Nhiều người lầm tưởng rằng, máu nhiễm mỡ chỉ gặp ở những người béo phì, thừa cân. Thực tế là bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng với thể trạng và lứa tuổi khác nhau, mang theo nhiều nguy cơ rủi ro cho tim mạch.
Tóm tắt bài viết
Máu nhiễm mỡ là bệnh gì?
Máu nhiễm mỡ là tình trạng các thành phần mỡ xấu trong máu bao gồm LDL – cholesterol, triglycerid tăng cao quá mức; trong khi chỉ số mỡ tốt trong máu là HDL – cholesterol lại giảm dưới ngưỡng cho phép. Cụ thể như sau:
– Cholesterol máu toàn phần: Trên 240 mg/dl (> 6.2mmol/l).
– Triglycerid: Trên 200 mg/dl (> 2.3mmol/l).
– LDL – Cholesterol: Trên 160 mg/dl (> 4.12mmol/l).
– HDL – Cholesterol: Dưới 40 mg/dl (< 1 mmol/l).
Hai thành phần triglycerid và LDL – Cholesterol được coi là mỡ xấu bởi vì chúng dễ bị tích tụ và lắng đọng tại thành mạch, tạo nên mảng xơ vữa gây tắc nghẽn động mạch. Ngược lại, HDL – cholesterol lại được coi là mỡ tốt vì nó vận chuyển cholesterol dư thừa “tập kết” tại gan và đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa.
Nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau góp phần gây nên bệnh máu nhiễm mỡ của bạn, chẳng hạn như:
– Chế độ ăn nhiều chất béo: bao gồm chất béo bão hòa có trong thịt đỏ, mỡ động vật, lòng đỏ trứng, sữa nguyên kem, bơ, dầu dừa, dầu cọ… và chất béo chuyển hóa có trong dầu mỡ tái sử dụng nhiều lần; chúng thường có mặt trong các thực phẩm chế biến sẵn như thịt gà rán, khoai tây chiên, xúc xích, lạp sườn…
– Các bệnh lý mạn tính: như tiểu đường, bệnh thận, xơ gan, hội chứng Cushing, bệnh tuyến giáp, buồng trứng đa nang, nhiễm HIV… có thể gây rối loạn chuyển hóa lipid, làm tăng lượng mỡ xấu và giảm lượng mỡ tốt trong máu.
– Di truyền: Máu nhiễm mỡ có thể do đột biến gen làm tăng sản xuất, giảm đào thải các thành phần mỡ xấu trong máu; hoặc giảm sản xuất và tăng đào thải mỡ tốt HDL – Cholesterol. Những đột biến gen này có thể di truyền qua các thế hệ.
– Thói quen sống không lành mạnh: lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, lười vận động thể chất…
– Tác dụng phụ của thuốc: như thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc kháng virus HIV, corticoid, thuốc tránh thai đường uống…
Máu nhiễm mỡ gây ra triệu chứng gì?
Máu nhiễm mỡ hiếm khi gây ra các triệu chứng có thể nhận thấy được ở bên ngoài, trừ trường hợp mỡ máu quá cao có thể tích tụ dưới da và gân tạo nên những nốt sần gọi là xanthomas, một số người lại xuất hiện vòng trắng đục tại rìa giác mạc. Trường hợp triglycerid tăng cao tới mức gây to gan, lách; người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, nóng rát, ngứa da, khó thở…
Biến chứng của máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm mà bạn không thể ngờ tới, chẳng hạn như:
– Biến chứng mạch máu: Các thành phần mỡ xấu trong máu có xu hướng tích tụ tại thành động mạch, kết hợp với phản ứng viêm tạo nên mảng xơ vữa, làm cản trở dòng máu lưu thông. Nếu mảng xơ vữa xuất hiện tại những mạch máu quan trọng nuôi não, tim sẽ dẫn tới nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
– Biến chứng gan: Mỡ máu quá cao có thể tích tụ tại gan gây suy giảm chức năng gan, xơ gan.
– Biến chứng tụy: Triglycerid tăng cao quá mức có thể gây ra viêm tụy với biểu hiện sốt cao, nôn, đau bụng dữ dội, rối loạn nhịp tim… Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra bệnh tiểu đường do đề kháng insulin (hormon chuyển hóa đường được sản xuất bởi tuyến tụy).
Điều trị máu nhiễm mỡ
Sử dụng thuốc
Hiện nay có rất nhiều nhóm thuốc được dùng trong điều trị mỡ máu cao, mỗi nhóm sẽ tác động theo những cơ chế riêng để cải thiện chỉ số mỡ máu của bạn. Các nhóm thuốc đó là:
– Nhóm statin: là nhóm thuốc hạ mỡ máu được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc có tác dụng ức chế sinh tổng hợp cholesterol tại gan; làm tăng chỉ số HDL – cholesterol, giảm chỉ số triglycerid và LDL – cholesterol. Nhóm thuốc này đã được chứng minh là có khả năng làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…
– Nhóm fibrate: có tác dụng làm tăng chỉ số HDL – cholesterol, giảm chỉ số triglycerid.
– Nhựa hấp thụ acid mật: Khi vào ruột non, thuốc sẽ cản trở hấp thu cholesterol tại ruột.
– Chất ức chế PCSK9: Thuốc được bào chế dạng tiêm dưới da, giúp làm giảm chỉ số LDL – cholesterol trong máu.
– Nhóm niacin: thường được kết hợp cùng nhóm statin để làm tăng hiệu quả giảm mỡ máu nếu dùng statin không hiệu quả.
Điều chỉnh lối sống
Thói quen sống khoa học góp phần không nhỏ đến việc kiểm soát mỡ máu của bạn. Do đó, bạn cần:
– Cắt giảm các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, tăng cường bổ sung chất xơ từ rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, gạo lứt… để làm giảm hấp thu cholesterol tại ruột.
– Hạn chế đường, tinh bột hấp thu nhanh từ ngũ cốc đã qua tinh chế (loại bỏ lớp vỏ cám bên ngoài) như gạo trắng, bánh mì trắng… vì năng lượng dư thừa từ những thực phẩm này có thể tích trữ dưới dạng mỡ trong cơ thể.
– Hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn như rượu bia, không hút thuốc lá và các chất kích thích khác.
– Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày để đốt cháy năng lượng dư thừa, hạn chế tích trữ mỡ.
Điều trị máu nhiễm mỡ bằng Đông y
Bên cạnh các thuốc hạ mỡ máu tây y thì trong đông y cũng có rất nhiều thảo dược giúp hạ mỡ máu tự nhiên, an toàn đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Điển hình như nghiên cứu về tác dụng của hoạt chất berberin trong Hoàng bá cho thấy khả năng làm giảm mỡ máu theo nhiều cơ chế, khi phối hợp cùng nhóm statin còn cho hiệu quả giảm mỡ máu vượt trội hơn hẳn so với dùng thuốc đơn độc. Hay nghiên cứu của Đại học Western Ontario, London về hoạt chất naringenin trong Bồ hoàng, cho thấy khả năng làm giảm chỉ số LDL – cholesterol và triglycerid trong máu, đồng thời làm tăng nồng độ mỡ tốt HDL – cholesterol của hoạt chất này.
Thay vì sử dụng Bồ hoàng, Hoàng bá dưới dạng dược liệu thô, người bệnh có thể lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ chứa chiết xuất Bồ hoàng, Hoàng bá như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống uống kết hợp cùng thuốc tây để giảm mỡ máu hiệu quả. Giải pháp này cũng đã giúp bác Nguyễn Thị Sanh (0987.900.115 – Số 8, ngõ 317/19 đường Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) giảm được chỉ số triglycerid từ 3.8 mmol/l xuống chỉ còn 1.6mmol/l, bệnh xơ vữa động mạch cũng được ổn định từ đó. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của bác qua video dưới đây:
Giải pháp thảo dược giúp làm giảm mỡ máu, ngăn xơ vữa động mạch
Lọc máu
Phương pháp này đã được áp dụng tại một số bệnh viện tuyến Trung ương đối với những người bệnh mỡ máu cao nhưng điều trị bằng các phương pháp trên không hiệu quả. Máu từ người bệnh sẽ được lấy ra và đi qua một máy lọc để loại bỏ thành phần mỡ xấu, sau đó truyền trở lại cho chính người bệnh đó.
Với lối sống công nghiệp và thói quen lười vận động, ngày nay tỷ lệ mắc bệnh máu nhiễm mỡ có xu hướng không ngừng gia tăng. Ngay từ bây giờ, bạn hãy chú ý duy trì lối sống khoa học và sử dụng sản phẩm hỗ trợ phù hợp để kiểm soát mỡ máu trong giới hạn an toàn.
Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? – Chế độ ăn khuyến cáo từ chuyên gia Tim mạch
Vương Tâm Thống – sản phẩm thảo dược hỗ trợ làm giảm mỡ máu