Xinchaobacsy.com

Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không? Chớ xem nhẹ những biến chứng này

Tiểu buốt, tiểu rắt do sỏi thận, sỏi tiết niệu là nỗi phiền toái không nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Và bất kỳ ai khi bị sỏi cũng đều băn khoăn sỏi tiết niệu có nguy hiểm không? Phải làm sao để điều trị hiệu quả? Cùng cập nhật những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này.

Liệu sỏi tiết niệu có nguy hiểm không?

Sỏi tiết niệu là bệnh rất phổ biến và hoàn toàn không nên xem nhẹ bởi nếu để lâu, sỏi có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Dưới đây là những hệ lụy do bệnh sỏi:

Tắc nghẽn đường tiết niệu

Sỏi có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Những viên sỏi này thường không nằm im một chỗ mà theo dòng chảy nước tiểu trôi xuống những đường ống nhỏ hơn (niệu quản, niệu đạo). Sỏi cản trở lưu thông nước tiểu có thể dẫn đến thận ứ nước, giãn đài bể thận và khi sỏi quá lớn, số lượng nhiều có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn. Triệu chứng điển hình là những cơn đau quặn thận dữ dội kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt.

Viêm đường tiết niệu do sỏi

Sỏi tiết niệu có bề mặt sắc nhọn nên khi di chuyển có thể làm trầy xước và chảy máu trong đường tiết niệu. Sỏi còn là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn gây viêm bể thận, viêm thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo,… Lúc này, người bệnh có triệu chứng đau bụng, mót tiểu khẩn cấp, nước tiểu đục kèm theo mệt mỏi, buồn nôn, ớn lạnh,…

Nhiễm khuẩn huyết

Đây cũng là một biến chứng sỏi tiết niệu nguy hiểm. Viêm đường tiết niệu nặng, vi khuẩn từ đường tiết niệu xâm nhập tới các cơ quan khác và lan vào máu gây nhiễm khuẩn huyết. Những triệu chứng điển hình là sốt ớn lạnh, hạ thân nhiệt, tim đập nhanh,… Đây là lời đáp cho băn khoăn “sỏi tiết niệu có nguy hiểm không”.

Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không? – Biến chứng nhiễm khuẩn huyết nghiêm trọng

Suy giảm chức năng thận

Tình trạng tắc nghẽn đường tiểu, nhiễm trùng tiết niệu lâu ngày làm hủy hoại các tiểu cầu thận và khiến thận bị xơ hóa nghiêm trọng không còn khả năng lọc máu, các chất độc hại tích tụ trong cơ thể. Suy thận tiến triển có thể đe dọa tính mạng và điều trị rất tốn kém bằng chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Biến chứng vỡ thận gây tử vong

Mặc dù hiếm gặp nhưng khi tắc nghẽn đường tiết niệu lâu ngày, các vách thận bị căng chướng và giãn rộng, áp lực trong thận tăng đột ngột gây vỡ thận. Nếu không được cấp cứu có thể dẫn đến tử vong.

Điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu như thế nào để hiệu quả nhất?

Sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo) là do các khoáng chất trong nước tiểu kết tinh với nhau tạo thành sỏi với các kích thước khác nhau. Do đó, việc điều trị sỏi muốn đạt hiệu quả tối ưu thì cần loại bỏ sỏi, đồng thời ức chế sự hình thành sỏi mới, phòng ngừa biến chứng. Tùy từng kích thước sỏi có nhiều phương pháp điều trị khác nhau tuy nhiên đa phần đều ưu tiên điều trị bằng nội khoa trước khi phải mổ, tán sỏi.

Ngoài các nhóm thuốc tây dùng để giảm triệu chứng, việc kết hợp sử dụng thảo dược hỗ trợ bài sỏi, ngừa viêm được đánh giá rất cao. Tiêu biểu phải kể đến những thảo dược có khả năng lợi tiểu, tăng bào mòn sỏi như Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo,… Nhiều nghiên cứu tiến hành tại khoa Tiết niệu – Đại học Kumamoto (Nhật Bản) được đăng trên tạp chí British Journal of Urology, thành phần Desmodium styracifolium-triterpenoid trong Kim tiền thảo có khả năng lợi tiểu, tăng rõ rệt lưu lượng nước tiểu để bào mòn, đào thải sỏi theo cơ chế tự nhiên. Ngoài ra, Kim tiền thảo có khả năng kiềm hóa nước tiểu và tăng nồng độ citrate để ngăn ngừa kết tinh sỏi mới. Để trị sỏi một cách tối ưu, thường kết hợp Kim tiền thảo cùng những vị thuốc có tác dụng giảm đau, chống nhiễm khuẩn như Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi để tạo tác động toàn diện trên hệ thống tiết niệu vừa nhanh trục xuất sỏi, ngăn bệnh tái phát và giảm viêm đường tiết niệu do sỏi. Hiện nay, thay vì phải đun sắc thuốc truyền thống, người bị sỏi đường tiết niệu có thể sử dụng những viên uống thảo dược có chứa 7 thành phần trên để an toàn và tiện dụng hơn như viên uống Stonebye.

Bạn có thể quan tâm:

Stonebye – Công thức 7 thảo dược chuyên biệt cho người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu

Sinh hoạt khoa học mỗi ngày để ngăn ngừa biến chứng sỏi đường tiết niệu

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” và việc phòng ngừa biến chứng sỏi thận, sỏi đường tiết niệu cũng cần hết sức chú ý. Ngoài việc điều trị đúng phương pháp, bạn nên thiết lập một lối sống khoa học bằng cách:

– Không ăn quá mặn, tránh các loại dưa muối, cà muối, đồ ăn đóng hộp chứa nhiều hơn 20% natri

– Tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

– Không ăn quá nhiều đạm động vật, mỗi ngày không nên ăn quá 150g thịt các loại

– Không ăn quá nhiều oxalat cùng một lúc, tốt nhất là nên kết hợp cùng các thực phẩm chứa canxi (hải sản, trứng, sữa, phô mai,…) trong cùng một bữa ăn. Các thực phẩm giàu oxalat như khoai lang, rau bina, củ cải đường, rau bina,…

– Ăn nhiều hoa quả, rau xanh để bổ sung chất xơ và các khoáng chất thiết yếu

– Uống nhiều nước, tối thiểu cần uống đủ 8 – 12 cốc nước/ngày. Ngoài nước lọc nên bổ sung một số loại nước ép như nước chanh, nước cần tây, Chú ý quan sát màu sắc nước tiểu (nước tiểu trong và có màu vàng nhạt) để đảm bảo đã uống đủ nước

– Dành tối thiểu 15 phút/ngày để tập luyện thể thao, tránh ngồi quá lâu một tư thế

– Nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu, không nên nhịn tiểu để tránh hình thành sỏi thận

– Định kỳ kiểm tra sức khỏe sau mỗi 3 – 6 tháng

Qua những thông tin trên, chắc chắn bạn đã hiểu rõ về những biến chứng bệnh sỏi tiết niệu và “sỏi tiết niệu có nguy hiểm không” để chủ động phòng tránh ngay từ sớm.

Nếu muốn cập nhật nhiều thông tin về cách điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988024366, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Bạn có thể quan tâm:

Sỏi tiết niệu và những thông tin cần nắm rõ

Kinh nghiệm hết sỏi thận, hết đau lưng, tiểu rắt nhiều lần

Tác giả: Ds. An Chu