Ngày nay, những bước tiến trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp, bao gồm các biện pháp mở thông động mạch vành bị tắc bằng thuốc hay can thiệp ngoại khoa đã mang lại nhiều cơ hội sống sót cho người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về những phương pháp điều trị này ngay sau đây.
Tóm tắt bài viết
Xử trí cấp cứu ban đầu khi nhồi máu cơ tim xảy ra
Xử trí cấp cứu ban đầu tại nhà đúng cách sẽ làm tăng tỷ lệ sống sót cho người bệnh. Ngay khi xuất hiện triệu chứng của nhồi máu cơ tim, nếu người bệnh còn tỉnh thì cần dừng ngay mọi công việc đang làm và nghỉ ngơi tại chỗ, nên nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi. Cố gắng giữ bình tĩnh bằng cách hít thở sâu và liên hệ cho người thân hoặc gọi cấp cứu 115 để được hỗ trợ kịp thời. Trong trường hợp người bệnh bất tỉnh, người hỗ trợ cần ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo để giúp bệnh nhân hồi tỉnh trở lại.
Điều trị nhồi máu cơ tim cấp tại bệnh viện
Bất động tại chỗ
Trong vòng 48 giờ đầu kể từ khi nhồi máu cơ tim cấp xảy ra, người bệnh cần nằm bất động tại giường. Nếu sau 48 giờ, người bệnh không cảm thấy đau ngực, mệt mỏi thì có thể cho cử động chân tay nhẹ nhàng. Trường hợp không thấy đau ngực xuất hiện trở lại và nhịp tim không tăng quá 30 nhịp/phút so với khi nằm bất động thì người bệnh có thể ngồi thoải mái trên ghế và đi lại nhẹ nhàng trong phòng sau khoảng 1 tuần.
Dự phòng shock
Người bệnh sẽ được truyền nhỏ giọt tĩnh mạch chậm glucose 5% (300ml dịch/24 giờ). Trong giai đoạn này cần hạn chế đưa quá nhiều dịch vào cơ thể cùng lúc để tránh làm tăng khối lượng công việc cho tim. Đồng thời kết hợp cho người bệnh thở oxy bằng ống thông qua mũi cho đến khi hết đau.
Sử dụng thuốc
– Thuốc giảm đau: Các thuốc giảm đau như morphin, promedol đường tiêm có thể được chỉ định để giảm bớt triệu chứng đau.
– Thuốc giãn mạch: phổ biến nhất là nitroglycerin ngậm dưới lưỡi 5 phút một lần cho đến khi hết đau thắt ngực hoặc xảy ra huyết áp tụt. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thuốc chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển nếu có mắc kèm theo tăng huyết áp. Thuốc chẹn beta giao cảm vừa có tác dụng giảm đau ngực, vừa làm giảm rối loạn nhịp tim nhanh (chống chỉ định cho người bệnh có nhịp tim < 45 nhịp/phút, block nhĩ thất, huyết áp tâm thu < 100mmHg, suy tim ứ huyết).
– Dùng thuốc tiêu huyết khối: như streptokinase, urokinase… cho hiệu quả tiêu huyết khối tốt nhất trong 6 giờ đầu. Các thuốc này đã được chứng minh là có thể khai thông động mạch ở 80% người bệnh thông qua kết quả chụp mạch vành. Hiệu quả sẽ giảm dần theo thời gian, vì vậy cần dùng thuốc càng sớm càng tốt. Nếu quá 12 giờ kể từ khi khởi phát thì sử dụng thuốc gần như không còn hiệu quả.
– Thuốc chống đông và chống kết tập tiểu cầu: như heparin, aspirin, clopidogrel… Các thuốc này không có tác dụng làm tan cục máu đông nhưng được dùng để dự phòng cục máu đông hình thành và phát triển.
Điều trị ngoại khoa
– Can thiệp mạch vành qua da: nong động mạch vành và đặt stent có thể được chỉ định ngay khi người bệnh tới bệnh viện, chưa dùng thuốc tiêu huyết khối hoặc sau khi dùng thuốc tiêu huyết khối nhưng thất bại.
– Mổ bắc cầu động mạch vành: Phương án này được tiến hành khi người bệnh bị tắc từ 3 vị trí động mạch trở lên, tắc thân chung động mạch vành trái, hoặc tắc hẹp tại những vị trí quá phức tạp, không thích hợp để nong mạch, đặt stent.
Giải pháp phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp tái phát
Cần lưu ý rằng, nhồi máu cơ tim vẫn có thể ghé thăm nhiều lần dù bạn đã được cấp cứu thành công. Chính vì vậy, dự phòng nhồi máu cơ tim tái phát vẫn là một trong những mục tiêu quan trọng mà bạn không thể chủ quan. Ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh cần:
– Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo, giảm lượng muối (dưới 3g/ngày); nên tăng cường bổ sung thực phẩm tốt cho tim mạch như rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám, cá biển… Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong nhiều, tránh ăn quá nhiều cùng một lúc vì theo khảo sát cho thấy, nhồi máu cơ tim thường xảy ra sau những bữa ăn thịnh soạn.
– Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng bia rượu, cà phê…
– Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập vừa sức như yoga, đi bộ nhẹ, đạp xe…
– Giữ tâm lý luôn được thoải mái; tránh lo lắng, căng thẳng nhiều vì đó cũng là yếu tố kích hoạt cơn đau ngực xuất hiện.
– Sử dụng sản phẩm hỗ trợ cho tim mạch: Người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm chứa thành phần dược liệu có tác dụng giãn mạch, chống đông máu và giảm mỡ máu như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Natto… để ngăn mảng xơ vữa phát triển và phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát.
Nhờ áp dụng giải pháp này từ sớm, nhiều người bệnh mạch vành từng trải qua nhồi máu cơ tim đã không còn phải lo lắng về nguy cơ xảy ra biến cố trong tương lai. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của bác Đào Gia Đạt (0362.231.874 – Thôn Đại Tự, xã Đại Tự, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc), một trường hợp điển hình trong video dưới đây:
Bí quyết phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát bằng giải pháp thảo dược
Phát hiện và điều trị nhồi máu cơ tim cấp sớm sẽ quyết định tiên lượng của người bệnh về sau. Cấp cứu nhồi máu cơ tim là một cuộc chạy đua thời gian, hãy bình tĩnh ứng phó và đến cơ sở y tế gần nhất được xử trí kịp thời.
Nhồi máu cơ tim – Thời khắc vàng giữa sống và chết
Vương Tâm Thống – Giải pháp thảo dược phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát