So với hở van thì hẹp van tim gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Do đó việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng để phòng tránh những rủi ro đáng tiếc về sau. Ngay từ bây giờ bạn cần tự trang bị cho mình những thông tin mới nhất về bệnh van tim để đối phó với căn bệnh nguy hiểm này.
Tóm tắt bài viết
Bệnh hẹp van tim là gì?
Trước hết, bạn cần biết rằng máu có thể ra vào tim một chiều nhất định là nhờ hệ thống các van trong tim; bao gồm van 2 lá, van 3 lá, van động mạch phổi và van động mạch chủ đóng mở nhịp nhàng theo từng nhịp tim.
Hẹp van tim là tình trạng van tim không thể mở ra hoàn toàn, làm giảm lưu lượng máu đi qua van. Kết quả là các cơ quan trong cơ thể không thể nhận đủ máu nuôi dưỡng và xuất hiện các triệu chứng bệnh trên lâm sàng.
Hẹp van tim là tình trạng van không thể mở ra bình thường
Dấu hiệu của hẹp van tim
Triệu chứng hẹp van tim có thể khác nhau ở từng người bệnh, loại van và mức độ hẹp van. Các biểu hiện thường gặp là:
- Đau ngực, tức ngực.
- Khó thở
- Mệt mỏi, biểu hiện rõ nhất khi vận động gắng sức.
- Ho khan
- Tim đập nhanh
- Chóng mặt, ngất xỉu
- Sưng phù chân (thường gặp ở người bị hẹp van nặng).
Các loại bệnh hẹp van tim
Hẹp van tim có thể xảy ra ở một hoặc nhiều van tim gây ra các dạng bệnh là:
- Hẹp van tim 2 lá: Van 2 lá bị hẹp làm giảm lưu lượng máu từ tâm nhĩ trái (buồng tim trên bên trái) đổ về thất trái (buồng tim dưới bên trái).
- Hẹp van tim 3 lá: Van 3 lá hẹp làm giảm lưu lượng máu từ tâm nhĩ phải (buồng tim trên bên phải) đổ về thất phải (buồng tim dưới bên phải).
- Hẹp van động mạch chủ: Đây là dạng hẹp van tim nguy hiểm nhất. Van động mạch chủ hẹp làm giảm lưu lượng máu từ thất trái bơm ra động mạch chủ đến mọi cơ quan trong cơ thể.
- Hẹp van động mạch phổi: Van động mạch phổi hẹp làm cản trở máu từ thất phải bơm ra động mạch phổi để nhận oxy.
Nguyên nhân gây hẹp van tim
Hẹp van tim thường là do các lá van bị biến đổi cấu trúc, chúng trở nên dày lên, xơ cứng hoặc dính lại với nhau. Nguyên nhân có thể đến từ một số bệnh lý sau:
- Thấp tim, thấp khớp gây biến chứng sùi loét, sẹo van tim… là nguyên nhân phổ biến nhất.
- Lão hóa: Ở người cao tuổi các van tim trở nên kém đàn hồi, kết hợp với sự lắng đọng canxi tại các lá van khiến van tim khó mở ra hoàn toàn.
- Dị tật tim bẩm sinh: Van tim bị dị dạng từ thời kỳ phôi thai.
- Bệnh lý khác: Các bệnh toàn thân như lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Fabry, Hội chứng Carcinoid ác tính…
Biến chứng hẹp van tim
Khả năng gây ra biến chứng của hẹp van tim thường cao hơn hở van. Các biến chứng thường gặp là:
- Suy tim: Van tim không thể mở hoàn toàn khiến tim phải nỗ lực bơm máu nhiều hơn, lâu dần, sự nỗ lực này khiến tim trở nên biến dạng, sức bơm máu cũng yếu đi.
- Rối loạn nhịp tim: nguy hiểm nhất là các dạng rối loạn nhịp tại thất như rung thất, nhịp nhanh thất có thể gây ngưng tim đột ngột hay rung nhĩ tiềm ẩn nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Cục máu đông: Máu đông hình thành trong tim có thể di chuyển đến mạch máu khác gây tắc mạch, nguy hiểm nhất là tắc mạch tim (nhồi máu cơ tim), mạch não (đột quỵ), mạch phổi (thuyên tắc phổi)…
Cách chữa bệnh hẹp van tim
Dùng thuốc
Thuốc giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng của hẹp van. Các thuốc thường dùng trong điều trị hẹp van tim là:
- Thuốc chống đông máu để phòng ngừa cục máu đông gây ra tắc mạch.
- Thuốc lợi tiểu: giảm phù, tích tụ dịch tại các chi, trong phổi và các tạng khác.
- Thuốc hạ áp: nhóm chẹn beta hoặc chẹn kênh canxi là 2 nhóm thuốc thường dùng nhất.
- Thuốc trị loạn nhịp tim: giúp làm giảm nhịp tim, phòng ngừa biến chứng do rối loạn nhịp tim nguy hiểm.
- Thuốc kháng sinh: nhằm điều trị và dự phòng nhiễm khuẩn liên cầu nhóm A, gây biến chứng thấp tim, thấp khớp.
Ngoài các thuốc điều trị kể trên thì việc sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị hẹp van như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống đang là hướng đi được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng. Nhờ khả năng thúc đẩy lưu thông máu qua van, Vương Tâm Thống giúp cải thiện nhanh các triệu chứng đau ngực, mệt mỏi, khó thở… và phòng ngừa biến chứng từ cục máu đông hiệu quả. Đó cũng là bí quyết được rất nhiều người bệnh van tim trải nghiệm và chia sẻ, mời bạn theo dõi qua video dưới đây:
Kinh nghiệm trị bệnh hẹp, hở van tim bằng Đông y – Chia sẻ từ người trong cuộc
Thông tin về Vương Tâm Thống – sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh van tim
Phẫu thuật
Nếu dùng thuốc không thể cải thiện triệu chứng, người bệnh van tim có thể phải thực hiện một số phương pháp phẫu thuật sau:
- Nong van: Chỉ định cho người bệnh dưới 40 tuổi bị hẹp van tim đơn thuần, các lá van chưa bị tổn thương nhiều.
- Sửa van: Bác sỹ sẽ tiến hành cắt bỏ các mép van tim thừa, sùi loét để van mở ra được dễ dàng hơn.
- Thay van: Van tim bị hư hỏng nặng cần được thay thế bằng van tim sinh học (làm từ van tim bò, lợn, người hiến tặng) hoặc van cơ học (làm từ kim loại). Bác sỹ sẽ căn cứ vào tuổi tác, khả năng sử dụng thuốc chống đông của bệnh nhân để lựa chọn loại van tim phù hợp.
Lối sống khoa học cho người bị hẹp van tim
Người bệnh hẹp van tim cần duy trì một lối sống khoa học để ngăn ngừa hẹp van tim tiến triển nặng hơn và phòng ngừa biến chứng xảy ra trong tương lai. Người bệnh cần lưu ý:
- Điều trị tốt các yếu tố nguy cơ tim mạch như cao huyết áp, tiểu đường, cholesterol máu cao, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp…
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng
- Tiêm vắc xin phòng cúm vào mùa thu
- Không hút thuốc lá, thuốc lào và sử dụng các chất kích thích.
- Giảm bớt rượu bia và các đồ uống có cồn khác.
- Ăn nhạt, giảm bớt chất béo, đường…
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên từ 20 – 30 phút mỗi ngày, lựa chọn bài tập phù hợp theo thể trạng, tránh vận động gắng sức.
- Khám sức khỏe tim mạch định kỳ 6 – 12 tháng/lần hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường nghi ngờ hẹp van nặng hơn.
Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hẹp van tim, từ đó biết cách nhận biết và phòng ngừa tiến triển của bệnh từ giai đoạn sớm.
Ngày đăng: 02/07/2019
https://www.heart.org/en/health-topics/heart-valve-problems-and-disease/heart-valve-problems-and-causes/problem-heart-valve-stenosis