Sỏi niệu quản chiếm 28% các loại sỏi đường tiết niệu. Một số viên sỏi rất nhỏ có thể di chuyển ra ngoài mà không gây khó chịu nhưng nếu đạt đến kích thước đủ lớn, chúng sẽ gây nhiều hậu quả xấu như tắc nghẽn đường tiết niệu, viêm tiết niệu. Vậy đâu là triệu chứng sỏi niệu quản điển hình nhất? Điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nào? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết này.
Tóm tắt bài viết
- 1 Vạch trần những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây sỏi niệu quản
- 2 “Điểm danh” triệu chứng sỏi niệu quản cần nhận biết sớm
- 3 Phương pháp chẩn đoán sỏi niệu quản
- 4 Sỏi niệu quản có nguy hiểm không?
- 5 Tổng hợp các phương pháp điều trị sỏi niệu quản hiện nay
- 6 Ngoại khoa điều trị sỏi niệu quản
- 7 Lời khuyên trong điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi niệu quản
Vạch trần những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây sỏi niệu quản
Căn nguyên gây sỏi niệu quản cũng như các loại sỏi tiết niệu nói chung là do 3 yếu tố tác động là: nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các khoáng chất (canxi, oxalat, cystine,…) trong nước tiểu tăng cao trong khi đó nồng độ các chất chống kết tinh sỏi tự nhiên (Citrate) bị sụt giảm nghiêm trọng. Sỏi niệu quản thường do sỏi thận di chuyển xuống dưới hoặc một số ít là do sỏi tự hình thành trong niệu quản.
Ngoài ra, có nhiều yếu tố tác động làm tăng cao nguy cơ tạo sỏi bao gồm:
– Tiền sử gia đình có người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu
– Uống không đủ nước: khiến nước tiểu bị cô đặc, các khoáng chất dễ kết tinh và lắng đọng, tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi niệu quản
– Chế độ ăn thiếu khoa học: ăn quá nhiều đạm động vật, ăn mặn, ăn nhiều đường,… làm tăng nồng độ canxi, acid uric trong nước tiểu
– Thừa cân, béo phì, kích thước vòng eo quá cỡ: sẽ tạo áp lực lớn đến thận, gián tiếp làm tăng nguy cơ sỏi thận
– Các bệnh lý tiêu hóa: bệnh viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy mạn tính, bệnh đại tràng,… làm thay đổi nồng độ các khoáng chất, ảnh hưởng đến sự tái hấp thu canxi và nước,…
– Các dị tật trong đường tiết niệu: hẹp niệu quản, túi thừa niệu quản hoặc sẹo niệu quản sau phẫu thuật đều có thể làm tăng nguy cơ sỏi niệu quản
– Một số bệnh lý: bệnh tiểu đường, cường giáp, nhiễm toan ống thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,…
“Điểm danh” triệu chứng sỏi niệu quản cần nhận biết sớm
Thực tế, những viên sỏi niệu quản rất nhỏ có thể tự “vượt ra ngoài” qua nước tiểu nhưng nếu viên sỏi quá lớn, có bề mặt sắc nhọn khi di chuyển sẽ cọ xát vào lòng niệu quản hoặc cản trở lưu thông nước nước tiểu gây đau tức và khó chịu với những triệu chứng điển hình như sau:
– Cơn đau quặn thận: đây là triệu chứng sỏi niệu quản phổ biến nhất. Cơn đau dữ dội bắt nguồn từ vùng mạn sườn – thắt lưng sau đó lan xuống vùng bẹn và bộ phận sinh dục ngoài. Đau theo từng cơn, thường xuất hiện sau một vận động mạnh như khuân vác vật nặng hoặc đi đường dài và có thể kéo dài từ 20 phút đến hàng giờ
– Tiểu rắt, bí tiểu: luôn có cảm giác muốn đi tiểu, tăng tần suất đi tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần lại rất ít, có khi chỉ són được vài giọt
– Nước tiểu có màu sắc bất thường: tiểu ra máu, nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc màu nâu nhạt, có khi nước tiểu đục
– Sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn: đây là dấu hiệu sỏi gây nhiễm khuẩn tiết niệu
Sỏi niệu quản thường gây đau quặn rất khó chịu
Phương pháp chẩn đoán sỏi niệu quản
Để chẩn đoán chính xác vị trí và kích thước của sỏi niệu quản, bác sĩ thường chỉ định một số xét nghiệm như:
– Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT), chụp X – quang, siêu âm ổ bụng
– Xét nghiệm máu
– Xét nghiệm nước tiểu, nghiệm pháp nước tiểu 24h
Sỏi niệu quản có nguy hiểm không?
Mặc dù các cơ trơn niệu quản có khả năng co giãn nhất định nhưng nếu viên sỏi quá lớn, số lượng nhiều và có cạnh sắc nhọn mà không được đào thải ra ngoài có thể gây nên nhiều hậu quả xấu đến sức khỏe:
– Tắc nghẽn đường tiết niệu: viên sỏi làm cản trở dòng chảy của nước tiểu khiến nước tiểu bị đọng lại tại niệu quản, thận gây nên tình trạng giãn đài – bể thận, thận ứ nước
– Nhiễm khuẩn tiết niệu: viên sỏi là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn gây nhiễm trùng niệu quản và lan sang các vị trí lân cận như bàng quang, thận
– Viêm bể thận, suy giảm chức năng thận: tình trạng thận ứ nước kéo dài, giãn đài bể thận có thể gây nhiễm khuẩn, viêm ngược dòng, làm tổn thương các tiểu cầu thận và hậu quả nghiêm trọng cuối cùng là suy thận
Sỏi niệu quản có thể gây biến chứng suy thận
Tổng hợp các phương pháp điều trị sỏi niệu quản hiện nay
Mục tiêu điều trị sỏi niệu quản là vừa giảm triệu chứng đau, khó chịu do sỏi đồng thời nhanh trục xuất viên sỏi để tránh biến chứng.
Điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội khoa
Đây là giải pháp được ưu tiên hàng đầu với sỏi niệu quản dưới 10m để giúp đào thải sỏi ra ngoài, tránh nguy cơ phải phẫu thuật mổ/tán sỏi.
Thuốc tây điều trị sỏi niệu quản
– Thuốc giảm đau khi bị đau dữ dội: acetaminophen, ibuprofen, các opioid,…
– Thuốc giãn cơ trơn tiết niệu để tống đẩy sỏi dễ dàng hơn: thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế thu thể alpha,…
– Thuốc chống viêm, chống phù nề, thuốc kháng sinh để giảm nhiễm khuẩn do sỏi
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo về một số tác dụng phụ khi dùng các thuốc này dài ngày như rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, rối loạn nhịp tim, buồn nôn,… Do đó, để rút ngắn thời gian điều trị sỏi, việc kết hợp đồng thời các thuốc tây này cùng các thảo dược Đông y được đánh giá cao.
Thảo dược trị sỏi niệu quản hiệu quả
Từ lâu, dân gian đã lưu truyền cách chữa sỏi từ các thảo dược truyền thống như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô,… Đến nay, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhằm định lượng các hoạt chất và chứng minh công dụng của các thảo dược này trong điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Tiêu biểu trong đó là bộ 7 thảo dược gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi, Xa tiền tử. Nghiên cứu được thực hiện ở Đại học Kumamoto (Nhật Bản), khoa Tiết niệu – bệnh viện Quảng Đông (Trung Quốc), Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Chiết Giang, Trường Khoa học dược phẩm Malaysia, Đại học Kebangsaan Malaysia,… đã chứng minh rằng sự kết hợp của các thành phần này sẽ tác động toàn diện theo các cơ chế:
– Lợi tiểu, tăng lưu lượng nước tiểu giúp bào mòn và đào thải sỏi
– Kiềm hóa nước tiểu, ngăn ngừa lắng đọng khoáng chất tạo sỏi, dự phòng sỏi tái phát
– Kháng khuẩn, chống viêm, giảm tình trạng viêm đường tiết niệu do sỏi
Hiện nay, để tiết kiệm thời gian khi đun sắc thuốc cũng như những khó khăn khi căn chỉnh liều lượng, nhiệt độ, thời gian đun nấu, người bệnh có thể lựa chọn những viên uống thảo dược Stonebye có chứa đồng thời 7 thành phần này.
Viên uống Stonebye – Giải pháp vàng cho người bị sỏi đường tiết niệu
Ngoại khoa điều trị sỏi niệu quản
Khi sỏi niệu quản kích thước quá lớn, số lượng nhiều, sỏi không đáp ứng với điều trị nội khoa và có nguy cơ gây tắc nghẽn đường tiết niệu, bác sĩ thường chỉ định một số phẫu thuật ngoại khoa bao gồm:
– Tán sỏi bằng sóng xung kích (tán sỏi ngoài cơ thể): tập trung các sóng âm có tần số cao để phá vỡ viên sỏi thành các mảnh nhỏ để đào thải ra ngoài qua nước tiểu
– Nội soi tán sỏi ngược dòng: Luồn một ống nội soi từ niệu đạo qua bàng quang và lên đến niệu quản. Sau đó dùng dụng cụ cơ học để gắp viên sỏi ra ngoài hoặc sử dụng năng lượng siêu âm để phá vỡ viên sỏi và đào thải ra ngoài. Với phẫu thuật này, thường đặt một ống Stent trong niệu quản để các mảnh sỏi di chuyển dễ dàng hơn mà không gây tổn thương niệu quản
– Lấy sỏi niệu quản qua da: rạch một đường nhỏ khoảng 0.5 cm ở lưng sau đó luồn ống nội sỏi vào để tán vỡ viên sỏi và hút chúng ra ngoài
– Mổ hở lấy sỏi: là giải pháp cuối cùng khi sỏi quá lớn không thể thực hiện được các kỹ thuật tán sỏi khác. Bác sĩ sẽ can thiệp mở niệu quản đế gắp sỏi ra ngoài
Các kỹ thuật mổ/tán sỏi mặc dù giúp loại sỏi nhanh nhưng không tránh khỏi nguy cơ biến chứng như chảy máu, tổn thương niệu đạo, bàng quang, niệu quản, nhiễm khuẩn vết mổ,… Một số trường hợp không đào thải hết các vụn sỏi sau khi tán sẽ trở thành mầm sỏi khiến sỏi dễ tái phát hơn, tốn kém nhiều chi phí. Chính vì vậy, nên điều trị bằng nội khoa tích cực để nhanh chóng loại bỏ sỏi, giảm nguy cơ phải phẫu thuật.
Lời khuyên trong điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi niệu quản
– Uống nhiều nước, tối thiểu 8 – 12 cốc nước mỗi ngày, quan sát màu sắc của nước tiểu đến khi có màu vàng nhạt và trong
– Bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây đặc biệt là cam, chanh, bưởi, quýt,…
– Ăn nhạt hơn mỗi ngày, không quá 2.3g muối/ngày, tránh các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối, nhiều đường
– Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
– Cân đối hai nhóm thực phẩm chứa canxi (hải sản, trứng, sữa,…) và oxalat (khoai lang, khoai tây, rau bina, sô cô la,…) để giảm nguy cơ hình thành sỏi. Chú ý không kiêng kị hoàn toàn canxi cũng như không ăn quá nhiều các thực phẩm giàu oxalat
– Không nên nhịn tiểu, đi tiểu mỗi 2 tiếng/lần
– Tập thể thao đều đặn để vừa duy trì cân nặng lý tưởng và ngăn ngừa lắng đọng các khoáng chất tạo sỏi
Nhận biết sớm các triệu chứng sỏi niệu quản, chẩn đoán đúng và điều trị tích cực ngay từ sớm chính là bí quyết giúp bạn tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm do sỏi.
Bạn có thể quan tâm:
Sỏi tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?