Đau thắt ngực có thể xuất hiện và biến mất nhanh chóng nhưng bạn đừng vội bỏ qua thông điệp này từ trái tim, đó là có thể là dấu hiệu của một vấn đề tim mạch đe dọa tính mạng. Điều quan trọng bạn cần làm ngay bây giờ là tìm hiểu điều gì đang xảy ra với trái tim và biết cách kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Tóm tắt bài viết
Cơn đau thắt ngực có biểu hiện như thế nào?
Đau thắt ngực thường xuất hiện ở giữa ngực hoặc hơi lệch về bên trái, phía sau xương ức. Mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau về cơn đau thắt ngực. Có người cảm thấy như tim bị bóp nghẹt, thắt chặt hay như có vật nặng đè lên ngực; một số khác lại cảm thấy châm chích, bỏng rát như có vật nhọn đâm vào tim. Cơn đau có thể lan ra cổ, vai, hàm, mặt trong cánh tay xuống đến ngón tay trái; hoặc lan ra sau lưng, xuống bụng.
Trong cơn đau, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như chóng mặt, mệt mỏi, ợ nóng, buồn nôn, khó thở, vã mồ hôi lạnh…
Phân loại đau thắt ngực
– Đau thắt ngực ổn định: là dạng phổ biến nhất, thường kéo dài một vài phút và biến mất khi bạn nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc. Đau thắt ngực ổn định thường bị kích hoạt bởi các hoạt động thể chất như leo cầu thang, tập thể dục, đi bộ; căng thẳng tâm lý, nhiễm lạnh đột ngột, sau một bữa ăn thịnh soạn và hút thuốc lá… Khi đó, nhu cầu máu của tim tăng lên nhưng động mạch vành lại bị thu hẹp, làm giảm lượng máu đến tim dẫn tới đau ngực. Bạn thường có thể dự đoán thời điểm xảy ra cơn đau với tính chất tương tự như những lần trước đó.
– Đau thắt ngực không ổn định: Cơn đau thường xảy ra bất ngờ với mức độ dữ dội, kéo dài hơn 30 phút, biến mất và quay trở lại nhiều lần; không thuyên giảm khi bạn nghỉ ngơi hay dùng thuốc. Dạng đau thắt ngực này có thể xảy ra bất ngờ, ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi nên rất khó dự đoán trước. Đau thắt ngực không ổn định có thể là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cần được xử trí khẩn cấp.
– Đau thắt ngực vi mạch: Đau thắt ngực vi mạch xuất hiện ở phụ nữ phổ biến hơn nam giới, thường kéo dài từ 10 phút và có thể lên tới 30 phút. Đau thắt ngực dạng này có thể không liên quan đến tắc nghẽn động mạch vành chính, mà lại do các động mạch vành nhỏ nhất (vi mạch vành) nằm sâu dưới lớp cơ tim bị co thắt.
– Đau thắt ngực biến thể Prinzmetal: thường xảy ra vào ban đêm do động mạch vành bị co thắt đột ngột làm thu hẹp lòng mạch tạm thời. Các yếu tố như căng thẳng tâm lý, hút thuốc lá, tác dụng phụ của một số loại thuốc, chất kích thích… có thể kích hoạt cơn đau thắt ngực biến thể.
Nguyên nhân gây đau thắt ngực
Đau thắt ngực là biểu hiện cho thấy lượng máu đến nuôi cơ tim bị suy giảm. Tùy thuộc vào dạng đau thắt ngực mà nguyên nhân làm giảm lượng máu đến cơ tim có thể khác nhau. Đối với đau thắt ngực ổn định và không ổn định thì nguyên nhân là do sự xuất hiện của mảng xơ vữa hoặc cục máu đông bên trong động mạch, cản trở dòng máu đến nuôi tim. Đối với đau thắt ngực vi mạch và đau thắt ngực Prinzmetal thì nguyên nhân lại do mạch vành bị co thắt đơn thuần và không liên quan đến xơ vữa động mạch.
Đau thắt ngực còn liên quan đến một số yếu tố nguy cơ khác như tuổi cao, tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim, cao huyết áp, mỡ máu cao, bệnh tiểu đường, béo phì, lười vận động, hút thuốc lá…
Dù đau thắt ngực xuất phát từ nguyên nhân nào đi nữa thì việc phát hiện sớm và trị kịp thời vẫn sẽ là quan trọng nhất.
Chẩn đoán nguyên nhân gây đau thắt ngực
Một số thăm khám sau có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra đau thắt ngực của bạn:
– Điện tâm đồ: để kiểm tra hoạt động điện tim và nhịp tim của bạn.
– Nghiệm pháp gắng sức: nhằm kiểm tra hoạt động của tim trong lúc bạn đang tập thể dục.
– Xét nghiệm máu: để xác định các chất chỉ điểm trong máu, phản ánh tình trạng nhồi máu cơ tim đang xảy ra.
– Chụp X quang lồng ngực: nhằm loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra đau thắt ngực, chẳng hạn như bệnh phổi.
– Đặt ống thông tim: Ống kim loại dài mảnh được luồn vào động mạch để kiểm tra lưu lượng máu và áp lực tại động mạch vành.
– Chụp mạch vành: cho thấy hình ảnh của mạch máu trên phim chụp X quang, thủ tục này có thể kết hợp cùng lúc với thông tim.
Điều trị đau thắt ngực
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương mạch vành. Đối với những người bị đau thắt ngực nhẹ, thuốc và thay đổi lối sống là chỉ định hàng đầu để kiểm soát triệu chứng:
Điều trị nội khoa bằng thuốc
– Thuốc giãn mạch: phổ biến nhất là nhóm thuốc nitrat được bào chế dưới nhiều dạng dùng khác nhau như dạng xịt, đặt dưới lưỡi, tiêm tĩnh mạch, dạng uống… Khi vào cơ thể, các thuốc này làm giãn động mạch vành, tăng lưu thông máu đến tim nên làm giảm cơn đau thắt ngực nhanh chóng.
Ngoài ra, người bệnh có thể được dùng một số thuốc giãn mạch khác thuộc nhóm chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển angiotensin, chẹn thụ thể angiotensin II, ranolazine…
– Thuốc chống đông máu: giúp ngăn ngừa cục máu đông hình thành gây tắc mạch. Các thuốc phổ biến là Aspirin, Clopidogrel…
– Thuốc hạ mỡ máu: thường dùng nhất là nhóm statin. Thuốc được chỉ định khi bạn có mỡ máu tăng cao vượt ngưỡng cho phép.
Sử dụng sản phẩm thảo dược
Các thuốc tây có thể nhanh chóng làm giảm đau thắt ngực nhưng để dự phòng cơn đau tái phát, về lâu dài cần kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có tác dụng giãn mạch, chống xơ vữa và ngăn ngừa cục máu đông như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống.
Nghiên cứu của Đại học Dược Quốc gia Chungnam (Hàn Quốc) đã chứng minh khả năng chống xơ vữa động mạch của thành phần Bồ hoàng có trong Vương Tâm Thống, đây cũng là vị thảo dược tiềm năng giúp loại bỏ mỡ máu tích tụ trong động mạch. Trong sản phẩm này còn bổ sung chiết xuất Natto – một vị thuốc có tác dụng chống đông máu thiên nhiên rất an toàn, hiệu quả. Sử dụng Vương Tâm Thống cùng thuốc tây là giải pháp hữu hiệu để giúp bạn thoát khỏi nỗi ám ảnh vì cơn đau thắt ngực. Đó cũng chính là thông điệp được chia sẻ từ những người bệnh trong video dưới đây:
Bí quyết trị đau thắt ngực từ thảo dược tự nhiên
Thay đổi lối sống
– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế muối ăn, đường và chất béo có trong các loại thịt đỏ, mỡ động vật, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, đồ ăn chế biến sẵn… Tăng cường ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, sữa tách béo, cá tươi… Không ăn quá no, nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
– Tăng cường vận động: Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu và kiểm soát tốt hơn các yếu tố nguy cơ gây đau thắt ngực như tăng huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường…
– Tránh xa thuốc lá, chất kích thích: Bỏ hút thuốc và tránh xa môi trường có khói thuốc vì độc chất trong thuốc lá vừa gây co thắt, vừa làm tổn thương mạch máu nghiêm trọng hơn… Ngoài thuốc lá, bạn cũng cần hạn chế sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, nước tăng lực, cà phê, trà đặc…
– Hạn chế căng thẳng: Stress, lo lắng kéo dài là yếu tố khởi phát đau thắt ngực. Do đó, bạn cần học cách kiểm soát các trạng thái cảm xúc tiêu cực này bằng cách nghe nhạc nhẹ, tập yoga, thiền tịnh, tâm sự cùng người thân…
Can thiệp ngoại khoa
Trường hợp dùng thuốc và thay đổi lối sống nhưng cơn đau thắt ngực vẫn tái diễn liên tục, mạch vành tắc hẹp quá nặng, bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật để khơi thông dòng máu đến nuôi tim. 2 phương pháp được áp dụng phổ biến nhất là:
– Nong mạch vành, đặt stent: Trong phương pháp này, bóng nong gắn ở 1 đầu dây kim loại mảnh được luồn đến vị trí tắc hẹp và bơm căng để ép mảng xơ vữa vào thành mạch; stent (khung kim loại) được đặt lại để giữ cho động mạch được cố định.
– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: thực hiện khi mạch vành tắc nghẽn nhiều đoạn mà không thể đặt stent. Trong phẫu thuật này, một đoạn mạch máu khỏe mạnh được làm thành cầu nối để dẫn máu bắc qua đoạn mạch bị tổn thương.
Đau thắt ngực là triệu chứng tim mạch khá phổ biến nhưng rất dễ gây nhầm lẫn với các vấn đề ở phổi, tiêu hóa… Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng đau thắt ngực thường xuyên, đừng chủ quan mà hãy dành thời gian đi khám sớm để được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp.
Vương Tâm Thống – Giải pháp thảo dược cho người bị đau tim, đau thắt ngực