Mục tiêu trong điều trị sỏi bàng quang không chỉ là giảm nhanh triệu chứng, sớm đào thải sỏi ra ngoài mà quan trọng hơn cần phải ngăn ngừa bệnh tái phát. Vậy hiện nay đâu là cách chữa sỏi bàng quang tối ưu nhất, đem lại hiệu quả toàn diện giúp giải quyết tất cả các vấn đề trên?. Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.
Tóm tắt bài viết
Triệu chứng sỏi bàng quang thường gặp
Sỏi bàng quang có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng gì, nhưng khi sỏi tăng kích thước làm chặn dòng nước tiểu, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu sau:
- Đau vùng bụng dưới, nam giới thường đau, khó chịu nhiều ở dương vật hoặc tinh hoàn.
- Đi tiểu nhiều lần.
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
- Dòng nước tiểu bị gián đoạn, bí tiểu, đi tiểu khó khăn.
- Nước tiểu xuất hiện máu, đục hoặc có màu nâu sẫm bất thường.
Tổng hợp các cách chữa sỏi bàng quang cập nhất mới năm 2019
Thuốc tây điều trị sỏi bàng quang
Đối với những trường hợp sỏi bàng quang kích thước nhỏ, chưa gây biến chứng thì hướng điều trị ưu tiên là dùng thuốc hoặc thảo dược kết hợp điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống để thúc đẩy viên sỏi tự đào thải ra ngoài theo nước tiểu.
Một số nhóm thuốc thường dùng trong điều trị sỏi bàng quang bao gồm:
- Thuốc giảm đau chống viêm để cải thiện nhanh triệu chứng đau, khó chịu cho người bệnh.
- Thuốc giãn cơ trơn đường niệu giúp sỏi di chuyển dễ dàng hơn.
- Kháng sinh nếu có nhiễm trùng tiết niệu do sỏi.
- Thuốc điều chỉnh nồng độ một số muối và khoáng chất trong nước tiểu nhằm ức chế sỏi mới kết tinh.
Vì còn tồn tại một số nguy cơ tác dụng phụ nhất định nên thuốc tây ít khi được chỉ định dài ngày, thường sử dụng trong giai đoạn triệu chứng cấp tính. Do vậy, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc tây giúp giảm nhanh các triệu chứng sỏi bàng quang
Thảo dược giúp bào mòn, tăng đào thải sỏi
Chữa sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu bằng thảo dược đã và đang được ứng dụng rất sâu rộng trong điều trị hiện nay. Điểm mạnh của phương pháp này là an toàn, lành tính và mang lại lợi ích toàn diện trên đường tiết niệu để bào mòn, đào thải sỏi, ngăn ngừa sỏi tái phát và tăng cường chức năng thận tiết niệu.
Trong đó đáng chú ý nhất, có tác dụng đã được chứng minh rõ ràng qua nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế phải nhắc đến vai trò của Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán liên liên, Nhọ nồi, Hoàng bá. Những thảo dược này có khả năng tác động đến tất cả giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển của sỏi tiết niệu, cụ thể:
- Lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu để đào thải cặn lắng và bào mòn giảm kích thước sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”.
- Kiềm hòa nước tiểu, điều chỉnh nồng độ chất khoáng trong nước tiểu, từ đó ức chế quá trình kết tinh sỏi, ngăn sỏi tái phát sau điều trị.
- Giãn cơ trơn đường niệu, giảm triệu chứng đau quặn và thúc đẩy sỏi di chuyển theo nước tiểu dễ dàng hơn.
- Kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường chức năng thận, giảm nguy cơ viêm tiết niệu do sỏi.
Chính vì vậy, đây chính là bộ 7 thảo dược ưu việt nhất dành cho người bị sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang. Đánh giá về tác dụng của giải pháp này, PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn – Nguyên Phó Giám đốc, Nguyên chủ nhiệm khoa Tim, Thận, Khớp và Nội tiết, bệnh viện Quân y 103 phân tích:
PGS Trần Đình Ngạn đánh giá hiệu quả chữa sỏi bàng quang bằng thảo dược
Viên uống thảo dược chuyên biệt cho người bị sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu
Phẫu thuật loại bỏ sỏi bàng quang
Trong trường hợp sỏi bàng quang kích thước quá lớn, sỏi gây viêm bàng quang, tắc nghẽn đường tiểu làm ảnh hưởng đến chức năng thận thì việc phẫu thuật loại bỏ sỏi là cần thiết và nên thực hiện sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay có 3 phương pháp can thiệp thường được áp dụng gồm:
- Nội soi tán sỏi ngược dòng: Một ống nội soi nhỏ được luồn qua niệu đạo đến bàng quang, sau khi xác định chính xác vị trí sỏi, bác sĩ sẽ dùng năng lượng sóng siêu âm hoặc tia laser để phá vỡ sỏi thành các mảnh nhỏ nhằm đào thải ra ngoài theo nước tiểu dễ hơn.
- Nội soi tán sỏi qua da: Thiết bị nội soi được đưa đến vị trí có sỏi qua một vết rạch nhỏ trên da, sau khi bị phá vỡ các vụn sỏi được gắp ra ngoài hoặc tự đào thảo theo nước tiểu.
- Mổ hở bàng quang: Thường áp dụng với sỏi > 30mm, sỏi được gắp bỏ trực tiếp ra ngoài qua một vết mổ lớn ngay tại bàng quang. Phương pháp này có nguy cơ biến chứng cao và thời gian hồi phục cũng lâu hơn so với tán sỏi.
Thực hiện lối sống khoa học
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học là yếu tố không thể thiếu bên cạnh các cách chữa sỏi bàng quang nêu trên, người bệnh nên:
- Uống nhiều nước tối thiểu 8 – 12 cốc/ngày để tăng lượng nước tiểu.
- Ăn nhạt hơn không quá 2,3 g muối/ngày, tránh các thực phẩm chứa hàm lượng muối cao như thịt hộp, thịt hun khói, dưa cà muối, khoai tây chiên…
- Hạn chế đạm động vật từ các nguồn thịt, cá, trứng,… tối đa 150g/ngày.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
- Tăng cường chất xơ trong rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt…
- Bổ sung cân đối lượng canxi và oxalat trong khẩu phần ăn, không nên ăn quá dư thừa một chất vì dễ tăng nguy cơ tạo sỏi canxi oxalat.
- Không nhịn tiểu lâu, đảm bảo tần suất đi tiểu 2 tiếng/lần là tốt nhất.
- Hạn chế ngồi lâu một chỗ, nên tăng cường vận động thể thao để tránh cặn lắng kết tinh tạo sỏi.
Bật mí 14 cách làm tan sỏi đơn giản ngay tại nhà
Trên đây là tổng hợp 4 cách chữa sỏi bàng quang đang được áp dụng phổ biến hiện nay, tùy vào mỗi tình trạng bệnh mà lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Nếu chưa thực sự cấp thiết người bệnh nên ưu tiên điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc thảo dược kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày, giải pháp này sẽ an toàn và mang lại kết quả lâu bền nhất.