Trong các bệnh lý về van tim thì hở van động mạch chủ là dạng bệnh nguy hiểm nhất. Dù chỉ hở nhẹ nhưng người bệnh cũng không thể chủ quan vì bệnh có thể tiến triển nhanh chóng mang theo những hiểm họa khó lường. Vậy làm thế nào để nhận biết và quản lý bệnh hở van tim động mạch chủ hiệu quả?
Tóm tắt bài viết
Hở van động mạch chủ là bệnh gì?
Hở van động mạch chủ là bệnh van tim trong đó van động mạch chủ nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ không thể đóng kín, khiến cho một lượng máu bị trào ngược từ động mạch chủ vào tâm thất trái.
Trong đó, tâm thất trái là buồng tim nằm ở phía dưới bên trái, chứa máu giàu oxy và chất dinh dưỡng được bơm ra động mạch chủ để dẫn đi nuôi toàn cơ thể. Sự trào ngược này về lâu dài sẽ khiến cơ thể không nhận được đủ lượng máu cần thiết để duy trì hoạt động bình thường.
Triệu chứng của hở van động mạch chủ
Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể không cảm nhận thấy bất kỳ triệu chứng gì do tim vẫn đủ khả năng bù đắp lại sự thiếu hụt máu do trào ngược van động mạch chủ gây ra. Về lâu dài, sự nỗ lực của tim không đủ để che giấu các triệu chứng, người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:
– Đau thắt ngực
– Ngất xỉu
– Mệt mỏi
– Đánh trống ngực, tim đập không đều.
– Khó thở, thở dốc; khó thở tăng lên khi nằm.
– Phù chân
– Đau hạ sườn phải do máu ứ tại gan.
Đau ngực do hở van động mạch chủ
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây hở van động mạch chủ
Hở van động mạch chủ có thể do bất thường trong cấu trúc van động mạch chủ, giãn nở gốc động mạch chủ hoặc tăng áp lực sau van. Cụ thể như sau:
– Bất thường cấu trúc van tim: Nguyên nhân phổ biến nhất là do di chứng từ sốt thấp khớp khiến van tim bị biến dạng, vôi hóa, sùi loét nên không thể đóng kín như bình thường. Ngoài ra bất thường van tim còn có thể do bẩm sinh, chấn thương, lão hóa, hội chứng lupus ban đỏ hệ thống, Behcet (viêm mạch máu), Carcinoid (u đường tiêu hóa)…
– Bất thường tại gốc động mạch chủ: do hội chứng Marfan, viêm động mạch chủ giang mai, viêm động mạch chủ vô căn, hội chứng Ehlers-Danlos (bất thường mô liên kết), viêm đa khớp, phình tách động mạch chủ, chấn thương…
– Tăng áp lực sau van động mạch chủ: do tăng huyết áp, hẹp dưới van động mạch chủ trong hội chứng William (bệnh di truyền), hẹp eo động mạch chủ…
Biến chứng của hở van động mạch chủ
Hở van động mạch chủ khiến cho buồng thất trái giãn rộng và phì đại, sự thay đổi cấu trúc này nhằm duy trì cung lượng tim (lượng máu bơm ra) bình thường trong mỗi chu kỳ tim; nhưng lâu dần tim sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu máu của cơ thể và dẫn tới suy tim.
Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp phải những rối loạn nhịp tim bất thường và có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng trong tim (viêm nội tâm mạc), phình vỡ động mạch chủ, biến chứng cục máu đông…
Cách điều trị hở van động mạch chủ
Dùng thuốc
Thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng của hở van động mạch chủ và giảm bớt áp lực trên van để ngăn ngừa hở van tiến triển. Các nhóm thuốc thường dùng cho người bệnh hở van động mạch chủ là thuốc hạ áp (nhóm ức chế men chuyển, chẹn kênh canxi, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II…), thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc lợi tiểu, thuốc trị đau thắt ngực…
Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ và theo dõi các biểu hiện bất thường trên cơ thể do tác dụng phụ của thuốc gây ra để kịp thời xử trí.
Sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược
Nhiều trường hợp dù đã dùng đủ các loại thuốc theo chỉ định nhưng vẫn chưa thể kiểm soát tốt các triệu chứng đau ngực, mệt mỏi, khó thở… Trong những tình huống này, để tránh phải tăng liều thuốc tây, các bác sỹ thường khuyên người bệnh sử dụng kết hợp thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị van tim chứa thảo dược có tác dụng giãn mạch, chống đông máu và chống oxy hóa tốt như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá… Nhờ áp dụng phương pháp điều trị đơn giản này, nhiều người bệnh đã khỏe lên trông thấy và không còn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm từ hở van động mạch chủ, điển hình như trường hợp của bác Chu Xuân Nghề (0868.906.004 – Xóm Can, Hương Gián, Yên Dũng, Bắc Giang) trong video dưới đây:
Chia sẻ của bác Chu Xuân Nghề về cách trị hở van động mạch chủ bằng thảo dược
Phẫu thuật
Trong trường hợp hở van động mạch chủ nghiêm trọng mà không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc có nguy cơ cao gặp phải biến chứng, người bệnh sẽ được tiến hành một số phương pháp phẫu thuật như:
– Sửa van: áp dụng với van tim chưa bị hư hỏng nhiều. Các bác sỹ sẽ tiến hành cắt bỏ mép van thừa, loại bỏ sùi loét, định hình vòng van, nối dây chằng… để khôi phục khả năng đóng lại của van.
– Thay van: áp dụng với van tim đã bị tổn thương nhiều, không thể khôi phục bằng sửa van. Bác sỹ sẽ loại bỏ van tim cũ và thay thế bằng một van tim mới. Có 2 loại van được dùng để thay thế là van cơ học và van sinh học. Sau khi thay van, người bệnh cần phải tuân thủ sử dụng thuốc chống đông máu lâu dài.
Lối sống khoa học ngăn ngừa hở van tiến triển
Dù hở van động mạch chủ nhẹ hay nặng thì người bệnh cũng cần có ý thức thực hiện theo những lời khuyên hữu ích sau để ngăn ngừa biến chứng:
– Không hút thuốc lá, thuốc lào; hạn chế uống nhiều bia rượu.
– Tập thể dục thường xuyên ít nhất 150 phút/tuần, duy trì hằng ngày. Các bài tập thích hợp nhất là đi bộ, đạp xe, tập yoga…
– Ăn uống khoa học: hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có hại cho tim mạch như thịt đỏ, mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn chiên rán qua dầu mỡ tái sử dụng nhiều lần. Cắt giảm lượng muối ăn xuống dưới 3g/ngày, hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường…
– Dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn: Sử dụng kháng sinh dự phòng và sau khi thực hiện phẫu thuật, vệ sinh răng miệng, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh…
– Hạn chế lo lắng, suy nghĩ kéo dài; giữ tinh thần luôn thoải mái sẽ giúp việc điều trị các bệnh tim mạch đạt hiệu quả cao hơn.
Hở van động mạch chủ sẽ không còn là điều gì quá đáng sợ nếu bạn biết cách tự chăm sóc và tuân thủ điều trị từ sớm. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh không nên vì vậy mà mất niềm tin vào việc có thể sống khỏe mạnh với trái tim bị hở van động mạch chủ.
Kinh nghiệm trị bệnh hẹp, hở van tim hiệu quả, an toàn từ thảo dược.
Vương Tâm Thống – Giải pháp hỗ trợ điều trị hẹp, hở van tim hiệu quả đến khó tin!
Ngày đăng: 22/04/2020 | Cập nhật cuối: 20/05/2020
https://medlineplus.gov/ency/article/000179.htm
https://www.healio.com/cardiology/learn-the-heart/cardiology-review/topic-reviews/aortic-regurgitation