Xinchaobacsy.com

Đau thắt ngực không ổn định có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim!

Đau thắt ngực không ổn định có thể đến bất chợt ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi với tính chất dữ dội, đó có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cần được cấp cứu khẩn cấp. Hãy học cách nhận biết và xử trí đúng khi cơn đau thắt ngực không ổn định xảy ra ngay sau đây. 

Đau thắt ngực không ổn định là gì?  

Đau thắt ngực không ổn định còn được gọi là hội chứng mạch vành cấp tính, thường xảy đến một cách đột ngột, không thể dự đoán từ trước. Cơn đau có thể xuất hiện khi bạn nghỉ ngơi, đang ngủ hoặc vận động nhẹ, có thể không hoặc ít đáp ứng với thuốc trị đau thắt ngực nhóm nitrat. Nếu không được điều trị, cơn đau thắt ngực không ổn định có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân gây đau thắt ngực không ổn định  

Động mạch vành bị tắc nghẽn đột ngột làm giảm nghiêm trọng lượng máu đến nuôi tim chính là nguyên nhân gây ra cơn đau thắt ngực không ổn định. Nguồn gốc của sự tắc nghẽn này là do sự tích tụ của các mảng xơ vữa bám trong thành động mạch, chúng phát triển quá dày và bị nứt vỡ. Tại vị trí nứt vỡ, cục máu đông nhanh chóng được hình thành để sửa chữa tổn thương, điều này vô tình lại khiến động mạch tắc nghẽn nghiêm trọng hơn. Khi cơ tim không được nhận đủ máu và oxy, người bệnh sẽ cảm thấy đau thắt ngực.

Ai có nguy cơ cao bị đau thắt ngực không ổn định?

Nếu có càng nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây, bạn càng dễ gặp phải cơn đau thắt ngực không ổn định:

– Bệnh tiểu đường.

– Béo phì.

– Tiền sử gia đình mắc bệnh tim.

– Huyết áp cao.

– Rối loạn lipid máu.

– Hút thuốc lá.

– Lối sống ít vận động.

– Nam giới từ 45 tuổi trở lên và phụ nữ từ 55 tuổi trở lên.

Dấu hiệu nhận biết cơn đau thắt ngực không ổn định

Cảm nhận về cơn đau thắt ngực không ổn định có thể khác nhau tùy từng người. Thông thường, người bệnh sẽ xuất hiện một số các triệu chứng sau:

– Ngực căng tức như bị đè nén, cảm giác như bị bóp nghẹt lấy tim, có người lại cảm thấy đau nhói, bỏng rát ngực.

– Đau lan dọc cánh tay đến ngón tay cái, hàm trái và lan ra sau lưng.

– Buồn nôn.

– Lo lắng, bồn chồn vô cớ.

– Vã mồ hôi lạnh.

– Hụt hơi.

– Chóng mặt.

– Mệt mỏi không thể giải thích được nguyên nhân.

Hãy cẩn trọng với những cơn đau ngực kéo dài hơn bình thường, kèm theo những biểu hiện như trên, đặc biệt là khi dùng thuốc giãn mạch nhóm nitrat nhưng cơn đau không thuyên giảm, hãy nghĩ ngay đến cơn đau thắt ngực không ổn định.

Chẩn đoán xác định cơn đau thắt ngực không ổn định

Để xác định cơn đau ngực của bạn có phải là cơn đau thắt ngực không ổn định hay không, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán sau:

– Xét nghiệm máu: để kiểm tra nồng độ creatine kinase và troponin, đây là 2 chất chỉ điểm cho thấy cơ tim bị tổn thương.

– Điện tâm đồ: để phát hiện nhịp tim bất thường cho thấy lưu lượng máu tuần hoàn trong mạch vành bị giảm sút.

– Siêu âm tim: cho thấy hình ảnh bên trong tim tiết lộ bằng chứng về các vấn đề liên quan đến lưu lượng máu tuần hoàn.

– Nghiệm pháp gắng sức: để xác định thời điểm, tính chất cơn đau thắt ngực khi vận động.

– Chụp mạch vành: là xét nghiệm phổ biến và chính xác nhất để đánh giá vị trí mảng xơ vữa và mức độ tắc hẹp động mạch vành.

Đau thắt ngực không ổn định có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày

Xử trí cơn đau thắt ngực không ổn định

Sử dụng thuốc

Để giảm cơn đau thắt ngực và điều trị nguyên nhân gây ra cơn đau, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số loại thuốc sau:

– Thuốc làm loãng máu như aspirin, heparin, clopidogrel… giúp máu lưu thông dễ dàng hơn qua động mạch vành, hạn chế cục máu đông xuất hiện gây nghẽn mạch.

– Thuốc hạ huyết áp giúp giảm khối lượng công việc cho tim, hạn chế tác động của huyết áp lên mảng xơ vữa động mạch.

– Thuốc hạ mỡ máu giúp làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

– Thuốc an thần để giảm bớt sự lo âu, căng thẳng.

– Thuốc chống loạn nhịp tim.

Sử dụng thảo dược

Để dự phòng cơn đau thắt ngực không ổn định tái phát trong tương lai, người bệnh nên sử dụng sớm những thảo dược đã được nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng làm giảm cơn đau thắt ngực và ngăn xơ vữa động mạch tiến triển như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Natto…

Theo nghiên cứu của Đại học Dược Quốc gia Chungnam (Hàn Quốc), hoạt chất naringenin trong Bồ hoàng có tác dụng giãn mạch, tăng tưới máu nuôi tim, chống xơ vữa động mạch và giảm mỡ máu hiệu quả. Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Học viện Quân Y về Đỏ ngọn cũng cho thấy, trong thảo dược này chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng triệt tiêu các gốc tự do, chống viêm để bảo vệ thành động mạch, ổn định mảng xơ vữa. Khi kết hợp cùng Natto có tác dụng chống cục máu đông tự nhiên sẽ tạo nên giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn cơn đau thắt ngực không ổn định xuất hiện. Hiện nay các thảo dược này đã có mặt trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống, người bệnh có thể sử dụng kết hợp cùng thuốc tây để kiểm soát cơn đau ngực hiệu quả hơn.

Nếu bạn quan tâm và muốn được tư vấn chi tiết về giải pháp phòng ngừa cơn đau thắt ngực không ổn định từ thảo dược, vui lòng liên hệ tổng đài 0988.024.366 hoặc zalo 0972053003 để được tư vấn chi tiết.

Phẫu thuật

Nếu bạn bị tắc nghẽn động mạch vành nghiêm trọng, dùng thuốc làm tan cục máu đông không còn hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật xâm lấn như nong mạch, đặt stent mạch vành để mở thông lòng mạch bị tắc nghẽn. Trường hợp mạch vành bị tắc nghẽn ở nhiều vị trí, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành sẽ được thực hiện để định tuyến lại dòng chảy của máu đi qua đoạn mạch bị tắc nghẽn bằng một con đường khác nhằm cải thiện lưu lượng máu đến nuôi tim.

Đặt stent để điều trị và dự phòng cơn đau thắt ngực không ổn định

Thay đổi lối sống

Bất kể tình trạng đau thắt ngực không ổn định mà bạn đang gặp phải là nặng hay nhẹ thì việc thay đổi lối sống cũng luôn cần được duy trì thường xuyên. Bạn cần:

– Ăn uống khoa học: Chế độ ăn được khuyến cáo là ăn nhạt, giảm chất béo, đường và tăng cường ăn nhiều chất xơ từ rau quả, bổ sung chất béo có lợi cho tim mạch từ cá tươi, các loại hạt khô…

– Hạn chế căng thẳng: Một số bài tập như yoga, thiền, hít thở sâu, nghe nhạc nhẹ… có thể giúp bạn giải tỏa tâm lý lo âu, căng thẳng, giảm áp lực cho tim.

– Tập thể dục nhiều hơn: Giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch. Mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục, chú ý lựa chọn bài tập vừa sức, tránh để gắng sức sẽ làm tăng gánh nặng cho tim.

– Giảm cân: Người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ bị đau thắt ngực không ổn định cao hơn người có thể trạng bình thường. Do đó, bạn cần chú ý duy trì cân nặng hợp lý bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục thường xuyên.

– Bỏ hút thuốc: Khói thuốc gây co thắt và làm tổn thương mạch máu nghiêm trọng hơn, vì vậy bạn cần từ bỏ thuốc lá (nếu có hút) và tránh xa môi trường có khói thuốc lá.

Hướng tới một lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện cơn đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim trong tương lai. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn bài tập và chế độ ăn uống phù hợp nhất cho mình.

Xem thêm:

Vương Tâm Thống – Giải pháp thảo dược cho người bị đau tim, đau thắt ngực

Đau thắt ngực do bệnh mạch vành – Đừng vội đánh mất hy vọng

 

Dược sĩ Lê Lương

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch