy động mạch chủ, hoặc phình tách động mạch chủ. Một số thiết bị cơ học khác cũng có thể được sử dụng là thiết bị hỗ trợ tâm thất (VAD) hoặc oxy hóa màng ngoại bào (ECMO).

– Đặt máy tạo nhịp tim, khử rung tim: giúp phát hiện và điều chỉnh nhịp tim bất thường để tim đập ổn định.

– Lọc máu: Nếu người bệnh bị quá tải thể tích chất lỏng (ít nhất 10 kg), phương án lọc tĩnh mạch có thể được tiến hành để loại bỏ bớt dịch dư thừa.

Tùy thuộc nguyên nhân gây suy tim cấp, người bệnh có thể phải tiến hành một số phẫu thuật tim khác như thay/sửa chữa van tim; bắc cầu động mạch vành…

Giải pháp phòng ngừa suy tim cấp tái phát

Thay đổi một số thói quen sống nhất định giúp bạn kiểm soát tốt hơn các triệu chứng suy tim và phòng ngừa nguy cơ tái nhập viện trong tương lai. Bạn cần:

– Ngưng hút thuốc lá: Thuốc lá chứa độc chất làm tăng nhịp tim, giảm lượng oxy trong máu và gây tăng huyết áp.

– Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu thừa cân, béo phì, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn kiêng và tăng cường vận động để đốt cháy mỡ thừa.

– Tập thể dục thường xuyên: Duy trì thói quen luyện tập thể dục thường xuyên ít nhất 150 phút mỗi tuần để kiểm soát tốt hơn các chỉ số huyết áp, mỡ máu và cải thiện khả năng làm việc của tim.

Tập thể dục thể thao thường xuyên để phòng ngừa suy tim cấp

– Ăn uống cân bằng, lành mạnh: Hạn chế đồ ăn chứa nhiều muối, chất béo, đường, tinh bột hấp thu nhanh… Ưu tiên nhóm thực phẩm giàu chất xơ như rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám.

– Giảm căng thẳng: Stress, lo âu kéo dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch. Do đó bạn cần học cách kiểm soát cảm xúc, không thức khuya, ngủ đủ giấc…

– Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tim mạch: Để dự phòng nguy cơ suy tim cấp tái phát và ngăn ngừa biến chuyển thành suy tim mạn tính; người bệnh nên sử dụng sớm những sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần thảo dược có đặc tính hoạt huyết, giãn mạch, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn như Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá… Bằng giải pháp này, thay vì phải tăng liều hoặc phối hợp nhiều loại thuốc tây, người bệnh vẫn có thể kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ tim mạch và phòng ngừa rủi ro hiệu quả.

Suy tim cấp tính có thể ảnh hưởng lâu dài đến cơ thể của bạn. Do đó, việc điều trị cần tập trung vào quản lý triệu chứng và ngăn ngừa suy tim cấp tái phát trong tương lai.

Bạn có thể quan tâm:

Vương Tâm Thống – Giải pháp thảo dược phòng ngừa suy tim cấp tính

Suy tim – Hậu quả cuối cùng của mọi bệnh tim mạch

Ds. Lê Lương