Động kinh thể bụng: Dạng bệnh hiếm gặp & khó chẩn đoán!

Động kinh thể bụng: Dạng bệnh hiếm gặp & khó chẩn đoán!

Đau bụng và động kinh tưởng chừng là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt thì đó lại kết hợp song hành trong một dạng bệnh hiếm gặp tên là động kinh thể bụng. Tuy không gây ra những cơn co giật nghiêm trọng, nhưng người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều biểu hiện khó chịu trên đường tiêu hóa. Vậy hãy cùng tìm hiểu về chứng bệnh này ngay trong bài viết sau.

Dấu hiệu nhận biết động kinh thể bụng

Động kinh thể bụng là một dạng rối loạn hệ thần kinh, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của người bệnh. Thông thường, triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người và không có tính chất định hình. Bởi vậy việc nhận biết bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Dưới đây là một số biểu hiện điển hình, lặp đi lặp lại và đã được ghi nhận ở nhiều người bệnh:

– Đau bụng dữ dội, đột ngột, kéo dài vài giây đến vài phút.

– Buồn nôn, nôn.

– Mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt hoặc ngất sau cơn.

– Thiếu tỉnh táo, nhầm lẫn, thờ ơ với mọi thứ xung quanh.

– Cơn co cứng, co giật toàn thân.

Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện một số ảo giác trước khi cơn động kinh xảy ra như:

– Ngửi thấy mùi khó chịu.

– Nhìn thấy những hình ảnh không có thật.

– Đói, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn.

Đau bụng, buồn nôn, nôn,… là biểu hiện điển hình của động kinh thể bụng

Nguyên nhân gây bệnh động kinh thể bụng

Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh nguyên nhân chính xác gây ra chứng bệnh động kinh thể bụng. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng, bệnh lý này có thể liên quan đến yếu tố di truyền.

Cách phân biệt động kinh thể bụng với hội chứng nôn theo chu kỳ

Vì biểu hiện điển hình của động kinh thể bụng là triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn,… bởi vậy bệnh lý này có thể bị nhầm lẫn với hội chứng nôn theo chu kỳ. Tuy nhiên điểm khác nhau cơ bản giữa hai bệnh lý này đó là biểu hiện đau bụng, nôn ở động kinh thể bụng thường xuất hiện dữ dội, đột ngột và kéo dài trong vài giây đến vài phút nhưng không có tính chất đồng nhất giữa các cơn.

Trong khi đó, hội chứng nôn theo chu kỳ thường có sự đặc thù ở từng người bệnh, biểu hiện nôn mửa đa phần đều tái phát vào cùng một thời điểm, thường là buổi sáng (3- 4 h sáng hoặc khi mới thức giấc) và kéo dài vài giờ đến vài ngày. Người bệnh có thể trở lại tình trạng sức khỏe như bình thường giữa các đợt nôn, không giống với động kinh thể bụng, đa phần người bệnh xuất hiện các biểu hiện liên quan đến thần kinh trung ương như thiếu tỉnh táo, nhầm lẫn, thờ ơ với mọi thứ sau cơn.

Động kinh thể bụng khác nhau hoàn toàn với hội chứng nôn theo chu kỳ

Cách chẩn đoán bệnh động kinh thể bụng

Các nhà khoa học đã đưa ra 4 tiêu chí để chẩn đoán bệnh động kinh thể bụng, trong đó bao gồm:

– Các triệu chứng mà người bệnh mô tả, trong đó quan trọng nhất là hiện tượng đau bụng, buồn nôn, nôn không rõ nguyên nhân (sau khi đã được loại trừ nguyên nhân bệnh lý về tiêu hóa hoặc do thực phẩm).

– Xuất hiện những triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương như nhầm lẫn, mất ý thức, ngất sau cơn động kinh.

– Điện não đồ có hình ảnh sóng nhọn bất thường.

– Đáp ứng tốt, cải thiện triệu chứng sau khi điều trị bằng thuốc chống động kinh.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như: chụp cắt lớp vi tính quét hình ảnh bụng, não; chụp MRI não; siêu âm ổ bụng,; nội soi đường tiêu hóa; xét nghiệm máu,… để có thể chẩn đoán chính xác hơn.

Các phương pháp điều trị động kinh thể bụng

Tương tự như mọi dạng động kinh khác, động kinh thể bụng cũng được điều trị bằng thuốc chống co giật, trong đó phổ biến nhất là Dilantin (Phenytoin), Oxcarbazepine (Trileptal, Oxtellar ), Carbamazepine (Tegretol, Carbatrol, Epitol),…  Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể gặp một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, mất ngủ, khó ngủ, rối loạn cảm xúc,… Do vậy, để đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị, người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Thảo dược tự nhiên

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, các chuyên gia khuyến khích người bệnh động kinh thể bụng nên kết hợp sử dụng các thảo dược tự nhiên như Câu đằng, An tức hương. Bởi lẽ những thảo dược này đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng trấn kinh an thần, ổn định hoạt động điện não, gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, làm dịu những kích thích quá mức của hệ thần kinh, nhờ đó giúp giảm tần số, mức độ cơn co giật, động kinh hiệu quả. Đồng thời những thảo dược này còn đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng giúp bảo vệ chức năng não bộ và đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động, giảm mệt mỏi sau cơn.

Hiện nay, Câu đằng, An tức hương đã được nghiên cứu và kết hợp cùng dưỡng chất bổ não như Taurine, Magie, GABA có trong Tpbvsk cốm Egaruta, tạo nên một công thức tối ưu, toàn diện dành cho người bệnh co giật, động kinh. Hiệu quả của sản phẩm đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng tại một bệnh lớn ở Hà Nội. Kết quả cho thấy cốm Egaruta giúp:

– Giảm 98.38% tần số cơn co giật, động kinh.

– Giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn co giật

– Nhanh chóng hồi phục sức khỏe, giảm mệt mỏi, đau đầu sau cơn.

– Không gây bất cứ tác dụng phụ gì cho trẻ.

Cùng lắng nghe chia sẻ của GS. TS Nguyễn Văn Chương về lợi ích của cốm Egaruta với người bệnh động kinh tại video sau:

Chuyên gia đánh giá lợi ích của cốm Egaruta

Có thể bạn quan tâm:

Người bệnh động kinh nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng cải thiện?

Cốm Egaruta – Giải pháp giúp hỗ trợ điều trị co giật, động kinh tối ưu nhất hiện nay

Trong suốt 40 năm qua, mới chỉ có 36 trường hợp động kinh thể bụng được báo cáo trong các tạp chí y tế thế giới. Tuy nhiên, chắc hẳn sẽ còn rất nhiều trường hợp mắc bệnh mà không được chẩn đoán hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh lý về tiêu hóa khác.

Bởi vậy, hiểu rõ về những biểu hiện bệnh là cách tốt nhất để có những nhận định chính xác về tình trạng sức khỏe của chính mình và người thân, từ đó sớm có hướng can thiệp điều trị thích hợp, hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra.

Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ số điện thoại 0988.024.366 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

 

DS:Cao Thủy

 

 

Ngày đăng: 04/03/2020 | Cập nhật cuối: 20/05/2020


Nguồn tham khảo

https://www.webmd.com/epilepsy/guide/abdominal-epilepsy-in-children-and-adults#

https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/ccr3.711

 

Bài viết liên quan

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Động kinh

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Co giật kiểu tetani là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng các chất điện giải, với biểu hiện như vẻ mặt hốt…

Động kinh

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép: Những mối hiểm nguy và cách khắc phục!

Có người cha, người mẹ nào mà không rối bời lo lắng khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép. Liệu rằng tình trạng này…

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

Động kinh

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

 “Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?” chắc hẳn là nỗi băn khoăn, lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh…

Viết bình luận

loading
XCBS EGR ĐK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày