Sỏi niệu đạo: Cách nhận biết sớm và trị dứt điểm, ngăn biến chứng

Sỏi niệu đạo: Cách nhận biết sớm và trị dứt điểm, ngăn biến chứng

Sỏi niệu đạo thường có kích thước nhỏ hơn sỏi thận, sỏi bàng quang nhưng nếu không can thiệp loại bỏ sỏi sớm, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy sỏi niệu đạo có đặc điểm gì, điều trị khó hay dễ?  Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

Sỏi niệu đạo có đặc điểm gì?

Niệu đạo là đường độc đạo dẫn nước tiểu từ bàng quang xuống để đào thải ra ngoài. Niệu đạo nữ chỉ dài khoảng 3 – 5 cm trong khi niệu đạo nam giới dài hơn 4 – 6 lần (khoảng 18 – 20 cm). Đây cũng là nguyên nhân khiến nam giới dễ bị sỏi niệu đạo hơn nữ giới. Niệu đạo của nam giới có nhiều đoạn hẹp như xoang tiền liệt, hố thuyền, gốc dương vật,… nên sỏi dễ bị mắc lại tại đây.  Sỏi niệu đạo thường chỉ có một viên và có hình thoi thuôn theo hình ống của niệu đạo.

Những triệu chứng sỏi niệu đạo không nên bỏ lỡ

Sỏi niệu đạo có thể gây nên những dấu hiệu điển hình như sau:

Đau chằn bụng dưới: sỏi cọ xát vào niêm mạc niệu đạo mỗi lần nước tiểu lưu thông gây đau rất khó chịu, đau có thể lan tỏa xuống tầng sinh môn, bộ phận sinh dục ngoài

– Tiểu buốt, tiểu khó: niệu đạo có đường kính 4 – 6mm, viên sỏi xuất hiện trong niệu đạo làm “chặn” dòng chảy của nước tiểu, cạnh sỏi cọ xát gây đau và tiểu khó. Một số trường hợp gây bí tiểu hoàn toàn kèm theo cơn đau quặn thận dữ dội

– Tiểu rắt: sỏi gây kích thích niệu đạo, bàng quang khiến người bệnh thường xuyên thấy mót tiểu, mặc dù mới đi tiểu trước đó không lâu

– Nước tiểu có mùi khó chịu, nước tiểu đục, màu bất thường: sỏi niệu đạo làm tổn thương niệu đạo, chảy máu, nước tiểu có màu hồng hoặc nâu sẫm

– Các biểu hiện khác: khi sỏi gây nhiễm khuẩn thường kèm theo tình trạng buồn nôn, sốt, ớn lạnh,…

Sỏi niệu đạo thường gây đau bụng, rất khó chịu

Nguyên nhân nào gây sỏi niệu đạo?

Sỏi niệu đạo có bản chất là các khoáng chất trong nước tiểu kết tinh với nhau. Một số nguyên nhân thường gặp như:

Sỏi thận, sỏi bàng quang di chuyển xuống: viên sỏi thường không nằm yên một ví trí trên thận hay bàng quang mà bị rơi xuống niệu đạo

– Sỏi hình thành do bất thường trong niệu đạo như hẹp niệu đạo, túi thừa niệu đạo,…

– Ở nam giới: bị hẹp dính bao quy đầu, viêm tinh hoàn cũng có thể làm xuất hiện sỏi niệu đạo

Cách chẩn đoán bệnh sỏi niệu đạo ngay từ sớm

Khi nhận thấy các triệu chứng sỏi niệu đạo như đau bụng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, bạn nên đến kiểm tra sớm tại các cơ sở y tế để thực hiện thêm một số xét nghiệm như:

– Siêu âm ổ bụng, chụp X – quang, chụp CT cắt lớp vi tính

– Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu

– Liệu pháp chạm sỏi: nếu có sỏi niệu đạo, khi thăm khám qua trực tràng, sẽ nghe thấy tiếng chạm sỏi

Sỏi niệu đạo có nguy hiểm không? Cảnh giác với những biến chứng

Sỏi niệu đạo không khó can thiệp nếu phát hiện sớm nhưng khi sỏi quá lớn sẽ làm cản trở lưu thông nước tiểu, khiến nước tiểu bị đọng lại tại các vị trí phía trên như bàng quang, niệu quản, thận kèm theo một số hệ lụy sau:

– Nhiễm khuẩn tiết niệu: sỏi niệu đạo là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn gây viêm niệu đạo và viêm ngược dòng lên bàng quang, thận khiến thận bị ứ mủ,… Nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn huyết

– Thận ứ nước, giãn đài bể thận: sỏi niệu đạo làm chặn đường thoát duy nhất của nước tiểu khiến nước tiểu bị ứ đọng lại ở bàng quang, các nhu mô thận khiến vách thận bị căng cứng, đài bể thận giãn,…

– Suy thận cấp, mạn tính: Sỏi niệu đạo không chỉ gây tổn thương tại vị trí sỏi mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến chức năng thận ở các mức độ khác nhau

Chính vì vậy, hoàn toàn không nên chủ quan với những viên sỏi niệu đạo mà quan trọng cần điều trị ngay từ sớm tùy theo kích thước sỏi.

Tổng hợp các phương pháp điều trị sỏi niệu đạo

Điều trị sỏi niệu đạo cần căn cứ vào vị trí sỏi trong niệu đạo và kích thước sỏi để lựa chọn đúng phương pháp.

Với sỏi ở niệu đạo sau

Đa phần, khi sỏi bị kẹt lại trong niệu đạo màng, niệu đạo tiền liệt sẽ cần tác động để đẩy ngược viên sỏi vào bàng quang bằng cách bơm dung dịch glycerin hay nước muối sinh lý thông qua đặt sonde niệu đạo. Sau khi viên sỏi đã vào đến bàng quang, điều trị giống như với sỏi bàng quang là dùng thuốc, nội soi ngược dòng tán sỏi hoặc mổ hở lấy sỏi,…

Với sỏi niệu đạo trước

Khi sỏi nằm ngay gần miệng sáo, có thể loại bỏ sỏi nhanh chóng bằng cách rạch một đường nhỏ để mở rộng miệng sáo lấy viên sỏi ra ngoài, sau đó khâu lại, tránh làm tổn thương miệng sáo.

Với sỏi bị mắc kẹt trong các vị trí

Với sỏi niệu đạo không thể can thiệp bằng cách rạch miệng sáo khi nằm trong túi thừa niệu đạo, bị kẹt sâu trong tầng sinh môn hoặc đoạn niệu đạo di động (nam giới), bác sĩ sẽ chỉ định mổ mở để loại bỏ viên sỏi kết hợp với phẫu thuật cắt bỏ túi thừa niệu đạo.

Sỏi niệu đạo khi bị mắc kẹt cần thực hiện phẫu thuật

Chữa sỏi niệu đạo bằng thảo dược – Liệu pháp tự nhiên an toàn, hiệu quả

Thuốc tây y chữa sỏi niệu đạo chủ yếu tập trung giải quyết “phần ngọn”  là cải thiện triệu chứng còn các can thiệp ngoại khoa dù loại bỏ sỏi nhanh chóng nhưng có thể gây rách, tổn thương niệu đạo, bàng quang, chảy máu đường tiết niệu,… khi phẫu thuật. Ngoài ra, vẫn ít nhiều có thể gặp một số tác dụng phụ do thuốc như chóng mặt, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, rối loạn nhịp tim,… Chính vì vậy, để tăng hiệu quả trị sỏi và rút ngắn thời gian, xu hướng hiện nay là kết hợp với các giải pháp thảo dược giúp làm tan sỏi.

Trong vô vàn các vị thuốc chữa sỏi, tiêu biểu phải kể đến 7 thảo dược được ví như “khắc tinh” hàng đầu với các loại sỏi, không chỉ riêng sỏi niệu đạo gồm: Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi. Công dụng của những thảo dược này đã được ghi chép trong nhiều tài liệu y học cổ truyền cùng các kinh nghiệm dân gian và càng được làm sáng tỏ qua nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại như tại Khoa Tiết niệu – Đại học Kumamoto (Nhật Bản), Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Chiết Giang, Đại học Nông nghiệp Acharya NG Ranga (Ấn Độ), Trường Khoa học dược phẩm Malaysia,… Chính sự cộng hưởng tác dụng của cả 7 thảo dược này tạo nên tác dụng vượt trội trong việc bài trừ sỏi và với cả những người đã phẫu thuật loại sỏi:

  • Bào mòn, đào thải sỏi: nhờ khả năng lợi tiểu, tăng đáng kể lưu lượng nước tiểu
  • Ngăn sỏi tái phát: nhờ khả năng kiềm hóa nước tiểu, tăng nồng độ chất kết tinh sỏi, giảm nồng độ các khoáng chất khó tan
  • Giảm đáng kể triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu do sỏi
  • Ngăn ngừa viêm tiết niệu do sỏi: nhờ khả năng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm

Sản phẩm thảo dược chuyên biệt dành cho người bị sỏi tiết niệu

Hiện nay, viên uống Stonebye là sản phẩm hỗ trợ đầu tiên và duy nhất trên thị trường có chứa công thức 7 thảo dược với liều lượng được tính toán kỹ lưỡng. Đây là lựa chọn hàng đầu dành cho những người bị sỏi đường tiết niệu nói chung khi chữa sỏi tận gốc rất hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Stonebye – Giúp xua tan nỗi lo sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo

Bị sỏi niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

  • Luôn nhớ uống nhiều nước, tối thiểu 2,5 lít/ngày, chia thành nhiều lần uống trong ngày
  • Uống bổ sung một số loại nước ép rau củ quả như: nước ép lựu, nước ép cần tây, nước húng quế
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất xơ và vitamin, đặc biệt là cam, chanh, bưởi, quýt,…
  • Cân đối hai nhóm thực phẩm chứa canxi và oxalat, không nên kiêng khem quá mức canxi. Canxi có nhiều trong các loại hải sản, trứng, sữa, phô mai,… Thực phẩm chứa oxalat là rau bina, khoai lang, khoai tây, sô cô la,… Lưu ý khi sử dụng thức ăn chứa oxalat nên kết hợp cùng canxi trong cũng một bữa ăn
  • Cắt giảm muối, đường trong các bữa ăn hàng ngày, hạn chế các loại dưa muối, cà muối, các loại thịt hộp, cá hộp chứa nhiều hơn 20% natri,… Mỗi ngày không nên quá 2.3g muối
  • Không ăn quá nhiều đạm động vật, tối đa 150g thịt các loại, tránh các loại thịt đỏ, nội tạng động vật
  • Tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
  • Duy trì tập thể thao tối thiểu 15 phút mỗi ngày, không ngồi quá lâu một tư thế
  • Nên tập thói quen đi tiểu ngay khi có nhu cầu, không nên nhịn tiểu

Sỏi niệu đạo nếu chủ quan sẽ gây nên hậu quả khó lường, do đó, bạn nên trang bị những thông tin cơ bản về bệnh và chủ động trong phòng ngừa, điều trị đúng cách ngay từ sớm.

Để cập nhật nhiều thông tin bổ ích, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988.024.366, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Tác giả: Ds An Chu

Ngày đăng: 13/08/2019 | Cập nhật cuối: 16/09/2019


Nguồn tham khảo

https:// www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8535722

https:// jcpsp.pk/archive/2012/Aug2012/08.pdf

 

Bài viết liên quan

Bán biên liên – Vị thuốc quý trị sỏi và viêm đường tiết niệu

Sỏi tiết niệu

Bán biên liên – Vị thuốc quý trị sỏi và viêm đường tiết niệu

Bán biên liên là vị thuốc quen thuộc có trong nhiều bài thuốc cổ phương trị bệnh thận – tiết niệu, điển hình như sỏi…

Chữa viêm bàng quang bằng thuốc nam: An toàn – Hiệu quả bền vững

Sỏi tiết niệu

Chữa viêm bàng quang bằng thuốc nam: An toàn – Hiệu quả bền vững

Chữa viêm bàng quang bằng thuốc kháng sinh giúp cải thiện triệu chứng nhanh nhưng nguy cơ nhờn thuốc cũng sẽ rất cao nếu dùng…

Cách chữa sỏi niệu đạo đơn giản, nhanh chóng, tránh gây bí tiểu

Sỏi tiết niệu

Cách chữa sỏi niệu đạo đơn giản, nhanh chóng, tránh gây bí tiểu

Sỏi niệu đạo dù hiếm gặp nhưng nếu để lâu có thể tiềm ẩn một số biến chứng nghiêm trọng như tắc nghẽn đường tiểu,…

Viết bình luận

loading
XCBS STB

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày