Tại Việt Nam, cứ 10 người thì có 1 người bị sỏi tiết niệu với những biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, đau lưng bụng vô cùng khó chịu. Nguy hiểm hơn là căn bệnh này có tỷ lệ tái phát rất cao, lên đến 50% số trường hợp. Để không phải đối mặt với sỏi tiết niệu, nắm rõ mọi thông tin về bệnh là yếu tố tiên quyết.
Tóm tắt bài viết
Bệnh sỏi tiết niệu là gì?
Sỏi tiết niệu là các khối cứng hoặc vật rắn kết tinh bên trong đường tiết niệu. Thực tế đây là tên gọi chung cho bệnh lý về sỏi, tùy từng vị trí hình thành mà người bệnh sẽ được chẩn đoán là sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang hay sỏi niệu đạo.
Phân loại sỏi tiết niệu
Tiêu chí phân loại | Vị trí hình thành/ cư trú | Thành phần cấu tạo |
Loại sỏi tiết niệu | – Sỏi thận: chiếm khoảng 40%
– Sỏi niệu quản: chiếm khoảng 28% – Sỏi bàng quang: chiếm khoảng 26% – Sỏi niệu đạo: chiếm khoảng 4% |
– Sỏi Canxi: chiếm khoảng 60 – 80%, gồm sỏi canxi oxalat (đen), canxi cacbonat (trắng), canxi photphat (vàng nhạt),…
– Sỏi Urat: chiếm khoảng 7%, màu gạch cua – Sỏi Struvite (sỏi nhiễm trùng, sỏi san hô): chiếm khoảng 12%, màu vàng trắng – Sỏi Cystine: chiếm khoảng 1%, màu vàng nhạt
|
Triệu chứng sỏi tiết niệu
Tùy theo kích thước, số lượng, vị trí của sỏi tiết niệu, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau.
- Đau quặn vùng thắt lưng, bụng dưới: đây là triệu chứng sỏi tiết niệu xảy ra ở 90% người bệnh. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, đau âm ỉ hoặc dữ dội dọc từ thắt lưng lan xuống vùng bụng dưới, cơ quan sinh dục
- Bất thường khi đi tiểu: tiểu rát buốt, tiểu rắt, tia tiểu ngắt quãng, cảm giác mót tiểu thường xuyên và khẩn cấp
- Nước tiểu đục màu, có máu, có váng, có sỏi, mùi hôi
- Buồn nôn, nôn
- Đau đầu
- Sốt, rét run, vã mồ hôi
Mức độ nguy hiểm của sỏi tiết niệu
Nếu kích thước sỏi nhỏ, dễ bào mòn thì thường không gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống và thậm chí người bệnh còn không nhận thức được là mình có sỏi tiết niệu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sỏi tiết niệu sẽ phát triển ngày một to hơn, nhiều hơn, nếu không được phát hiện, điều trị sớm sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Thận ứ nước, giãn đài thận, bể thận, dễ dẫn tới suy giảm chức năng thận.
- Làm tăng áp lực cho thận, gây xơ hóa nhu mô thận.
- Vỡ thận: ứ nước tiểu trong thời gian dài kết hợp sưng viêm thận sẽ làm mỏng dần vách thận, dẫn đến vỡ thận đột ngột và có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: sỏi thận làm trầy xước đường tiết niệu tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn. Khi kết hợp với ứ nước tiểu lâu ngày sẽ gây hoại tử thận, thậm chí gây nhiễm khuẩn huyết, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu
Cho đến nay vẫn chưa kết luận được chính xác nguyên nhân gây sỏi tiết niệu, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, sỏi hình thành có thể do:
- Nồng độ các tinh thể canxi, oxalat, urat…tăng cao vượt mức bình thường
- pH nước tiểu giảm (nước tiểu bị acid hóa)
- Nồng độ các chất keo (mucin, acid nucleic, mucoprotein…) và chất ngăn kết tinh (citrat) giảm
Ngoài ra một số yếu tố nguy cơ dưới đây được cho là thúc đẩy sỏi tiết niệu phát triển sớm.
- Uống ít nước, cơ thể mất nước (tiêu chảy thường xuyên, sốt cao, sử dụng rượu bia, cà phê)
- Chế độ ăn mất cân bằng: nhiều muối, đường, chất đạm động vật, ít rau quả,…
- Môi trường khô nóng gây toát mồ hôi nhiều
- Thói quen nhịn tiểu, ít vận động
- Dùng thuốc lợi tiểu, thuốc chống co giật, thuốc an thần, thuốc kháng acid… trong thời gian dài
- Mắc phải các bệnh toàn thân khác: viêm ruột, viêm loét dạ dày, cường cận giáp, viêm đường tiết niệu, tăng huyết áp, gút, …
- Người da trắng, nam giới
- Người trong độ tuổi từ 30 – 50
- Gia đình có người bị sỏi tiết niệu
Các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu
Thuốc điều trị sỏi tiết niệu
Đây là phương pháp được chỉ định trong trường hợp sỏi tiết niệu còn nhỏ (kích thước <10mm), trơn nhẵn, chức năng thận chưa bị ảnh hưởng. Một số nhóm thuốc phổ biến nhất là:
- Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid: giúp giảm phù nề, sưng đau khi sỏi cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu.
- Thuốc giãn cơ trơn: làm giãn cơ trơn niệu quản, niệu đạo, giúp giảm đau và thúc đẩy tống sỏi ra ngoài nhanh hơn.
- Thuốc kháng sinh: sử dụng khi sỏi tiết niệu đã gây nhiễm khuẩn với các biểu hiện tiểu máu, tiểu đục, sốt,…
- Thuốc ngăn kết tinh sỏi: làm giảm nồng độ các thành phần tạo sỏi, làm thay đổi pH nước tiểu ngăn tạo sỏi.
Phẫu thuật điều trị sỏi tiết niệu
Đây là phương pháp được chỉ định trong trường hợp sỏi tiết niệu kích thước lớn hoặc sỏi gây hẹp, tắc nghẽn đường tiểu, sỏi gây nhiễm trùng nguy hiểm. Tùy thuộc kích thước, vị trí sỏi, hiện nay có một số phương pháp phẫu thuật sau:
- Tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể: sử dụng năng lượng sóng xung kích phá nhỏ viên sỏi để dễ dàng đào thải ra ngoài theo nước tiểu, áp dụng với sỏi dưới 20 mm.
- Tán sỏi tiết niệu nội soi ngược dòng: đưa 1 ống thông nhỏ từ dưới niệu đạo lên vị trí sỏi sau đó sử dụng tia laser để phá nhỏ sỏi và đưa ra ngoài hoặc để sỏi tự đào thải qua nước tiểu, áp dụng cho sỏi <20 mm, thường dùng cho sỏi mắc kẹt trong niệu quản.
- Tán sỏi tiết niệu qua da: máy nội soi được đưa qua vết rạch trên da vào vị trí sỏi, sau đó dùng sóng laser phá nhỏ sỏi và đưa ra ngoài, áp dụng cho sỏi > 20 mm.
- Mổ mở lấy sỏi tiết niệu:rạch một đường ở lưng để tiếp cận trực tiếp với vị trí sỏi, dùng dụng cụ phẫu thuật để lấy sỏi ra ngoài, chỉ áp dụng khi sỏi bàng quang có kích thước quá lớn hoặc người bệnh không thể đáp ứng với các phương pháp khác.
Ngoài lợi ích, các phẫu thuật trên đều có nguy cơ gây ra một số biến chứng như: chảy máu, trầy xước niêm mạc, nhiễm khuẩn, tắc nghẽn đường tiết niệu,… Do vậy, người bệnh cần lựa chọn địa chỉ khám chữa sỏi tiết niệu uy tín, đồng thời cần có biện pháp chăm sóc trước và sau mổ phù hợp.
Thảo dược giúp loại bỏ sỏi tiết niệu, tránh tái phát
Theo các nhà khoa học, Râu ngô, Mã đề, Kim tiền thảo, Bán biên liên, Râu mèo, Hoàng bá, Cỏ mực là những thảo dược có tác dụng lợi tiểu, kiềm hóa nước tiểu, giảm nồng độ chất tạo sỏi (canxi, acid uric, oxalat,…), giãn cơ trơn, bởi vậy khi phối hợp cùng nhau sẽ giúp trị sỏi tiết niệu, đồng thời tránh tái phát hiệu quả.
Hiện nay, người bệnh có thể dùng các thảo dược thô để sắc nước uống nhưng cần đảm bảo nguyên liệu chất lượng. Ngoài ra, người bệnh có thể lựa chọn những sản phẩm bổ trợ có chứa đủ các thảo dược này để đảm bảo hiệu quả nhanh và tiện dụng hơn.
Sản phẩm thảo dược giúp ngăn ngừa sỏi tiết niệu tối ưu
Sản phẩm thảo dược giúp loại bỏ sỏi tiết niệu nhanh chóng, tránh tái phát
Cách phòng ngừa sỏi tiết niệu tại nhà
50% người bệnh bị sỏi tiết niệu tái phát, nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống, sinh hoạt còn thiếu khoa học. Do vậy, để loại bỏ sỏi bền vững, bạn cần chú ý những điều sau:
- Uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày.
- Sử dụng không quá 2,3 gram muối mỗi ngày.
- Ăn kết hợp thực phẩm chứa canxi và oxalat. Thực phẩm giàu canxi gồm sữa, phô mai, đậu nành, bơ, lòng đỏ trứng,… Thực phẩm giàu oxalat gồm lạc, khoai lang, khoai tây, sô cô la, củ cải,…
- Ăn nhiều hoa quả giàu citrat (chất ngăn kết tinh tạo sỏi) như: cam, bưởi, chanh, quất, dứa, kiwi,…
- Hạn chế thịt động vật, hải sản thịt bò, thịt lợn, hàu, sò, tôm, cua…
- Tăng cường di chuyển, vận động cơ thể, tránh ngồi quá lâu một chỗ.
- Làm việc trong môi trường mát mẻ, độ ẩm phù hợp.
Sỏi tiết niệu dễ mắc, cũng dễ tái phát, tuy nhiên nếu nắm rõ các đặc điểm của bệnh, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa và ngăn bệnh tiến triển hiệu quả.