Triệu chứng bệnh động kinh: Hiểu rõ để trị đúng cách!

Triệu chứng bệnh động kinh: Hiểu rõ để trị đúng cách!

Bất kỳ sự tổn thương hoặc thay đổi cấu trúc bên trong não bộ đều có thể gây rối loạn hoạt động điện và khởi phát cơn động kinh. Tùy vào dạng động kinh và vùng não bị ảnh hưởng mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau. Nhận biết sớm các triệu chứng bệnh động kinh chính là chìa khóa giúp bạn chẩn đoán chính xác, đồng thời lựa chọn các phương pháp điều trị hiệu quả.

Triệu chứng bệnh động kinh cục bộ

Động kinh cục bộ là dạng động kinh chỉ ảnh hưởng tới một vùng nhất định của não bộ và được phân thành hai loại với các triệu chứng khác nhau.

Cơn động kinh cục bộ đơn giản

Xảy ra với hiện tượng cứng khớp, co giật một phần cơ thể, chẳng hạn như chân, cánh tay, bàn tay, kèm theo đó là các triệu chứng như:

  • Ngứa ran ở cánh tay, chân hoặc toàn bộ cơ thể.
  • Cảm thấy mùi, vị lạ như mùi khó chịu, mùi khói, mùi thức ăn, vị tanh của kim loại, đắng, ngọt gắt trong miệng.
  • Nhìn thấy ảo giác, nghe thấy những âm thanh lạ.
  • Cảm giác sợ hãi hoặc hưng phấn quá mức.
  • Người bệnh vẫn tỉnh táo và nhận thức được điều gì đang xảy ra.

Dấu hiệu động kinh cục bộ đôi khi là “lời cảnh báo” về cơn động kinh toàn thể sắp xảy ra, do đó bạn nên sớm thông báo với người thân để nhờ sự giúp đỡ, di chuyển đến những nơi an toàn, hạn chế tối đa chấn thương.

Sợ hãi là một trong các triệu chứng bệnh động kinh cục bộ đơn giản điển hìnhSợ hãi là một trong các triệu chứng bệnh động kinh cục bộ đơn giản điển hình

Cơn động kinh cục bộ phức tạp

Trong cơn động kinh cục bộ phức tạp, người bệnh thường mất ý thức, không nhận biết được những hành động đang diễn ra, đồng thời, họ có thể thực hiện một số chuyển động ngẫu nhiên, không chủ đích như:

  • Giật các cơ xung quanh miệng
  • Xoay tay, gõ tay lên bàn.
  • Chạy xung quanh nhà.
  • Nói những câu vỗ nghĩa.
  • Nghiến răng, thực hiện hoạt động nhai, nuốt mà không hề có thức ăn trong miệng.

Trong cơn co giật, người bệnh sẽ không thể trả lời bất cứ ai, đồng thời sau cơn họ sẽ chẳng thể nhớ bất cứ điều gì đã xảy ra.

Triệu chứng bệnh động kinh toàn thể

Bệnh động kinh toàn thể sẽ ảnh hưởng tới tất cả các vùng của não bộ, và được chia thành 6 loại chính sau:

Cơn co cứng – co giật (Tonic – Clonic)

Xảy ra theo hai giai đoạn chính với các biểu hiện sau:

  • Giai đoạn co cứng: Người bệnh mất ý thức, các cơ cứng lại, người bệnh có thể ngã xuống sàn.
  • Giai đoạn co giật: người bệnh mất kiểm soát bàng quang, ruột, gây tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, tay chân bắt đầu co giật kèm theo hiện tượng khó thở.

Cơn co giật thường dừng lại sau vài phút nhưng cũng có thể kéo dài lâu hơn. Sau cơn người bệnh thường bị nhức đầu, mệt mỏi và không nhớ những gì đã xảy ra.

Cơn động kinh vắng ý thức

Động kinh vắng ý thức có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính nhưng trẻ em là đối tượng thường gặp nhất. Trong cơn, trẻ sẽ mất nhận thức về môi trường xung quanh trong thời gian ngắn khoảng 15 giây. Bạn có thể nhận biết điều này với các triệu chứng sau:

  • Nhìn chằm chằm vào khoảng không vô định.
  • Nháy mặt, giật nhẹ tay chân hoặc cơ thể.
  • Trông giống như họ đang “mơ mộng”

Cơn động kinh vắng ý thức có thể xảy ra nhiều lần trong ngày gây ảnh hưởng tới sự tập trung, chú ý, làm gián đoạn trong quá trình học tập của trẻ.

Cơn động kinh rung giật cơ (Myoclonic)

Một số bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể đột nhiên co giật rất nhanh và mạnh như bị “điện giật”. Chúng thường xảy ra ngay sau khi bạn thức giấc và chỉ kéo dài chưa đến một giây, nhưng đôi khi có thể kéo dài lâu hơn. Trong cơn, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo và biết tất cả mọi việc đang diễn ra xung quanh.

Cơn co cứng cơ (Clonic)

Cơn co giật xảy ra trong vài phút, người bệnh có thể mất ý thức, cơ thể run rẩy, co giật nhưng không bị tê cứng ngay từ đầu.

Cơn co giật cơ (Tonic)

Toàn bộ cơ bắp của người bệnh đột nhiên cứng đờ như giai đoạn đầu của tất cả các cơn co giật. Điều này có thể khiến người bệnh mất thăng bằng, bị ngã, nhưng không gây cơn co giật.

Cơn động kinh dạng nhược cơ (Atonic)

Cơn động kinh chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, nhưng có thể khiến tất cả cơ bắp của bạn đột nhiên giãn ra, mất sức, vì vậy bạn có thể bị té, ngã xuống đất, nhưng sau đó có thể tự đứng dậy ngay lập tức.

Người bệnh động kinh dạng nhược cơ bị té ngã do các cơ đột ngột bị giãn ra, mất sứcNgười bệnh động kinh dạng nhược cơ bị té ngã do các cơ đột ngột bị giãn ra, mất sức

Bệnh động kinh là một bệnh mạn tính, tùy từng vị trí não bộ bị tổn thương mà các triệu chứng có thể xuất hiện khác nhau. Để tìm kiểm giải pháp phòng và trị an toàn, hiệu quả, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 0988.024.366 để được hỗ trợ tốt nhất! 

Lời khuyên hữu ích giúp bạn kiểm soát triệu chứng bệnh động kinh hiệu quả

Động kinh là căn bệnh mạn tính rất khó điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể kiểm soát cơn hiệu quả bằng thực hiện theo những lời khuyên của các chuyên gia sau:

  • Kiên trì sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều, ngưng bỏ thuốc.
  • Kết hợp cùng các sản phẩm từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương: Bởi chúng được chứng minh có tác dụng an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh, làm dịu những hưng phấn quá mức trong não bộ, nhờ đó giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh hiệu quả. Không chỉ vậy những thảo dược này còn đóng vai trò như tiền chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe não bộ, thúc đẩy quá trình hồi phục vận động, giảm mệt mỏi sau cơn.
  • Tăng cường thực phẩm giàu protein, calci như thịt nạc, tôm, cua, cá, hải sản, súp lơ xanh, quả chà là, chuối, ngô, cải xoăn, phô mai, sữa chua,…
  • Hạn chế thực phẩm giàu đường, mỳ chính, chất phụ gia bảo quan như: Bánh kẹo ngọt, xúc xích, lạp xưởng, pizza, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nước ngọt có ga, nước tăng lực,…
  • Ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê và lạm dụng các chất kích thích.
  • Ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày, tránh thức quá khuya.
  • Hạn chế tiếp xúc quá lâu với các thiết bị điện tử như: tivi, máy tính, điện thoại,… bởi chúng có thể kích thích khiến cơn tăng nhiều hơn.
  • Giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái bằng cách thực hiện những công việc bạn yêu thích hoặc thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao với các bài tập như yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm, đạp xe,…
  • Thăm khám định kỳ để được bác sĩ theo dõi khả năng đáp ứng với thuốc cũng như có những biện pháp xử lý kịp thời nếu người bệnh gặp các tác dụng không mong muốn.
  • Che mọi góc cạnh sắc, nhọn xung quanh nhà nhằm hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương khi lên cơn co giật, động kinh.

Một khi đã nắm rõ những triệu chứng bệnh động kinh, bạn hoàn toàn có thể nhận biết chính xác và có những hướng điều trị thích hợp để đối diện với căn bệnh đang ngày càng phổ biến này.

Có thể bạn quan tâm:

Cốm Egaruta – Sản phẩm thảo dược giúp kiểm soát giảm co giật, động kinh hiệu quả

 

Tác giả: DS. Cao Thủy

Ngày đăng: 28/05/2019 | Cập nhật cuối: 05/07/2019


Nguồn tham khảo

 Nguồn:

https://www.nhs.uk/conditions/epilepsy/symptoms/

Bài viết liên quan

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Động kinh

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Co giật kiểu tetani là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng các chất điện giải, với biểu hiện như vẻ mặt hốt…

Động kinh

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép: Những mối hiểm nguy và cách khắc phục!

Có người cha, người mẹ nào mà không rối bời lo lắng khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép. Liệu rằng tình trạng này…

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

Động kinh

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

 “Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?” chắc hẳn là nỗi băn khoăn, lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh…

Viết bình luận

loading
XCBS EGR ĐK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày