Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai – Những điều mẹ bầu cần biết

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai – Những điều mẹ bầu cần biết

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai là bệnh phổ biến nhưng không vì thế mà xem nhẹ bởi những nguy cơ biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Việc điều trị cần hết sức cẩn trọng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Và dưới đây là tổng hợp những thông tin hữu ích nhất dành cho các mẹ bầu.

Tại sao bệnh viêm đường tiết niệu thường phổ biến ở mẹ bầu?

Mang thai là một hành trình vất vả trong đó chị em phụ nữ thường phải đối mặt với một số nguy cơ bệnh lý, phổ biến là bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu (viêm tiết niệu). Lý giải căn nguyên gây viêm ở các mẹ bầu là do:

– Sự biến đổi hormon: trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi rõ rệt hàm lượng các hormon, làm tăng nguy cơ viêm tiết niệu

– Rối loạn chức năng bàng quang: sự gia tăng về kích thước thai nhi khiến phần xương chậu của phụ nữ mở rộng hơn, tạo thêm áp lực trên thành bàng quang. Lúc này trương lực cơ bàng quang suy yếu, ảnh hưởng đến khả năng tháo rỗng của bàng quang. Nước tiểu bị ứ đọng lâu trong bàng quang sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho nhiều chủng vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây viêm

– Sự biến đổi các thành phần trong nước tiểu: nồng độ đường và protein tăng cao trong nước tiểu cũng là yếu tố nguy cơ gây viêm tiết niệu trong giai đoạn mang thai

Ngoài ra, do cấu tạo niệu đạo nữ nằm sát âm đạo nên vi khuẩn dễ dàng di chuyển từ âm đạo vào niệu đạo và gây bệnh viêm tiết niệu.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai thường rất phổ biến

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong thai kỳ, sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm rõ rệt nên khi có dấu hiệu nhiễm trùng là không thể chủ quan. Một số nguy cơ biến chứng cần cảnh giác do bệnh viêm tiết niệu bao gồm:

– Biến chứng thai kỳ nguy hiểm: viêm đường tiết niệu lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nước ối, sinh non, sảy thai hoặc sinh con thiếu tháng nhẹ cân

– Nhiễm khuẩn huyết đe dọa đến tính mạng: vi khuẩn bùng phát có thể lây lan vào máu dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân. Đây là một biến chứng nguy hiểm cần cấp cứu kịp thời

Ngoài ra, viêm đường tiết niệu gây tiểu buốt, tiểu rắt vào ban đêm, tiểu ra máu, đau tức vùng bụng dưới,.. làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu. Chính vì vậy, ngay khi có dấu hiệu viêm thì cần thăm khám và điều trị kịp thời.

 

Việc tuân thủ điều trị bệnh viêm tiết niệu và sinh hoạt khoa học sẽ là bí quyết giúp các chị em sớm kiểm soát chứng bệnh này. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988.024.366 để được tư vấn chi tiết. 

Cách chữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai

Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu (viêm tiết niệu) ở phụ nữ mang thai cần dùng theo đơn kê của bác sĩ. Hiện nay có một số thuốc thông dụng giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và giảm bớt những khó chịu do viêm như amoxcillin,  ampicillin,… Thời gian dùng thuốc cần căn cứ vào mức độ viêm, thường tối thiểu từ 3 – 7 ngày. Để đảm bảo an toàn, giảm nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc, mẹ bầu cần dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian và không tự ý ngưng thuốc dù cho các triệu chứng viêm có thể đã thuyên giảm tốt sau một vài ngày đầu.

Trong trường hợp viêm tiết niệu mức độ nặng hoặc thường xuyên tái phát, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm kháng sinh đồ để định danh chủng vi khuẩn gây viêm, từ đó lựa chọn thuốc kháng sinh phù hợp. Lưu ý rằng khi dùng thuốc hay bất kỳ sản phẩm hỗ trợ nào trong thai kỳ cần cẩn trọng để giảm tối đa tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu cần sử dụng thuốc đúng chỉ định khi chữa viêm tiết niệu

Song song với việc dùng thuốc tây, mẹ bầu nên áp dụng một số liệu pháp tự nhiên giúp cải thiện tốt tình trạng viêm và phòng ngừa tái phát như sau:

– Bổ sung các thực phẩm chứa lợi khuẩn giúp tăng cường miễn dịch và cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột như sữa chua, phô mai, nấm sữa,…

– Ăn nhiều rau củ quả tươi như cam, chanh, bưởi, quýt, kiwi, các loại rau có xanh đậm như rau cải xanh, bắp cải,… để cung cấp đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất

– Uống nhiều nước: lượng nước mỗi ngày tối thiểu từ 1,5 – 2 lít nước/ngày

– Bổ sung thêm các loại nước ép trái cây như nước nam việt quất, nước cam, nước chanh,…

– Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối, đường, dầu mỡ chiên rán,…

– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: chú ý lau chùi theo chiều từ trước ra sau mỗi lần đi vệ sinh. Không sử dụng những dung dịch vệ sinh vùng kín chứa nhiều hóa chất gây kích ứng

– Ưu tiên dùng quần áo từ chất liệu tự nhiên và chú ý không mặc đồ quá bó sát

Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai hay ở người bình thường đều cần được điều trị sớm, tránh để lâu gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Mong rằng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp mẹ bầu trang bị thông tin hữu ích để có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Bạn có thể quan tâm:

Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Tác giả: Ds An Chu

Ngày đăng: 15/08/2020


Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/pregnancy/treat-a-uti

https://emedicine.medscape.com/article/452604-overview

 

Bài viết liên quan

Bệnh tiết niệu

Sỏi thận rơi xuống niệu quản có nguy hiểm không?

Sỏi thận rơi xuống niệu quản nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều đau đớn và khó chịu, chưa…

Bệnh tiết niệu

Viêm bàng quang điều trị bao lâu? – Cách chữa trị dứt điểm nhanh chóng

Viêm bàng quang điều trị bao lâu thì khỏi? Nếu bạn đang có thắc mắc này và cũng chưa tìm ra cách trị viêm bàng…

Cập nhật 3 cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả bạn cần biết

Bệnh tiết niệu

Cập nhật 3 cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả bạn cần biết

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý rất dễ tái phát, đặc biệt là trong môi trường khí hậu nóng ẩm như ở nước…

Viết bình luận

loading
XCBS STB

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày