Thiếu máu não uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh và không có tác dụng phụ là băn khoăn của bất cứ người bệnh nào. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp hiệu quả và an toàn cho bản thân thì đừng bỏ qua thông tin về lợi ích, nguy cơ, cách sử dụng của các thuốc điều trị thiếu máu não ngay dưới đây.
Tóm tắt bài viết
Thiếu máu não uống thuốc gì?
Khi lựa chọn thuốc điều trị thiếu máu não, bác sĩ sẽ căn cứ dựa trên triệu chứng, mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe cũng như bệnh lý khác mắc kèm. Dưới đây là 3 nhóm thuốc thường dùng hiện nay:
Nhóm thuốc làm tăng lưu lượng máu não
Piracetam
Là thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị thiếu máu não nhờ khả năng cải thiện chuyển hóa của tế bào thần kinh, tăng sử dụng glucose và oxy để bảo vệ não tránh khỏi rối loạn khi thiếu máu. Tác dụng phụ của piracetam thường liên quan đến hệ thần kinh như bứt rứt, bồn chồn, kích thích, phiền muộn, lo âu, mệt mỏi, choáng váng, rối loạn giấc ngủ…
Cinnarizine và Flunarizine
Thuộc nhóm thuốc đối kháng chọn lọc kênh canxi, cinnarizine và flunarizine ức chế dòng canxi đi vào tế bào cơ trơn mạch máu, làm giãn mạch, từ đó tăng dòng máu lưu thông lên não.Tác dụng phụ của thuốc là mệt mỏi, buồn ngủ, rối loạn vận động, tăng cân, run cơ, rối loạn tiêu hóa, khô miệng…
Cerebrolysin
Cerebrolysin là hỗn hợp của các acid amin và peptide có vai trò bảo vệ và cải thiện chuyển hóa của các tế bào thần kinh trong điều kiện thiếu oxy. Khi tiêm thuốc vào cơ thể, người bệnh có thể cảm thấy nóng rát, run, ớn lạnh, tăng thân nhiệt nhẹ, đau đầu…
Thiếu máu não uống thuốc gì sẽ tùy tình trạng bệnh cụ thể
Nhóm thuốc cung cấp dinh dưỡng cho não
Bao gồm các loại vitamin và khoáng chất như vitamin nhóm B (B1, B6, B12), vitamin C, magie, sắt… để cung cấp dinh dưỡng cho tế bào thần kinh. Mặc dù nhóm thuốc này không có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu não nhưng sẽ hỗ trợ giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Nhóm thuốc điều trị nguyên nhân và dự phòng nguy cơ
Tùy vào nguyên nhân gây thiếu máu não là do xơ vữa động mạch, thoái hóa đốt sống cổ, bệnh tim, huyết áp thấp… mà bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc như thuốc hạ mỡ máu, thuốc tăng huyết áp, thuốc trợ tim để điều trị các bệnh lý này.
Ở những người có nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu não, các loại thuốc chống huyết khối (aspirin, clopidogrel) cũng có thể được chỉ định để dự phòng biến chứng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc tây điều trị thiếu máu não
– Sử dụng thuốc tây sau khi được bác sĩ khám và kê đơn, không tự ý mua thuốc về uống. Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
– Theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể khi dùng thuốc, nếu thấy các tác dụng phụ xảy ra thường xuyên nên thông báo với bác sĩ để kịp thời có hướng điều chỉnh phù hợp.
– Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để có kết quả tốt: Không hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê; hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa; ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng tinh thần; duy trì tập thể dục đều đặn,…
Sản phẩm thảo dược đông y giúp ngăn chặn cơn thiếu máu não tái phát
Thiếu máu não là bệnh lý mạn tính, do đó việc sử dụng thuốc tây dài ngày sẽ không phải là phương án an toàn, tối ưu nhất vì nguy cơ tác dụng phụ có thể xảy ra. Bởi vậy, để rút ngắn thời gian dùng thuốc và nâng cao hiệu quả, tránh tái phát, giải pháp hữu hiệu lúc này là sử dụng sản phẩm trị bệnh có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, điển hình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hồng Mạch Khang.
Với thành phần từ bộ 3 thảo dược Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu, sản phẩm không chỉ có tác dụng bổ máu, cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu não để giảm đi biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, kém tập trung… mà giúp bảo vệ tế bào não, ngăn chặn thoái hóa thần kinh và biến chứng tổn thương não do thiếu máu lâu ngày.
Sản phẩm đã được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao và khuyến khích dùng trong điều trị thiếu máu não, cùng tìm hiểu chi tiết hơn về lợi ích của sản phẩm này qua video sau:
Chuyên gia tư vấn về bệnh thiếu máu não
Lợi ích của Hồng Mạch Khang cho người bệnh thiếu máu não
Thiếu máu não và những biến chứng không thể xem nhẹ
Biết được thiếu máu não uống thuốc gì, nắm rõ lợi ích và rủi ro của từng thuốc là điều cần thiết để điều trị bệnh hiệu quả. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn sớm cải thiện sức khỏe của mình tốt hơn.