Phẫu thuật thay van tim và những thông tin bạn cần biết

Phẫu thuật thay van tim và những thông tin bạn cần biết

Phẫu thuật thay van tim là một trong những cách trị bệnh van tim, thường được tiến hành khi các phương pháp khác không còn hiệu quả. Người bệnh cần lưu ý những gì trước và sau khi thay van để đảm bảo an toàn, nhanh chóng hồi phục sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu ngay tại đây.  

Khi nào cần tiến hành phẫu thuật thay van tim?

Có 2 dạng bệnh van tim cơ bản là hẹp van tim và hở van tim. Trong trường hợp van tim bị tổn thương nhiều, gây hẹp/hở van tim nặng làm ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim và dùng thuốc cũng không thể kiểm soát các triệu chứng; bác sĩ sẽ tiến hành thay thế các van tim bị hỏng bằng phương pháp mổ hở hoặc nội soi lồng ngực. Việc quyết định mổ bằng phương pháp nào, cần dựa trên một số yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương của van tim… của người bệnh.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành thay van tim ngay cả khi bạn không có triệu chứng. Ngoài ra, nếu bạn cần phải phẫu thuật tim để điều trị bệnh tim khác, bác sĩ có thể cùng lúc tiến hành thay thế van tim cho bạn.

Các dạng van tim thay thế

Có 2 dạng van tim được dùng trong phẫu thuật thay van tim đó là:

– Van tim sinh học: được làm từ mô tim lợn, bò hoặc của người hiến tặng. Dạng van tim này thường dễ bị thoái hóa theo thời gian nên cần phải tiến hành thay lại sau khoảng 10 – 15 năm.

– Van tim cơ học: được cấu tạo từ kim loại và sợi carbon nên có thể tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể người. Tuy nhiên loại van này lại có nguy cơ cao làm xuất hiện cục máu đông, do đó người bệnh phải dùng thuốc chống đông suốt đời sau thay van.

Hình ảnh van sinh học và van cơ học

Những rủi ro có thể gặp sau phẫu thuật thay van tim

Phẫu thuật thay van tim có thể tiềm ẩn một số rủi ro, bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trên từng người bệnh để đưa ra chỉ định phẫu thuật phù hợp. Các biến chứng đó là:

– Chảy máu quá mức.

– Nhồi máu cơ tim.

– Nhiễm trùng.

– Rối loạn chức năng van tim.

– Rối loạn nhịp tim.

– Cục máu đông xuất hiện gây đột quỵ não, nhồi máu cơ tim.

Những điều cần chuẩn bị trước khi phẫu thuật thay van tim

Trước khi nhập viện để tiến hành phẫu thuật, bạn cần trao đổi với người thân về thời gian nằm viện, đồng thời bác sĩ và nhân viên y tế sẽ hướng dẫn họ cụ thể hơn về những lưu ý trong chăm sóc sau mổ. Ngoài ra, bạn cần:

– Cung cấp một số thông tin cho bác sĩ: Trước khi tiến hành can thiệp, bạn hãy liệt kê những thuốc đang dùng và tiền sử dị ứng thuốc trước đây…

– Hỏi bác sĩ về thời điểm ngừng ăn uống vào đêm trước phẫu thuật (thông thường bạn phải nhịn ăn từ 8 – 12 giờ).

– Những vật dụng cần mang theo khi nhập viện: bao gồm những thuốc đang dùng, vật dụng cá nhân như bàn chải, quần áo, giấy tờ tùy thân…

– Vệ sinh cơ thể bằng xà phòng kháng khuẩn vào tối hôm trước phẫu thuật.

Phẫu thuật thay van được tiến hành như thế nào?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê để bạn hoàn toàn không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình phẫu thuật. Sau đó, bạn sẽ được kết nối với máy tim phổi nhân tạo để đảm bảo máu lưu thông tuần hoàn trong suốt quá trình phẫu thuật. Mỗi phương pháp phẫu thuật sẽ có những điểm khác biệt như sau:

– Phương pháp mổ hở: Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường chính giữa xương ức để bộc lộ tim và thay thế van tim.

– Phương pháp mổ nội soi: Phẫu thuật được thực hiện qua một vết rạch nhỏ ở ngực với sự hỗ trợ của các thiết bị kết nối với màn hình bên ngoài để bác sĩ thấy được hình ảnh van bên trong tim.

– Thay van bằng phương pháp thông tim: Ống thông có gắn van tim ở đầu được luồn theo động mạch đùi đến tim, sau đó van thay thế được đặt tại vị trí van tổn thương. Phương pháp này thường áp dụng với thay van động mạch chủ.

Phẫu thuật thay van tim nội soi và thông tim có ưu điểm là tiến hành nhanh chóng, thời gian phục hồi sau phẫu thuật ngắn hơn; người bệnh ít đau, ít chảy máu hơn so với phẫu thuật tim hở. Dù là phương pháp nào thì bạn cũng cần lựa chọn bệnh viện uy tín, nơi có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm để thực hiện phẫu thuật.

Phẫu thuật thay van tim cần được tiến hành bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm

Lưu ý để nhanh hồi phục sau phẫu thuật thay van tim

Sau phẫu thuật thay van tim, để sớm hồi phục sức khỏe và quay trở lại với cuộc sống bình thường, bạn cần chú ý hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn:

– Hạn chế vận động gắng sức: Sau mổ 2 ngày, bạn có thể đi lại nhẹ nhàng trong phòng, tránh nằm lâu 1 chỗ. Sau đó, bạn hãy từ từ nâng dần cường độ vận động tùy theo sức của mình. Tránh khuân vác, làm việc nặng trong 2 tháng đầu tiên.

– Tập ho và hít thở sâu: để giảm ứ trệ tuần hoàn tại phổi, phòng tránh viêm phổi sau phẫu thuật.

– Chăm sóc vết mổ: Thay băng hằng ngày và vệ sinh vết mổ bằng dung dịch sát khuẩn; giữ vết mổ khô, tránh để dây nước vào.

– Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: Ăn nhạt, nên ăn thức ăn dạng lỏng như cháo, súp. Tăng cường bổ sung vitamin, chất xơ từ rau quả, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo. Nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K, hãy hạn chế ăn các loại rau có màu xanh đậm chứa nhiều vitamin K như súp lơ, cải bắp, cải bó xôi… Không hút thuốc lá, hạn chế uống nhiều bia rượu.

– Sử dụng thuốc: Uống thuốc kháng đông và các thuốc khác theo đơn kết hợp cùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống chứa thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Sơn tra… có hoạt tính giãn mạch chống đông máu, chống oxy hóa để ngăn ngừa thoái hóa van và giảm áp lực trên van nhằm rút ngắn thời gian hồi phục, kéo dài tuổi thọ cho van tim.

– Kiểm soát căng thẳng: Giữ tâm lý luôn thoải mái bằng các hoạt động giải trí như chơi thể thao, xem phim, nghe nhạc, tham gia câu lạc bộ…

– Đề phòng các bệnh nhiễm khuẩn: Giữ vệ sinh răng miệng, tai mũi họng và da để phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn. Điều trị tốt các ổ nhiễm khuẩn bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Sau phẫu thuật thay van tim, người bệnh cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ và tiêm phòng thấp khớp hàng tháng để phòng ngừa sốt thấp khớp tái phát gây biến chứng lên van tim. Mong rằng những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp thay van tim và không còn lo lắng phải tiến hành phẫu thuật.

Có thể bạn quan tâm:

Thay van tim cần kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hồi phục?

Thay van tim được bao nhiêu năm? – Bí quyết sống khỏe sau phẫu thuật

Tác giả: Dược sĩ Lê Lương

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch

Ngày đăng: 03/09/2020


Nguồn tham khảo

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/heart-valve-surgery/about/pac-20384901#:~:text=Mechanical%20valve%20replacement,-In%20a%20mechanical&text=To%20replace%20a%20heart%20valve,as%20they%20degenerate%20over%20time.ve

Bài viết liên quan

Hở van tim sống được bao lâu? – Giải pháp để sống lâu khỏe mạnh

Bệnh van tim

Hở van tim sống được bao lâu? – Giải pháp để sống lâu khỏe mạnh

Hở van tim sống được bao lâu luôn là băn khoăn, trăn trở của rất nhiều người bệnh khi mắc phải căn bệnh này. Mặc…

Hẹp khít van 2 lá – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh van tim

Hẹp khít van 2 lá – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hẹp khít van 2 lá là mức độ nặng nhất của bệnh hẹp van 2 lá. Để trị bệnh hiệu quả và thoát khỏi những…

Đừng bỏ qua 9 triệu chứng hở van tim quan trọng này!

Bệnh van tim

Đừng bỏ qua 9 triệu chứng hở van tim quan trọng này!

Các triệu chứng hở van tim thường rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu nhưng theo thời gian, khi hở van tiến triển nặng…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày