Hội chứng suy tim – “hồi kết” của những bệnh lý tim mạch

Hội chứng suy tim – “hồi kết” của những bệnh lý tim mạch

Hội chứng suy tim đang đặt ra thách thức trong chẩn đoán và điều trị khi những biểu hiện trong giai đoạn đầu thường dễ bị bỏ qua. Bạn đã hiểu gì về hội chứng này? Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị suy tim hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Hội chứng suy tim là gì?

Hội chứng suy tim được coi là “hồi kết” chung của hầu hết các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hẹp hở van tim… Dưới ảnh hưởng của những bệnh lý này, các buồng tim có thể bị dày lên, giảm tính đàn hồi nên không thể bơm đầy máu giữa các nhịp đập. Một số trường hợp, buồng tim lại bị giãn rộng quá mức nên không thể tống máu đi khắp cơ thể.

Các triệu chứng của hội chứng suy tim

Hội chứng suy tim là một tập hợp các triệu chứng cho thấy trái tim đã trở nên suy yếu. Các triệu chứng đó là:

– Khó thở, nhất là khi gắng sức hoặc khi bạn nằm xuống.

– Mệt mỏi.

– Sưng phù ở chân, biểu hiện rõ ở bàn chân, mắt cá chân.

– Tim đập nhanh, không đều.

– Ho dai dẳng hoặc khò khè, đôi khi có lẫn đờm trắng hoặc hồng (do lẫn máu).

– Đi tiểu nhiều về đêm.

– Bụng trướng.

– Tăng cân nhanh do giữ nước tại các mô.

– Buồn nôn, chán ăn.

– Giảm sự tập trung, mất tỉnh táo, hoa mắt, chóng mặt.

– Đau ngực.

Các triệu chứng của hội chứng suy tim

Bạn đang bị đau ngực, ho khan, mệt mỏi… vì hội chứng suy tim? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 0988.024.366 hoặc zalo 0972.053.003 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Nguyên nhân gây ra hội chứng suy tim

Hội chứng suy tim thường phát triển sau các bệnh lý nền làm tổn thương và suy yếu trái tim của bạn. Nguyên nhân có thể xuất phát tại tim hoặc do các bệnh lý khác không liên quan đến tim:

– Bệnh tim mạch: bệnh mạch vành, huyết áp cao, bệnh van tim (hẹp, hở van tim), bệnh cơ tim, khuyết tật tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim…

– Bệnh lý khác: các bệnh mạn tính như tiểu đường, HIV, cường giáp, suy giáp, tích tụ sắt (hemochromatosis) hoặc protein (amyloidosis)…

Ngoài ra, nhiễm virus, nhiễm trùng nặng, phản ứng dị ứng, thuyên tắc phổi, tác dụng phụ của một số loại thuốc… cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng suy tim cấp với diễn biến nhanh và đột ngột.

Hội chứng suy tim có nguy hiểm không?

Suy tim có thể kéo theo hệ lụy trên nhiều cơ quan khác, gây ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như:

– Suy thận: Suy tim làm giảm lưu lượng máu đến thận, lâu dần thận sẽ mất đi khả năng thải lọc máu, dẫn tới suy thận. Trường hợp tổn thương thận nặng, người bệnh có thể phải lọc máu để điều trị.

– Tổn thương gan: Suy tim gây tích tụ dịch trong gan, khiến gan dần mất đi chức năng chuyển hóa và trao đổi chất, lâu dần sẽ dẫn tới xơ gan và suy gan.

– Vấn đề về van tim: Tim bị giãn rộng hoặc áp lực trong tim quá cao sẽ khiến cho van tim không thể đóng mở đúng cách để đảm bảo máu chảy theo một chiều nhất định.

– Rối loạn nhịp tim: Tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc hỗn loạn có thể là một biến chứng tiềm ẩn của hội chứng suy tim.

Điều trị hội chứng suy tim

Chìa khóa để điều trị suy tim hiệu quả chính là quản lý tốt các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Để làm được điều này, người bệnh cần thay đổi lối sống và sử dụng các loại thuốc phù hợp theo chỉ định của bác sỹ. Trường hợp cần thiết có thể cần phải can thiệp phẫu thuật để điều trị các bệnh lý căn nguyên.

Các thuốc điều trị hội chứng suy tim

Thuốc là chỉ định ưu tiên trong giai đoạn đầu của hội chứng suy tim để giảm bớt triệu chứng và ngăn ngừa suy tim trở nên nghiêm trọng hơn. Một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến là:

– Thuốc trợ tim: như digoxin để tăng lực co bóp và cải thiện khả năng bơm máu của tim. Thuốc cũng có tác dụng làm chậm nhịp tim.

– Thuốc phòng ngừa cục máu đông: giúp ngăn ngừa cục máu đông hình thành trong tim và di chuyển đến các động mạch nhỏ gây tắc nghẽn.

– Thuốc chẹn beta: Nhóm thuốc này không chỉ làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp mà còn hạn chế một số tổn thương tim ở người bệnh suy tim tâm thu.

– Thuốc giãn mạch: như nhóm ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II giúp giãn mạch, hạ huyết áp, cải thiện lưu lượng tuần hoàn và giảm khối lượng công việc cho tim.

– Thuốc lợi tiểu: để loại bỏ dịch dư thừa trong cơ thể, nhờ đó giúp giảm nhẹ các triệu chứng ho, phù, mệt mỏi, khó thở… do ứ máu tại các cơ quan.

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ cho người bệnh suy tim

Trong nhiều trường hợp, điều trị hội chứng suy tim bằng thuốc vẫn chưa đủ để kiểm soát triệu chứng, người bệnh vẫn mệt mỏi, phù, khó thở, đau ngực nhiều… thì giải pháp tối ưu nhất để tránh phải tăng liều thuốc tây đó là sử dụng thuốc kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim từ thảo dược.

Theo các chuyên gia Tim mạch, người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm chứa thành phần dược liệu đã được chứng minh hiệu quả trên người bệnh tim mạch, chẳng hạn như nghiên cứu về Đan sâm của Đại học Hoshi (Nhật Bản) đã chứng minh rằng, hoạt chất Tanshinone IIA trong thảo dược này có tác dụng ngăn ngừa sự phì đại cơ tim. Hay nghiên cứu của Hoàng bá trên người bệnh suy tim độ 3, độ 4 của bệnh viện Thành Đô (Trung Quốc) cho thấy; tất cả những người bệnh tham gia nghiên cứu đều gia tăng phân suất tống máu, giảm rối loạn nhịp tim hiệu quả. Hiện nay Hoàng bá và Đan sâm đã có mặt trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống, cũng chính là sản phẩm đã giúp những người bệnh suy tim nặng như bác Đào Gia Đạt (0362.231.874 – thôn Đại Tự, xã Đại Tự, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) sống khỏe lên mỗi ngày. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của bác qua video dưới đây:

Bí quyết điều trị suy tim từ thảo dược chia sẻ từ người bệnh

Lối sống khoa học cho người bệnh suy tim

Một lối sống lành mạnh có thể ngăn chặn suy tim tiến triển ngay từ ban đầu. Do đó, người bệnh cần chú ý thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Bỏ hút thuốc lá, giảm lượng rượu bia.

– Ăn uống khoa học: giảm lượng muối, đường, chất béo trong khẩu phần ăn. Thay vì ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt trâu… thì nên ăn nhiều các loại thịt trắng như cá tươi, thịt gia cầm (đã loại bỏ da). Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám…

– Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya, hạn chế suy nghĩ hay lo lắng, bi quan về bệnh.

– Tập thể dục thể thao thường xuyên để cải thiện lưu thông tuần hoàn, tăng cường sức khỏe tim mạch. Các bài tập thích hợp cho người bệnh là yoga, thiền tịnh, đi bộ, đạp xe…

– Theo dõi các chỉ số cân nặng, huyết áp thường xuyên; nên ghi chép lại các chỉ số và thông báo cho bác sĩ nếu có sự thay đổi bất thường.

Can thiệp phẫu thuật   

Một số người bệnh suy tim dùng thuốc nhưng không thể kiểm soát các bệnh lý căn nguyên thì có thể cần phải can thiệp phẫu thuật. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật khác nhau, chẳng hạn như:

– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, nong mạch/đặt stent mạch vành nếu nguyên nhân suy tim là do bệnh mạch vành.

– Cấy máy điều hòa nhịp tim nếu nguyên nhân suy tim là do rối loạn nhịp tim.

– Ghép tim được áp dụng cho người bệnh suy tim giai đoạn cuối khi tất cả các phương pháp điều trị khác đều thất bại. Bác sĩ có thể loại bỏ một phần hoặc toàn bộ trái tim của bạn và thay thế bằng một trái tim nhân tạo hoặc tim khỏe mạnh từ người hiến tặng phù hợp.

Mặc dù không thể đảo ngược hội chứng suy tim nhưng các phương pháp điều trị có thể cải thiện triệu chứng và giúp bạn sống lâu hơn. Hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và lựa chọn sản phẩm hỗ trợ phù hợp để phòng ngừa biến chứng suy tim hiệu quả.

Xem thêm:

Vương Tâm Thống – giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị hội chứng suy tim

Suy tim nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho từng giai đoạn như thế nào?

Ds. Lê Lương

 

Ngày đăng: 27/05/2020


Nguồn tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-failure/symptoms-causes/syc-20373142

https://www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/what-is-high-output-heart-failure

https://www.healthline.com/health/heart-failure#treatments

 

 

Bài viết liên quan

Bệnh tim mạch

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu? Giải pháp để kéo dài tuổi thọ

Nhồi máu cơ tim là biến cố tim mạch nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong cao, hơn nữa còn để lại nhiều di…

Dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành có hiệu quả không?

Bệnh tim mạch

Dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành có hiệu quả không?

Ngày nay nhiều người đang có xu hướng kết hợp chữa bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim) bằng thảo dược song song với thuốc…

Bệnh tim mạch

Hẹp động mạch vành – Bệnh lý nguy hiểm không nên chủ quan

Hẹp động mạch vành là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể tiến triển nặng gâysuy tim, nhồi máu cơ tim, đe dọa…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày