Tổng hợp các loại sỏi thận và cách điều trị hiệu quả

Tổng hợp các loại sỏi thận và cách điều trị hiệu quả

Sỏi thận vốn là những “vị khách không mời mà đến”, hình thành do sự kết tinh của các khoáng chất trong nước tiểu. Dựa theo từng thành phần, tính chất, sỏi thận được chia thành nhiều loại khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp thông tin về các loại sỏi thận và cách phòng ngừa hiệu quả ngay tại nhà.

Điểm danh 4 loại sỏi thận phổ biến nhất

Phân loại theo thành phần, sỏi thận được chia thành 4 loại chính là sỏi canxi, sỏi struvite, sỏi acid uric, sỏi cystine, trong đó sỏi canxi thuộc loại sỏi cản quang, còn lại được xếp vào loại sỏi không cản quang.

Sỏi canxi

Căn nguyên hình thành sỏi canxi là do sự bão hòa nồng độ canxi trong nước tiểu khi canxi được tái hấp thu quá nhiều ở ống thận. Riêng sỏi canxi phosphat gặp phổ biến ở những người có bệnh lý nhiễm toan ống thận. Bên cạnh đó, những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như lạm dụng các loại viên uống canxi, dùng vitamin D liều cao hoặc do tác dụng phụ của thuốc tây làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi trong đường tiết niệu.

Loại sỏi này chiếm đến gần 60 – 70% các loại sỏi thận với các dạng thường gặp là canxi oxalate, canxi maleat, canxi phosphat. Sỏi oxalate thường có màu đen đậm, sỏi phosphat có màu vàng nhạt.

Sỏi acid uric

Sỏi acid uric chiếm khoảng 10 – 15% các loại sỏi thận và có căn nguyên là do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể làm tăng quá mức nồng độ acid uric trong máu và lắng đọng ở thận. Loại sỏi này thường gặp ở người ăn quá nhiều đạm động vật, có tiền sử bệnh gout, uống quá ít nước.

Sỏi struvite (Sỏi san hô)

Sỏi struvite (sỏi san hô hay sỏi nhiễm trùng) thường có màu vàng trắng, tỷ lệ mắc chiếm khoảng 10%. Đặc trưng là viên sỏi lấp đầy các nhánh đài bể thận tạo thành từng tảng trông như khối san hô hoặc sừng của con hươu khi quan sát trên phim chụp X – quang. Sỏi struvite có liên quan trực tiếp đến tình trạng nhiễm khuẩn trong đường tiết niệu, đặc biệt là những người có tiền sử viêm mạn tính. Những chất chuyển hóa của vi khuẩn gây viêm làm thay đổi pH nước tiểu khiến Struvite càng khó hòa tan và dễ kết tinh tạo thành sỏi.

Sỏi san hô thường tăng nhanh về kích thước và cản trở đường tiểu. Thực tế, triệu chứng sỏi thường không rầm rộ, có thể là mệt mỏi, khó chịu, sụt cân,… thậm chí có khoảng 25% người bệnh không có triệu chứng ngay cả khi khối sỏi chiếm gần hết đài bể thận. Một phần do sỏi kết tinh theo cấu trúc đài bể thận nên thường ít gây giãn đài bể thận hoặc gây đau dữ dội. Tuy vậy, sỏi san hô vẫn được xếp vào loại sỏi nguy hiểm, bởi có thể dẫn đến tình trạng viêm nghiêm trọng gây ung thư biểu mô tế bào vảy của ống thận.

Sỏi cystine

Loại sỏi này rất hiếm gặp với tỷ lệ khoảng 4% các loại sỏi thận. Sỏi thường rất nhẵn và có màu vàng nhạt. Sỏi cystine hình thành do những rối loạn di truyền bẩm sinh trong chức năng thận khiến nồng độ cystine trong nước tiểu tăng cao quá mức, tạo thành sỏi.

Các loại sỏi thận phổ biến

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Sỏi thận nếu tích tụ quá lâu trong thận hoặc kích thước to sẽ ảnh hưởng nhất định đến chức năng thận. Sỏi thận có thể làm cản trở dòng chảy nước tiểu, gây tắc nghẽn đường tiểu dẫn đến tình trạng thận ứ nước, giãn đài bể thận các cấp độ khác nhau. Ngoài ra, nếu viên sỏi có cạnh sắc nhọn hoặc bề mặt xù xì khi di chuyển cọ xát gây chảy máu và nhiễm khuẩn tiết niệu.

Dấu hiệu nhận biết sớm là đi tiểu đau buốt, nước tiểu có màu hồng nhạt, nước tiểu đục. Tình trạng thận ứ nước, nhiễm trùng sẽ dần phá hủy các tế bào thận gây biến chứng suy thận. Suy thận giai đoạn nặng, người bệnh phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Sỏi thận là thủ phạm gây nên chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu khó chịu vô cùng khiến bất kỳ ai bị sỏi cùng đều mong muốn tìm cách trị. Nếu bạn đang bị làm phiền bởi những viên sỏi này, hãy liên hệ ngay tới tổng đài 0988.024.366 để được chuyên gia tiết niệu tư vấn trực tiếp.

Tổng hợp những xét nghiệm chẩn đoán bệnh sỏi thận

Ngoài các dấu hiệu đặc trưng như đau quặn thận, tiểu buốt, tiểu rắt,… để khẳng định chắc chắn bệnh sỏi thận cũng như xác định kích thước sỏi, một số xét nghiệm sau thường được chỉ định:

– Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm ổ bụng, chụp X- quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (chụp CT)

– Xét nghiệm nước tiểu: định lượng nồng độ khoáng chất trong nước tiểu và các vụn sỏi, cặn sỏi

– Xét nghiệm máu: định lượng nồng độ canxi, acid uric, qua đó đánh giá chức năng lọc của thận

– Liệu pháp kiểm tra các loại đá trong nước tiểu: đi tiểu qua một màng lọc nhằm giữ lại các vụn sỏi, sau đó phân tích thành phần sỏi và xác định nguyên nhân.

Các xét nghiệm chẩn đoán sỏi thận

Bạn có thể quan tâm:

7 triệu chứng sỏi thận bạn sẽ hối hận nếu vô tình bỏ qua

Phương pháp điều trị các loại sỏi thận

Kết hợp đông – tây y trong điều trị sỏi thận

Hầu hết các trường hợp sỏi thận luôn ưu điều trị bằng phương pháp nội khoa để đào thải sỏi tự nhiên, hạn chế phải “động dao kéo”. Hiện nay, một số nhóm thuốc tây được dùng trong điều trị sỏi bao gồm:

– Thuốc giảm đau chống viêm: như paracetamol, ibuprofen,… giúp xoa dịu những cơn đau và triệu chứng khó chịu do sỏi

– Thuốc giãn cơ trơn (Doxazosin mesylate, verapamil): tạo điều kiện để sỏi dễ dàng đào thải ra ngoài không gây tổn thương đường tiểu

– Thuốc điều trị theo thành phần sỏi thận:

+ Sỏi canxi: thuốc kiềm hóa nước tiểu và thuốc lợi tiểu thiazid (Furosemide, Metolazone)

+ Sỏi struvite: các thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn

+ Sỏi acid uric: thuốc kiềm hóa nước tiểu kết hợp với thuốc làm giảm nồng độ acid uric trong máu: Allopurinol, Kali citrat

+ Sỏi cystine: thuốc điều chỉnh nồng độ cystine: Cacetylcystein, D-peniclamin, Captopril

Các loại thuốc tây dù cải thiện tương đối nhanh triệu chứng nhưng khó tác động sâu đến căn nguyên nên sỏi vẫn có nguy cơ tái phát. Chính vì vậy, muốn đạt hiệu quả trị sỏi tối ưu nhất cần tác động một cách toàn diện hơn để tăng bào mòn, đào thải sỏi và ngăn chặn yếu tố gây bệnh, phòng ngừa biến chứng.

Kết hợp Đông – Tây y chữa sỏi mang lại nhiều lợi ích

Tây y trị bệnh ở ngọn, đông y trị bệnh phần gốc, bởi vậy, kết hợp cả đông và tây y sẽ giúp việc điều trị sớm có kết quả. Đặc biệt là 7 vị thảo dược gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi giúp lợi tiểu rất tốt và tăng khả năng bào mòn sỏi, ức chế sự kết tinh sỏi mới, ngăn ngừa tình trạng tái phát lại về sau. Ngoài ra, tác dụng kháng khuẩn, chống viêm từ thảo dược cũng rất nổi bật, giúp cải thiện rõ rệt triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu và phòng ngừa viêm đường tiết niệu.

Hiện nay, để an toàn và tiện dụng nhất, những người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu có thể yên tâm dùng trọn bộ 7 thảo dược này trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye thuộc bản quyền của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hồng Bàng. Viên uống Stonebye từ lâu đã trở thành giải pháp tự nhiên được rất nhiều người lựa chọn sử dụng để nhanh trục xuất sỏi ra ngoài, bảo vệ tốt chức năng thận tiết niệu. Cùng lắng nghe một trong những chia sẻ dưới đây:

 Chia sẻ kinh nghiệm của anh Lê Công Tường ở Phú Thọ

Phẫu thuật ngoại khoa loại bỏ sỏi thận

Đây là giải pháp trị sỏi cuối cùng khi sỏi kích thước quá lớn hoặc khi có biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn hoàn toàn đường tiểu, thận ứ nước độ 3, độ 4, đau quặn thận dữ dội,… Hiện nay, có một số kỹ thuật mổ/tán sỏi bao gồm:

– Tán sỏi ngoài cơ thể sử dụng sóng xung kích

– Tán sỏi nội soi ngược dòng

– Phẫu thuật loại sỏi qua da

– Mổ hở lấy sỏi thận

Mặc dù những phẫu thuật này giúp loại sỏi nhanh chóng nhưng vẫn có thể tiềm ẩn một số rủi ro như tổn thương thận, niệu quản, nhiễm trùng hậu phẫu, rối loạn tiểu tiện,… Chính vì vậy, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để giúp nhanh hồi phục sức khỏe và giảm thiểu biến chứng.

Lời khuyên trong điều trị và phòng ngừa sỏi thận tái phát

Theo các chuyên gia tiết niệu, khi bị sỏi thận và sỏi đường tiết niệu nói chung, người bệnh cần tuân thủ điều trị và kết hợp với một lối sống khoa học để giúp tăng cường sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ hình thành sỏi. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết:

 

Những lưu ý hàng đầu trong chế độ sinh hoạt khi bị sỏi thận

Bệnh sỏi thận hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu chọn đúng phương pháp. Hy vọng rằng tổng hợp những thông tin về các loại sỏi thận đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này để chủ động phòng ngừa.

Bạn có thể quan tâm:

Chữa sỏi thận bằng thảo dược – Liệu pháp an toàn hàng ngàn người áp dụng

Viên uống Stonebye – Giải pháp hàng đầu dành cho người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu

Tác giả: Ds An Chu

Ngày đăng: 06/07/2020 | Cập nhật cuối: 07/07/2020


Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/kidney-stones#risk-factors

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-stones/symptoms-causes/syc-20355755

 

Bài viết liên quan

Mẹo chữa sỏi thận: Tổng hợp 11 cách hay tại nhà

Sỏi thận

Mẹo chữa sỏi thận: Tổng hợp 11 cách hay tại nhà

Bên cạnh phương pháp tây y, trong dân gian có nhiều mẹo chữa sỏi thận cho hiệu quả cao, ngay cả với những viên sỏi…

Cảnh báo 6 chiêu trò lừa đảo của thuốc trị sỏi thận kém chất lượng

Sỏi thận

Cảnh báo 6 chiêu trò lừa đảo của thuốc trị sỏi thận kém chất lượng

Nói về thuốc trị sỏi thận thì trên thị trường hiện nay có vô vàn lựa chọn với đầy đủ nhãn hiệu khác nhau từ…

Sỏi thận 6mm là lớn hay nhỏ? Sỏi có nguy hiểm không?

Sỏi thận

Sỏi thận 6mm là lớn hay nhỏ? Sỏi có nguy hiểm không?

Có những viên sỏi chỉ nhỏ tựa hạt gạo nằm yên trong đường tiết niệu nhưng cũng có khi sỏi lớn gây đau quặn thận…

Viết bình luận

loading
XCBS STB

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày