Biết rõ rối loạn tiền đình uống thuốc gì, hiểu về lợi ích và tác dụng phụ của từng nhóm thuốc sẽ giúp bạn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về các thuốc thường dùng trong điều trị rối loạn tiền đình hiện nay trong bài viết dưới đây!
Tóm tắt bài viết
Rối loạn tiền đình uống thuốc gì?
Thuốc tây là chỉ định phổ biến trong điều trị rối loạn tiền đình, nhằm mục đích cắt nhanh các triệu chứng chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, đau đầu, ù tai, buồn nôn… cho người bệnh. Các nhóm thuốc thường dùng bao gồm:
Thuốc kháng cholinergic
Thường dùng scopolamin, thuốc này có tác dụng ức chế hệ thần kinh phó giao cảm, giảm co thắt cơ trơn, giảm tiết dịch, từ đó giảm cảm giác buồn nôn, nôn, chóng mặt, say tàu xe do rối loạn tiền đình. Thuốc có thể gây nhìn mờ, táo bón, khó tiểu, buồn ngủ,… do đó không sử dụng cho người bị tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt, nhược cơ, liệt ruột, hẹp môn vị,…
Thuốc kháng histamin
Meclizine, diphenhydramine, dimenhydrinate, promethazine…, có tác dụng ngăn chặn histamin gắn lên thụ thể H1 ở hệ thần kinh trung ương, mạch máu và an thần nhẹ để làm giảm các cơn hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai. Một số tác dụng phụ có thể gặp là buồn ngủ, khô miệng, bí tiểu, mắt mờ, nhầm lẫn,…
Thuốc an thần
Thuốc an thần được chỉ định trong trường hợp rối loạn tiền đình gây mất ngủ, lo âu, hoảng loạn, căng thẳng quá mức, thường dùng là diazepam, lorazepam, clonazepam. Nhóm thuốc này có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn như nghiện, hội chứng cai thuốc, lú lẫn, giảm trí nhớ,…
Buồn ngủ là tác dụng phụ phổ biến của thuốc trị rối loạn tiền đình
Thuốc tăng tuần hoàn não
Nhóm thuốc này giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông máu lên não và hệ tiền đình để cải thiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai. Một số thuốc thường được chỉ định là piracetam, vinpocetine, ginkobiloba, cinarizin,… Người bệnh có thể bị rối loạn giấc ngủ tạm thời, tụt huyết áp khi sử dụng thuốc.
Kháng sinh, chống viêm
Kháng sinh, kháng virus và thuốc chống viêm có thể được chỉ định trong một đợt điều trị ngắn 5 – 7 ngày nếu nguyên nhân gây rối loạn tiền đình do viêm tai giữa, viêm dây thần kinh tiền đình hoặc nhiễm trùng trong tai.
Việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình cần dựa trên các triệu chứng, mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của mỗi người, để đảm bảo an toàn và hạn chế những tác dụng không mong muốn, bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả
Trong điều trị rối loạn tiền đình, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc cùng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ và thay đổi thói quen sống hằng ngày. Giải pháp này không chỉ giúp cải thiện bệnh nhanh chóng hơn mà còn góp phần giảm liều lượng và rút ngắn thời gian dùng thuốc tây để hạn chế tác dụng không mong muốn.
Nhận được sự đánh gia cao hiện nay là những sản phẩm đã được nghiên cứu kiểm chứng hiệu quả lâm sàng như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hồng Mạch Khang. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, bộ ba thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân trong Hồng Mạch Khang có tác dụng bổ máu, tăng tạo máu, tăng cường lưu thông máu lên não và hệ tiền đình để giải quyết nhanh chóng các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, ù tai, khó ngủ, kém tập trung…., đồng thời phục hồi và ổn định chức năng tiền đình cho người bệnh.
Và đó cũng chính là giải pháp đã giúp chị Hồ Thị Thúy Lan (Bình Chánh, TP HCM) thoát khỏi căn bệnh rối loạn tiền đình kèm huyết áp thấp sau hơn 17 năm, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của chị qua video dưới đây:
Chị Lan chia sẻ kinh nghiệm trị rối loạn tiền đình mạn tính
Hồng Mạch Khang – Giải pháp thảo dược cho người bệnh rối loạn tiền đình
6 phương pháp điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả hiện nay
Trên đây là thông tin về các nhóm thuốc điều trị rối loạn tiền đình hiện nay, mặc dù vậy rối loạn tiền đình uống thuốc gì vẫn phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp với thay đổi thói quen sống để cải thiện bệnh nhanh chóng hơn.