Hội chứng mạch vành cấp và những cảnh báo từ trái tim

Hội chứng mạch vành cấp và những cảnh báo từ trái tim

Hội chứng mạch vành cấp là tên gọi của ba dạng bệnh mạch vành có liên quan đến sự tắc nghẽn của động mạch dẫn máu đến nuôi tim. Thời gian, mức độ và vị trí mạch máu bị tắc nghẽn sẽ quyết định loại hội chứng mạch vành cấp mà bạn đang gặp phải.

Các dạng hội chứng mạch vành cấp

Hội chứng mạch vành cấp tính bao gồm 3 dạng chính như sau:

– Đau thắt ngực không ổn định: là cơn đau thắt ngực có kèm theo ít nhất một trong 3 đặc điểm:

+ Xảy ra lúc bạn nghỉ ngơi hoặc chỉ gắng sức nhẹ, thời gian kéo dài trên 20 phút, dùng thuốc trị đau ngực nhóm nitrat (nitroglycerin) không thuyên giảm.

+ Đau thắt ngực dữ dội và cơn đau gần nhất xảy ra trong vòng 1 tháng.

+ Đau thắt ngực ổn định nhưng ngày càng nặng hơn: mức độ đau tăng lên, thời gian kéo dài hoặc xuất hiện thường xuyên hơn.

– Nhồi máu cơ tim không có đoạn ST chênh lên (NSTEMI): Hội chứng mạch vành cấp này có thể không gây ra những thay đổi trên điện tâm đồ (ECG). Tuy nhiên, xét nghiệm máu đã cho thấy cơ tim bị tổn thương. Trong NSTEMI, sự tắc nghẽn mạch vành có thể chỉ là tạm thời nên mức độ thiệt hại tương đối nhỏ.

– Nhồi máu cơ tim đoạn ST chênh lên (STEMI): Mạch vành bị tắc nghẽn đột ngột trong thời gian dài, kích thước vùng tổn thương cơ tim lớn, gây ra những thay đổi trên điện tâm đồ, xét nghiệm máu cho thấy các chất chỉ điểm của tình trạng cơ tim tổn thương.

Nguyên nhân gây hội chứng mạch vành cấp  

Hội chứng mạch vành cấp có thể là hậu quả của 5 quá trình bệnh lý sau:

– Mảng xỡ mạch vành bị nứt vỡ, tại đó sẽ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn hoàn toàn động mạch. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hội chứng mạch vành cấp.

– Co thắt động mạch vành.

– Do mảng xơ vữa phát triển quá dày gây tắc hẹp mạch vành nghiêm trọng hoặc tái tắc hẹp sau đặt stent động mạch vành.

– Viêm, nhiễm trùng: sự hoạt hóa các chất và tế bào gây viêm có thể khiến mảng xơ vữa bị nứt vỡ và co thắt động mạch vành.

– Tăng nhu cầu oxy của cơ tim ở người bệnh mạch vành trong các bệnh lý như cường giáp, thiếu máu, sốt cao…

Các yếu tố nguy cơ gây hội chứng mạch vành cấp

Một số yếu tố nguy cơ dưới đây có thể góp phần gây ra hội chứng mạch vành cấp:

– Hút thuốc lá.

– Tăng huyết áp vô căn.

– Rối loạn lipid máu: Tăng cholesterol, triglycerid và LDL máu; giảm HDL.

– Bệnh tiểu đường

– Tuổi cao

– Béo phì, thừa cân

– Ít vận động thể lực

– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh mạch vành sớm (nam ≤ 55 tuổi, nữ ≤ 65 tuổi).

– Căng thẳng tâm lý kéo dài

– Chế độ ăn uống không lành mạnh: nhiều chất béo, đường, tinh bột.

– Bệnh tăng Homocysteine máu do thiếu hụt vitamin B12, B6, folate… dễ gây ra cục máu đông.

– Tiền sử huyết áp cao, tiền sản giật hoặc tiểu đường khi mang thai

– Nhiễm Covid-19

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây hội chứng mạch vành cấp

Hội chứng mạch vành cấp có thể xảy ra bất ngờ với bất kể ai trong số chúng ta. Để được tư vấn giải pháp phòng ngừa hiệu quả hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 0988.024.366

Các biểu hiện của hội chứng mạch vành cấp

– Đau ngực, nặng ngực, khó chịu sau xương ức đôi khi ở thượng vị, lan lên cổ, hàm, lưng, bụng, vai, cánh tay trái và kéo dài trên 20 phút; có thể xảy ra khi nghỉ ngơi hoặc gắng sức nhẹ.

– Khó thở

– Chóng mặt, ngất xỉu

– Toát mồ hôi, da tái lạnh, tụt huyết áp.

– Buồn nôn do dây thần kinh phế vị bị kích thích.

– Mệt mỏi bất thường không giải thích được

– Khó tiêu, đầy bụng, buồn đi cầu nhưng không thể đi được.

– Tim đập nhanh

– Cảm thấy bồn chồn, lo lắng vô cớ.

– Các dấu hiệu của suy tim trái: ho mạn tính, thở khò khè; sưng phù bàn chân, mắt cá chân, bụng trướng…

Đau ngực là triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng mạch vành cấp. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng bệnh lý khác của bạn. Hội chứng mạch vành cấp không đau ngực thường gặp ở phụ nữ, người cao tuổi hoặc người bệnh tiểu đường.

Chẩn đoán hội chứng mạch vành cấp

Nếu bạn đang có các dấu hiệu liên quan đến hội chứng mạch vành cấp tính, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm sau để đưa ra chẩn đoán chính xác:

– Điện tâm đồ

– Xét nghiệm máu

– Chụp mạch vành

– Siêu âm tim

– Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành

– Kiểm tra khả năng gắng sức của tim

Điều trị hội chứng mạch vành cấp

Điều trị nội khoa bằng thuốc

– Thuốc làm tan huyết khối: giúp làm tan cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch.

– Thuốc hạ mỡ máu nhóm statin: giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu và ổn định các mảng xơ vữa, ngăn ngừa nứt vỡ.

– Thuốc giảm đau: Morphin có thể được tiêm đường tĩnh mạch và nhắc lại sau mỗi 5 – 15 phút.

– Thuốc giãn mạch nhóm nitrat: Người bệnh trong thời gian chờ cấp cứu có thể dùng nitroglycerin dạng xịt hoặc ngậm dưới lưỡi để giảm nhanh cơn đau thắt ngực, mỗi liều cách nhau 5 phút, tối đa không dùng quá 3 liều. Trong bệnh viện, người bệnh sẽ được truyền tĩnh mạch chậm để kiểm soát cơn đau ngực, huyết áp cao, phù phổi cấp. Không dùng thuốc cho người bệnh có huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg, nhịp tim chậm dưới 50 nhịp/phút hoặc nhanh hơn 100 nhịp/phút.

– Thuốc chẹn beta: nên được dùng trong 24 giờ đầu cho tất cả trường hợp bị nhồi máu cơ tim cấp để ổn định nhịp tim, hạ huyết áp nếu người bệnh không có dấu hiệu suy tim, giảm cung lượng tim, hen phế quản, block nhĩ thất độ 2 – độ 3, chống chỉ định với thuốc chẹn beta giao cảm.

– Thuốc ức chế men chuyển: nên dùng trong vòng 24 giờ đầu sau khi bị hội chứng mạch vành cấp, trừ khi có chống chỉ định hoặc huyết áp tụt quá mức (Huyết áp tâm thu dưới 100mmHg).

– Thuốc kháng aldosterol: là thuốc lợi tiểu được dùng cho người bệnh sau hội chứng mạch vành cấp, không có suy thận nặng hay tăng kali máu, những người đã được điều trị với thuốc ức chế men chuyển, có triệu chứng của suy tim, đái tháo đường.

– Thuốc chẹn kênh canxi: được dùng để kiểm soát các triệu chứng khi người bệnh không dung nạp với một trong 2 nhóm thuốc nitrate và thuốc chẹn beta giao cảm; hoặc người bệnh bị hội chứng mạch vành cấp do co thắt động mạch vành.

Phẫu thuật điều trị hội chứng mạch vành cấp

Bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện một trong những phẫu thuật sau để nhanh chóng khôi phục lưu lượng máu đến nuôi cơ tim:

– Nong mạch và đặt stent: Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ luông một ống dài, nhỏ (ống thông) đến vị trí động mạch bị tắc nghẽn. Bóng nong gắn ở đầu ống được bơm căng để nén mảng xơ vữa lại. Ống lưới (stent) thường được đặt ngay tại vị trí vừa nong bóng để giữ cho động mạch được mở thông.

– Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Bác sĩ sẽ lấy một đoạn mạch máu khỏe mạnh từ một bộ phận khác trên cơ thể bạn để tạo thành một “tuyến đường mới” dẫn máu đến nuôi cơ tim, bỏ qua đoạn mạch bị tắc.

Hướng dẫn cách phòng ngừa hội chứng mạch vành cấp

Thay đổi lối sống lành mạnh cho tim là một phần quan trọng của việc ngăn ngừa hội chứng mạch vành cấp. Các chuyên gia Tim mạch khuyên bạn nên:

– Bỏ hút thuốc lá: Nếu bạn đang hút thuốc thì cần từ bỏ ngay. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh xa môi trường phải hít khói thuốc thụ động.

– Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim: Tăng khẩu phần trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên cám, sữa ít béo và thịt trắng (gia cầm, cá, hải sản); cắt giảm thịt đỏ, tinh bột, đường.

– Tăng cường vận động: Nếu bạn chưa từng tập thể dục trước đây, hãy bắt đầu thói quen này với những bài tập vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga…

– Kiểm soát mỡ máu: Kiểm tra mức cholesterol trong máu của bạn thường xuyên, hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, sữa béo, mỡ động vật… Nếu bác sĩ đã kê toa thuốc statin hoặc thuốc giảm cholesterol khác, hãy uống thuốc hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Kiểm soát huyết áp: Đo huyết áp hằng ngày và dùng thuốc hạ áp theo đơn của bác sĩ.

– Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân sẽ làm tăng khối lượng công việc cho tim của bạn và có thể góp phần gây ra cholesterol cao, huyết áp cao, tiểu đường, các bệnh bệnh tim mạch khác.

– Quản lý căng thẳng: Để giảm nguy cơ đau tim, hãy giảm căng thẳng trong cuộc sống của bạn bằng cách sắp xếp lại công việc, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Hãy nói chuyện với bác sĩ tâm lý nếu bạn cần được tư vấn giải pháp để kiểm soát căng thẳng.

– Hạn chế sử dụng rượu bia: Uống nhiều hơn 2 đồ uống có cồn mỗi ngày có thể làm tăng huyết áp. Vì vậy, bạn nên uống rượu bia một cách điều độ.

– Sử dụng sản phẩm thảo dược: Người bệnh nên bổ sung sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần thảo dược có tác dụng chống đông máu, ổn định mảng xơ vữa và tăng tính bền thành mạch như Bồ hoàng, Natto, Hoàng bá… có trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Giải pháp này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch tiến triển và phòng tránh hội chứng mạch vành cấp cho người bệnh về lâu dài. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của một người bệnh mạch vành nặng, từng trải qua hội chứng mạch vành cấp đã ngăn chặn nguy cơ tái phát hiệu quả chia sẻ về liệu pháp này tại video dưới đây:

Bí quyết thảo dược phòng tránh hội chứng mạch vành cấp an toàn, hiệu quả

Hội chứng mạch vành cấp là tình trạng cấp cứu đặc biệt nguy hiểm. Bạn hãy chủ động phòng ngừa bằng cách tuân thủ theo những lời khuyên hữu ích trên để ngăn chặn biến cố xảy ra gây tổn thương tim và đe dọa tính mạng.

Có thể bạn quan tâm:

Vương Tâm Thống và những lợi ích thiết thực cho người bệnh tim mạch

Bệnh mạch vành – Tổng quan từ nguyên nhân đến cách điều trị hiệu quả

 

Tác giả: Dược sĩ Lê Lương

Ngày đăng: 05/02/2021

Bài viết liên quan

Bệnh tim mạch

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu? Giải pháp để kéo dài tuổi thọ

Nhồi máu cơ tim là biến cố tim mạch nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong cao, hơn nữa còn để lại nhiều di…

Dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành có hiệu quả không?

Bệnh tim mạch

Dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành có hiệu quả không?

Ngày nay nhiều người đang có xu hướng kết hợp chữa bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim) bằng thảo dược song song với thuốc…

Bệnh tim mạch

Hẹp động mạch vành – Bệnh lý nguy hiểm không nên chủ quan

Hẹp động mạch vành là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể tiến triển nặng gâysuy tim, nhồi máu cơ tim, đe dọa…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày