Biến chứng sau khi đặt stent và lưu ý để phòng tránh

Biến chứng sau khi đặt stent và lưu ý để phòng tránh

Mặc dù đặt stent đã tạo ra một cuộc cách mạng trong điều trị xơ vữa động mạch, nhưng biến chứng sau khi đặt stent mạch vành vẫn còn là nỗi lo ngại đối với đa số người bệnh. Trước khi quyết định thực hiện thủ thuật, bạn cần nắm rõ những rủi ro có thể gặp phải để chủ động phòng tránh.

Các biến chứng sau khi đặt stent mạch vành

Biến chứng cục máu đông

Cục máu đông (huyết khối) là biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra bất kì lúc nào kể cả trong và ngay sau can thiệp, gây tắc nghẽn ngay tại vị trí đặt stent dẫn đến nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, cục máu đông còn có thể di chuyển đến mạch não, mạch phổi gây đột quỵ não, thuyên tắc phổi đe dọa tính mạng. Do đó, người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc chống đông máu theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa biến chứng này.

Cục máu đông là biến chứng đáng lo ngại nhất sau đặt stent mạch vành

Chảy máu quá mức

Sử dụng thuốc kháng đông sau đặt stent mạch vành có thể gây ra biến chứng chảy máu quá mức, hậu quả nguy hiểm nhất là xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày. Một số trường hợp nhẹ hơn có thể gây bầm tím, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam… Với những người bệnh có tiền sử rối loạn đông máu hoặc xuất huyết dạ dày cần thông báo với bác sĩ về tình trạng này trước khi thực hiện can thiệp đặt stent mạch vành.

Tái tắc hẹp sau đặt stent mạch vành

Đặt stent không phải là giải pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh mạch vành. Thực tế sau một thời gian, mạch vành có thể bị tắc nghẽn trở lại ngay tại vị trí đặt stent do sự tăng sinh của tế bào cơ trơn thành mạch máu. Tỷ lệ biến chứng tái tắc hẹp sau đặt stent có thể vào khoảng 15% đối với stent trần và 10% đối với stent có phủ thuốc chống tắc hẹp.

Nếu bạn được chỉ định can thiệp đặt stent mạch vành nhưng còn lo lắng về những biến chứng sau khi đặt stent? Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo tổng đài 0988.024.366 để được tư vấn giải pháp phòng tránh biến chứng hiệu quả.

Tổn thương động mạch

Quá trình can thiệp mạch vành có thể gây làm rách, vỡ động mạch và gây chảy máu trong; thường xảy ra nhất là ngay tại vị trí nong bóng để nén mảng xơ vữa lại trước khi đặt stent mạch vành. Để xử lý biến chứng này, bác sĩ có thể thực hiện bơm mỡ tự thân, đặt stent có màng bọc (cover stent) hoặc mổ cấp cứu để bắc cầu động mạch vành trong những trường hợp khẩn cấp.

Dị ứng với thuốc cản quang

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị dị ứng với thuốc cản thuốc cản quang được sử dụng để hiển thị mạch máu trên phim chụp X – quang khi thực hiện thủ thuật. Một số trường hợp hiếm gặp, thuốc cản quang có thể gây tổn thương thận.

Rối loạn nhịp tim

Tim có thể đập quá nhanh, quá chậm trong quá trình đặt stent mạch vành, nguy hiểm nhất là rối loạn nhịp tim dạng rung nhĩ có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông. Rối loạn nhịp tim thường không kéo dài nhưng đôi khi người bệnh phải dùng đến thuốc chống loạn nhịp tim hoặc đặt máy tạo nhịp tạm thời.

Nhiễm trùng

Nếu vết rạch để luồn ống thông ở chân hoặc cánh tay của bạn chuyển sang màu đỏ, chảy dịch vàng, nâu; sưng, đau hoặc phát sốt thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Thống kê cho thấy, có tới 40% người bệnh sau đặt stent có nguy cơ tử vong vì nhiễm trùng.

Khi nào nên gọi cho bác sĩ?

Nếu gặp phải những triệu chứng sau đây, bạn cần đi khám ngay lập tức vì đó là dấu hiệu của biến chứng sau khi đặt stent cần được xử trí sớm:

– Chảy máu, sưng, đau hoặc khó chịu tại vị trí đặt ống thông.

– Đỏ, sưng, chảy dịch hoặc sốt cao, ớn lạnh.

– Thay đổi về thân nhiệt hoặc màu sắc da ở cánh tay hoặc chân nơi thực hiện thủ thuật.

– Mệt mỏi cùng cực.

– Đau thắt ngực.

– Khó thở.

Sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí đặt ống thông là dấu hiệu của biến chứng nhiễm trùng sau khi đặt stent.

Lưu ý để phòng ngừa biến chứng sau khi đặt stent

Chăm sóc trong 5 ngày đầu tiên sau khi đặt stent mạch vành

Trong 5 ngày đầu tiên, bạn chỉ nên thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, chăm sóc cây cảnh, dắt chó đi dạo, vệ sinh cá nhân… Đồng thời, bạn cũng cần chú ý uống nhiều nước để nhanh chóng đào thải thuốc cản quang ra khỏi cơ thể. Sau 5 ngày, bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn đã có thể tăng mức độ vận động lên hay chưa, nhưng bạn cũng cần chú ý hạn chế vận động gắng sức vì có thể dẫn đến khó thở, mệt mỏi hoặc đau ngực. Thông thường, sau khoảng 3 – 4 tuần là bạn đã có thể vận động bình thường trở lại.

Duy trì chế độ ăn, luyện tập khoa học

Sau khi xuất viện, việc chăm sóc sau đặt stent cần phải được kiểm soát chặt chẽ hơn. Bạn sẽ phải thay đổi lối sống bằng những thói quen lành mạnh như tập thể dục vừa sức 30 phút/ngày, cải thiện chế độ ăn uống như ăn nhạt, cắt giảm thực phẩm chứa nhiều chất béo như thịt đỏ, mỡ, nội tạng và tăng cường ăn nhiều rau quả, cá tươi, ngũ cốc nguyên cám. Điều quan trọng nhất là phải bỏ hút thuốc lá, thuốc lào (nếu có hút); hạn chế uống nhiều bia rượu…

Dùng thuốc kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ phù hợp

Bên cạnh việc tuân thủ các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp sử dụng cùng những thảo dược có tác dụng chống đông máu, ức chế sự tăng sinh của tế bào cơ trơn thành mạch, ngăn xơ vữa động mạch phát triển như Bồ hoàng, Hoàng bá, Mạch môn… Giải pháp này sẽ giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe, đồng thời giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các biến chứng sau khi đặt stent mạch vành. Đó cũng chính là bí quyết để sống khỏe mạnh với stent mạch vành mà bác Phạm Văn Nhạc (số nhà 48, ngõ 171, đường Trần Thái Tông, phường Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình – 0915.464.796) đã áp dụng, mời bạn lắng nghe chia sẻ của bác tại video dưới đây:

Bí quyết sống khỏe, ngăn ngừa biến chứng sau khi đặt stent mạch vành

Tái khám sức khỏe định kì

Đa số người bệnh sau đặt stent mạch vành sẽ phải tái khám lại sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng khi tình trạng sức khỏe được ổn định. Đôi khi, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện bài kiểm tra khả năng làm việc của tim khi tập thể dục sau 3 – 6 tuần làm thủ thuật. Kết quả của bài kiểm tra sẽ giúp hướng dẫn bác sĩ đề xuất mức độ vận động thích hợp cho bạn. Các chương trình phục hồi chức năng tim có giám sát bởi chuyên gia y tế sẽ được thiết kế để giúp bạn có một trái tim khỏe hơn và giảm các yếu tố nguy cơ gây tắc nghẽn động mạch trong tương lai.

Mặc dù đặt stent còn tiềm ẩn những rủi ro nhất định nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh biến chứng sau khi đặt stent bằng cách chủ động thực hiện theo những hướng dẫn trên. Nếu có bất kì thắc mắc liên quan đến can thiệp đặt stent và cách điều trị bệnh mạch vành, bạn vui lòng để lại bình luận ngay dưới bài viết này để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm:

Giải pháp thảo dược giúp phòng tránh biến chứng sau khi đặt stent mạch vành

Đặt stent mạch vành và những điều bạn cần biết trước khi can thiệp

Dược sĩ Lê Lương

Tham vấn Y khoa: GS. TS Phạm Gia Khải

Ngày đăng: 15/06/2021


Nguồn tham khảo

http://www.secondscount.org/treatments/treatments-detail-2/after-your-angioplasty–stenting-procedure#.YKNh67czbccdv

Bài viết liên quan

Bệnh tim mạch

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu? Giải pháp để kéo dài tuổi thọ

Nhồi máu cơ tim là biến cố tim mạch nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong cao, hơn nữa còn để lại nhiều di…

Dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành có hiệu quả không?

Bệnh tim mạch

Dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành có hiệu quả không?

Ngày nay nhiều người đang có xu hướng kết hợp chữa bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim) bằng thảo dược song song với thuốc…

Bệnh tim mạch

Hẹp động mạch vành – Bệnh lý nguy hiểm không nên chủ quan

Hẹp động mạch vành là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể tiến triển nặng gâysuy tim, nhồi máu cơ tim, đe dọa…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày