Hở van tim: Thông tin từng dạng bệnh và cách trị hiệu quả

Hở van tim: Thông tin từng dạng bệnh và cách trị hiệu quả

Hở van tim là một trong những bệnh tim phổ biến nhất hiện nay, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh, khiến hở van tiến triển nặng gây biến chứng làm tổn thương cấu trúc và chức năng tim. Bài viết sau sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết giúp bạn chủ động đối phó với chứng bệnh này.

Hở van tim là bệnh gì?

Hở van tim là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng van tim không đóng kín làm máu rò rỉ, trào ngược trở lại buồng tim sau mỗi lần tim co bóp, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bù lại lượng máu bị thiếu hụt.

Phân loại bệnh hở van tim

Theo loại van hở:

Van tim là cấu trúc ngăn cách giữa các buồng tim, có chức năng đóng mở nhịp nhàng để giữ cho máu chỉ lưu thông theo một chiều nhất định. Tùy thuộc vào vị trí van bị hở mà bệnh được phân thành 4 loại dưới đây:

  • Hở van tim 2 lá: Van 2 lá cho máu di chuyển từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái, kết quả là máu trào ngược trở lại buồng nhĩ trái
  • Hở van tim 3 lá: Van 3 lá nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải, khiến máu rò rỉ ngược về buồng nhĩ phải
  • Hở van động mạch chủ: Van động mạch chủ ngăn cách thất trái với động mạch chủ, khiến máu bị phụt ngược về tâm thất trái
  • Hở van động mạch phổi: Van động mạch phổi nằm giữa thất phải và động mạch phổi, khi bị hở khiến máu trào ngược một phần vào buồng thất phải

Hở van tim được phân thành nhiều loại tùy thuộc vị trí van bị hở

Theo mức độ hở van tim:

Với mỗi loại bệnh, hở van được chia thành các mức độ nặng nhẹ khác nhau, bao gồm:

  • Hở van tim 1/4: Mức độ nhẹ, tỷ lệ hở 20%
  • Hở van tim 2/4: Mức độ trung bình, tỷ lệ hở 21 – 40%
  • Hở van tim 3/4: Mức độ nặng, tỷ lệ hở trên 40%
  • Hở van tim 4/4: Mức độ rất nặng, van hở hoàn toàn

Nguyên nhân gây hở van tim

Nguyên nhân gây bệnh được chia thành 3 nhóm chính sau:

  • Khuyết tật tim bẩm sinh
  • Thoái hóa van do tuổi cao
  • Bệnh lý mắc phải: Thấp tim, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, sau nhồi máu cơ tim, bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp… hoặc sau xạ trị.

Trong đó, bệnh thấp tim gây ra bởi liên cầu khuẩn cư trú ở hầu họng là tác nhân thường gặp nhất gây tổn thương van tim.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh hở van tim

Trong giai đoạn đầu, khi bệnh ở mức độ nhẹ thường không có biểu hiện rõ ràng. Khi van bị hở nghiêm trọng làm giảm lưu lượng máu bơm đi, lúc này người bệnh có thể gặp các triệu chứng dưới đây:

  • Khó thở, thở dốc, đặc biệt khi nằm ngửa hoặc gắng sức
  • Mệt mỏi, kiệt sức tăng lên khi vận động
  • Hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Ho, thường xảy ra về đêm hoặc khi nằm
  • Đau nặng ngực
  • Sưng phù ở bàn chân, mắt cá chân, chân, bụng, tĩnh mạch cổ nổi hoặc giữ nước gây tăng cân nhanh bất thường
  • Tim đập bất thường, nhịp nhanh, hôi hộp, đánh trống ngực

Hở van tim khiến bạn khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực… mà vẫn chưa tìm được cách khắc phục. Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 0988.024.366 để được tư vấn về giải pháp điều trị hiệu quả sớm thoát khỏi tình trạng này

Biến chứng của hở van tim

Tùy thuộc vào loại van bị ảnh hưởng, độ hở van, triệu chứng và bệnh lý mắc kèm mà mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ nặng, nhẹ khác nhau. Nếu không được điều trị tốt, khi chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng sau:

  • Suy tim: Là tình trạng tim không bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nguyên nhân là khi do tim phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài để bù lại lượng máu thiếu hụt khi van hở
  • Rối loạn nhịp tim: Tim đập không đều, bỏ nhịp hoặc nghiêm trọng hơn như rung nhĩ, nhịp nhanh thất…
  • Biến chứng huyết khối: Máu bị ứ đọng tại các buồng tim và hình thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hoặc thậm chí tử vong

Nhồi máu cơ tim – Biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng của hở van tim

Phương pháp chẩn đoán bệnh hở van tim

Bên cạnh thăm khám lâm sàng, nghe tiếng tim thì một số xét nghiệm dưới đây có thể được thực hiện để chẩn đoán bệnh:

  • Siêu âm tim: Là xét nghiệm chính để chẩn đoán bệnh, giúp đánh giá kích thước, hình dạng và khả năng bơm máu của tim
  • Điện tâm đồ: Phát hiện có rối loạn nhịp tim hoặc dấu hiệu cơn nhồi máu cơ tim trước đó
  • X – quang ngực: Đánh giá mức độ nghiêm trọng và phát hiện các bất thường tim khác
  • Thông tim: Xác định các triệu chứng bệnh xuất phát từ bệnh mạch vành
  • Nghiệm pháp gắng sức: Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh
  • Chụp MRI tim: Cung cấp hình ảnh chi tiết về trái tim giúp bác sĩ lên kế hoạch điều trị hoặc phẫu thuật

Điều trị bệnh hở van tim

Hiện nay không có một loại thuốc nào có thể đóng lại được van tim đã bị hở, tuy nhiên y học có nhiều phương pháp chữa trị khác nhau giúp kiểm soát các triệu chứng, trì hoãn tiến triển của bệnh, phòng tránh biến chứng và bảo tồn chức năng van. Các biện pháp phổ biến bao gồm:

Xây dựng lối sống khoa học:

Thông thường với hở van tim mức độ nhẹ không có triệu chứng, người bệnh chỉ cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống mà ít khi cần dùng thuốc. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

Chế độ ăn uống lành mạnh:

  • Thực phẩm nên ăn: Ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây tươi, sữa ít béo, cá tươi, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, dầu có nguồn gốc thực vật…
  • Thực phẩm cần tránh: Muối, đường, rượu, bia, đồ uống có cồn, nước ngọt có ga, cà phê, chất kích thích, thực phẩm giàu chất béo bão hòa (mỡ động vật, bơ, dầu dừa, phủ tạng động vật, đồ ăn nhanh, chiên rán…)

Tập luyện thể dục thường xuyên:

Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga, aerobic… đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 5 ngày/tuần

Hạn chế căng thẳng tinh thần:

Giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn bằng cách tham gia các lớp học quản lý căng thẳng, các hoạt động vui chơi giải trí, tập thiền tịnh, trò chuyện tâm sự nhiều hơn với mọi người xung quanh…

Giữ vệ sinh răng miệng:

Nhiễm trùng răng lợi có thể khiến bệnh hở van tim trở nên trầm trọng hơn, do vậy hãy thực hiện vệ sinh răng miệng thật tốt, khi phát hiện có dấu hiệu viêm cần đi khám sớm

Người bệnh hở van tim cần giữ vệ sinh răng miệng tốt

Người bệnh hở van tim cần giữ vệ sinh răng miệng tốt

Không hút thuốc lá:

Nếu bạn hút thuốc hãy ngừng ngay từ bây giờ, tránh xa môi trường có khói thuốc bởi đây chính là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Quản lý tốt cân nặng:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng kết hợp với luyện tập thể dục đều đặn để giữ cho trọng lượng cơ thể trong khoảng bình thường với chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9

Kiểm tra sức khỏe định kỳ:

Thăm khám sức khỏe tim mạch thường xuyên để theo dõi tiến triển của bệnh và kịp thời có điều chỉnh phù hợp

Thuốc tây điều trị hở van:

Một số nhóm thuốc thường dùng để điều trị hở van tim:

  • Thuốc chống loạn nhịp tim
  • Thuốc chống huyết khối
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc hạ áp
  • Thuốc giảm mỡ máu
  • Thuốc giãn mạch vành

Thảo dược tự nhiên hỗ trợ nâng cao hiệu quả:

Theo các chuyên gia tim mạch, việc kết hợp song song Đông – Tây y sẽ là giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả cho người bệnh hở van tim. Trong đó, Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Hoàng bá… là những thảo dược được đánh giá cao hiện nay bởi tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, tăng cường lưu lượng máu qua van, nhờ đó giúp giảm tình trạng khó thở, đau ngực, ho, phù nề… đồng thời kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, mỡ máu…

Xem thêm: Vương Tâm Thống – Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị hở van tim

Can thiệp ngoại khoa:

Khi van tim bị tổn thương nặng, điều trị bằng thuốc không thể kiểm soát bệnh, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế van tim bằng van sinh học hoặc van nhân tạo để cải thiện các triệu chứng cho người bệnh và ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Do bảo tồn được van tim tự nhiên nên can thiệp sửa van thường được ưu tiên lựa chọn trước.

Nắm vững những thông tin cần thiết về bệnh kết hợp với một lối sống khoa học sẽ giúp bạn an tâm sống vui khỏe mà không còn nỗi lo thường trực về bệnh hở van tim.

Xem thêm: Hở van tim 2 lá – Những điều bạn cần biết để trị sớm, tránh suy tim

Tác giả: DS. Hồ Hà

Ngày đăng: 14/05/2019 | Cập nhật cuối: 03/07/2019


Nguồn tham khảo

https://www.webmd.com/heart/leaky-heart-valve-symptoms-causes-treatments#1

https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/heart-valve-disease#Causes

http://www.heart.org/en/health-topics/heart-valve-problems-and-disease/heart-valve-problems-and-causes/understanding-heart-valve-problems-and-cause

Bài viết liên quan

Hở van tim sống được bao lâu? – Giải pháp để sống lâu khỏe mạnh

Bệnh van tim

Hở van tim sống được bao lâu? – Giải pháp để sống lâu khỏe mạnh

Hở van tim sống được bao lâu luôn là băn khoăn, trăn trở của rất nhiều người bệnh khi mắc phải căn bệnh này. Mặc…

Hẹp khít van 2 lá – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh van tim

Hẹp khít van 2 lá – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hẹp khít van 2 lá là mức độ nặng nhất của bệnh hẹp van 2 lá. Để trị bệnh hiệu quả và thoát khỏi những…

Đừng bỏ qua 9 triệu chứng hở van tim quan trọng này!

Bệnh van tim

Đừng bỏ qua 9 triệu chứng hở van tim quan trọng này!

Các triệu chứng hở van tim thường rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu nhưng theo thời gian, khi hở van tiến triển nặng…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày