Xinchaobacsy.com

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không? – Chớ chủ quan với những hậu quả này!

Bàng quang là túi chứa nước tiểu dung tích 250 – 350ml và có khả năng đàn hồi nhất định, là nơi chứa cuối cùng của nước tiểu trước khi được đào thải ra ngoài. Điều này cũng lí giải tại sao bàng quang có thể chứa những viên sỏi kỷ lục hoặc thậm chí cả “ổ sỏi”. Vậy sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Một số biến chứng do sỏi bàng quang cần lưu tâm bao gồm:

Đau bụng, tiểu buốt, tiểu rắt dai dẳng

Khi sỏi lưu lại quá lâu trong bàng quang và có kích thước lớn sẽ chèn ép, cọ xát vào các cơ bàng quang hoặc làm bít tắc cổ bàng quang gây nên những cơn đau buốt vùng hạ vị, lan sang vùng sinh dục ngoài và tầng sinh môn. Ở nam giới, sỏi bàng quang thường gây đau dữ dội ở cuối bãi khiến họ phải giữ chặt đầu dương vật mỗi lần đi tiểu.

Viêm đường tiết niệu

Viên sỏi thường xuyên cọ xát, làm trầy xước niêm mạc bàng quang sẽ gây chảy máu, sưng viêm, cản trở quá trình tháo rỗng tự nhiên của bàng quang, nước tiểu bị ứ đọng lâu hơn tạo điều kiện để các vi khuẩn sinh sôi gây nhiễm trùng. Viêm bàng quang cấp là biến chứng phổ biến nhất và nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nên viêm bàng quang mạn tính, teo bàng quang hoặc rò bàng quang.

Rò bàng quang là tình trạng nước tiểu chảy rò rỉ vào tầng sinh môn và âm đạo khiến việc đi tiểu không tự chủ kèm theo nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, gây nhiễm khuẩn bàng quang và viêm ngược dòng, viêm thận, viêm niệu quản, thậm chí suy thận. Tình trạng nhiễm khuẩn này cũng là một yếu tố nguy cơ hình thành loại sỏi Struvite, tạo thành một vòng xoắn bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Biến chứng rò bàng quang

Rối loạn chức năng bàng quang

Bàng quang đảm nhiệm chức năng lưu trữ và đào thải nước tiểu qua phản xạ đi tiểu. Sỏi kích thích và làm rối loạn hoạt động của bàng quang, lượng nước tiểu thay đổi liên tục, người bệnh có thể gặp một số bệnh lý như hội chứng bàng quang kích thích, ung thư bàng quang,… Một số trường hợp viên sỏi rơi xuống bị kẹt lại tại niệu đạo gây bí tiểu hoàn toàn, bàng quang căng phồng.

Có thể bạn quan tâm:

Sỏi bàng quang: Hiểu đúng để nhận biết và điều trị ngay từ sớm

Phương pháp điều trị sỏi bàng quang để phòng ngừa biến chứng do sỏi

Thuốc tây điều trị sỏi bàng quang

Với sỏi bàng quang kích thước nhỏ, giải pháp ưu tiên là bổ sung nhiều chất lỏng kết hợp với một số loại thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc kháng sinh, thuốc giãn cơ trơn,… để tăng đào thải sỏi theo cách tự nhiên. Mặc dù các thuốc tây này thường mang lại đáp ứng khá nhanh nhưng cần dùng đúng theo chỉ định, đúng liệu trình và thời gian để giảm tối đa nguy cơ tác dụng phụ do thuốc như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nhịp tim, hoa mắt, chóng mặt,…

Giải pháp thảo dược hỗ trợ giúp làm tan sỏi, đẩy lùi sỏi bàng quang

Mục tiêu điều trị sỏi bàng quang tối ưu là vừa cải thiện triệu chứng, nhanh đào thải sỏi đồng thời dự phòng sỏi tái phát. Những nghiên cứu khoa học gần đây một lần nữa làm sáng tỏ vai trò của nhiều thảo dược trong điều trị sỏi tiết niệu (bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo), mà điển hình là Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi…. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng khi kết hợp đồng thời cả 7 thảo dược này sẽ tác động toàn diện trên hệ thống đường tiết niệu theo 4 cơ chế:

Hiện nay, bên cạnh phương pháp đun sắc thảo dược truyền thống, các chuyên gia thường khuyên người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm viên uống chia liều để vừa đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị. Kết hợp các giải pháp thảo dược này đồng thời cùng các thuốc tây sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị sỏi.

Kim tiền thảo, Râu mèo – Giải pháp trị sỏi từ thảo dược an toàn hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

Viên uống thảo dược Stonbye – Giải pháp dành cho người bị sỏi tiết niệu

Phẫu thuật ngoại khoa điều trị sỏi bàng quang

Khi sỏi bàng quang không đáp ứng với điều trị nội khoa, sỏi có kích thước lớn hoặc có nguy cơ gây biến chứng sẽ cần thực hiện các phẫu thuật để loại bỏ sỏi. Hiện nay, có các phương pháp sau đang áp dụng bao gồm:

Tán sỏi nội soi ngược dòng

Bác sĩ luồn một máy nội soi qua niệu đạo lên đến bàng quang và tiếp xúc với vị trí viên sỏi, sau đó sử dụng năng lượng sóng âm hoặc sóng laser để phá vỡ sỏi thành mảnh nhỏ hơn và đào thải ra ngoài. Hạn chế của phương pháp này có thể tiềm ẩn một số rủi ro như nhiễm trùng sau phẫu thuật, tổn thương niệu đạo, bàng quang nên người bệnh thường cần dùng một đợt kháng sinh trước đó.

Tán sỏi qua da

Rạch một đường nhỏ qua da tương ứng với vị trí bàng quang đến chỗ viên sỏi, sau đó sử dụng năng lượng laser để phá vỡ sỏi hoặc dùng dụng cụ cơ học để gắp sỏi ra ngoài.

Mổ mở lấy sỏi bàng quang

Kỹ thuật này thường áp dụng với những viên sỏi bàng quang lớn hơn 30mm hoặc kết hợp tình trạng hẹp niệu đạo, túi thừa niệu đạo, bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt (ở nam giới), sỏi quá cứng không thể tán bằng các kỹ thuật tán sỏi thông thường. Bác sỹ sẽ tạo một đường rạch ở bụng dưới và loại bỏ sỏi trực tiếp và tiền hành thủ thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ túi thừa hoặc tuyến tiền liệt. Phẫu thuật này thường tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn sau mổ và thời gian hậu phẫu kéo dài.

Lời khuyên hữu ích khi bị sỏi bàng quang

Bạn cần duy trì chế độ sinh hoạt điều độ theo những hướng dẫn sau để vừa giúp tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa sỏi tái phát:

Phát hiện và điều trị sớm sỏi bàng quang chính là yếu tố quan trọng giúp bạn phòng tránh mọi biến chứng xảy ra, bảo vệ một hệ tiết niệu khỏa mạnh.

 

Nếu cần hỗ trợ thêm bất kỳ vấn đề liên quan, bạn hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi qua số điện thoại 0988024366 để được giải đáp.

Tác giả: Ds An Chu