Bên cạnh thuốc tây, vẫn còn nhiều phương pháp điều trị rối loạn tiền đình tại nhà không dùng thuốc nhưng mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững hơn, đó chính là kết hợp giữa chế độ ăn uống, tập luyện khoa học cùng sản phẩm bổ trợ từ thảo dược.
Tóm tắt bài viết
Điều trị rối loạn tiền đình tại nhà bằng tập luyện
Dưới đây là những bài tập vật lý trị liệu dành riêng cho người bệnh rối loạn tiền đình được bác sỹ khuyên nên thực hiện mỗi ngày để cải thiện triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng:
Bài tập Brandt – Daroff
– Ngồi ở mép giường, hai chân đặt thoải mái trên sàn, lưng thẳng, mắt nhìn về phía trước.
– Xoay đầu sang trái góc 45 độ rồi nằm xuống nghiêng người về bên phải, nhưng đầu vẫn giữ nguyên vị trí, duy trì tư thế trong 30s.
– Ngồi dậy và xoay đầu trở về vị trí ban đầu.
– Thực hiện tương tự với bên còn lại, xoay đầu sang phải góc 45 độ rồi nằm nghiêng người về bên trái.
– Lặp lại bài tập 5 lần, thực hiện 2 – 3 lần/ngày và duy trì 2 lần/tuần.
Lưu ý, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt hơn khi mới bắt đầu tập, đây là hiện tượng bình thường. Do đó, không nên từ bỏ, hãy tìm một không gian phòng yên tĩnh, thoáng mát để tập và có thể nhờ người thân giúp đỡ.
Bài tập Romberg
– Đứng thẳng, hai chân khép sát vào nhau, hai tay thả lỏng xuôi theo người.
– Nhắm mắt lại, đứng yên trong 30 giây, sau đó mở mắt ra.
– Lặp lại bài tập 20 lần, thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Khi mới tập bạn có thể đứng sát tường để tránh bị ngã do choáng, sau đó dần nâng độ khó bài tập lên bằng cách đưa 2 tay lên song song trước mặt trong khi mắt vẫn nhắm.
Tập tái định vị Canalith
– Ngồi trên giường, hai chân duỗi thẳng thoải mái, lưng thẳng.
– Nếu triệu chứng chóng mặt xuất hiện nhiều hơn ở bên phải thì xoay đầu sang phải góc 45 độ rồi nằm ngửa xuống nhưng đầu vẫn giữ nguyên vị trí, duy trì tư thế trong 30s.
– Xoay đầu sang trái góc 90 độ, duy trì tư thế trong 30s, lưu ý không nâng đầu lên.
– Nghiêng toàn bộ người sang trái, mắt nhìn xuống giường, duy trì tư thế trong 30s.
– Từ từ ngồi dậy, ngồi yên trong vài phút đến khi hết chóng mặt.
– Lặp lại bài tập 3 lần, thực hiện hằng ngày trước khi ngủ.
Khi mới bắt đầu tập cần thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sỹ, khi đã quen thì bạn có thể nhờ người thân giúp đỡ để tự thực hiện tại nhà.
Điều trị rối loạn tiền đình tại nhà bằng lối sống khoa học
Bên cạnh các bài tập trị liệu, việc thực hiện một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh cũng là một phần quan trọng không thể thiếu trong phác đồ điều trị rối loạn tiền đình tại nhà. Cụ thể là bạn nên:
Về chế độ ăn uống
– Uống đủ lượng nước từ 1.5 – 2 lít/ngày để ổn định chất lỏng trong cơ thể vì mất nước sẽ gây chóng mặt, choáng váng.
– Tăng cường thực phẩm giàu vitamin B, vitamin D, vitamin C, Magie như thịt gia cầm, hải sản, các loại hạt, sữa, trứng, trái cây tươi, rau xanh, nấm… để thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương tại tiền đình.
– Cắt giảm lượng muối và đường trong bữa ăn.
– Tránh thực phẩm chứa caffeine (trà đặc, cà phê, nước tăng lực…), đồ uống có cồn (rượu, bia) vì gây kích thích thần kinh, gây khó ngủ, ù tai, chóng mặt.
Hạn chế yếu tố kích thích
– Tránh đến những khu vực đông người, nhiều tiếng ồn hoặc hoặc ánh sáng nhấp nháy.
– Hạn chế tối đa việc lái xe hoặc di chuyển bằng các phương tiện giao thông.
– Không nên dùng máy tính, điện thoại hoặc đọc sách khi đang ngồi trên xe buýt, ô tô, máy bay, thuyền bè, tàu hỏa…
– Khi ra ngoài trời nắng nên đội mũ rộng vành, đeo kính râm để giảm bớt ánh sáng kích thích vì những người bị rối loạn tiền đình rất nhạy cảm với ánh sáng mạnh.
– Không ngồi hoặc đứng lâu tại một chỗ, không thay đổi tư thế đột ngột như đứng lên quá nhanh.
– Bỏ thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá vì độc chất trong khói thuốc làm co thắt mạch khiến máu không lên được tiền đình.
Kiểm soát tốt căng thẳng
Lo âu, căng thẳng kéo dài là yếu tố thúc đẩy rối loạn tiền đình tiến tiển nặng. Bởi vậy, bạn hãy cố gắng suy nghĩ tích cực, bỏ qua những điều phiền muộn, sắp xếp công việc hợp lý để không gây áp lực cho bản thân. Ngoài ra, tập thiền, yoga, hít thở sâu… cũng là những cách đơn giản giúp giải tỏa stress hiệu quả.
Người bệnh rối loạn tiền đình nên giữ tâm lý thoải mái
Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng rối loạn tiền đình. Do đó, bạn hãy xây dựng cho mình thói quen ngủ khoa học: Ngủ sớm trước 11 giờ, tránh thức quá khuya; ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày; hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, cà phê, trà đặc trước khi ngủ; tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh, ít ánh sáng và tiếng ổn để ngủ sâu giấc hơn.
Kết hợp sản phẩm thảo dược để điều trị rối loạn tiền đình đạt hiệu quả cao
Cùng với chế độ tập luyện và lối sống khoa học, bạn nên sử dụng thêm những sản phẩm bổ trợ tiền đình chứa các thành phần thảo dược có khả năng bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu lên não như Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân,… nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi và ổn định chức năng hệ tiền đình, để từ đó rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Liệu pháp kết hợp này đã cho thấy hiệu quả rất tốt khi áp dụng thực tế trên người bệnh rối loạn tiền đình, không chỉ làm giảm nhanh triệu chứng đau đầu, hoa mắt, choáng váng, ù tai, mất thăng bằng, khó ngủ… mà còn góp phần hạn chế sử dụng thuốc tây và tránh nguy cơ tái phát bệnh về sau. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ từ một người bệnh đã trải nghiệm thành công qua video sau:
Chị Lan (Bình Chánh, HCM) chia sẻ câu chuyện trị rối loạn tiền đình kèm huyết áp thấp
Sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược dành cho người bệnh rối loạn tiền đình
Chế độ ăn tối ưu dành cho người bệnh rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình – Những lưu ý quan trọng trong phòng và trị bệnh
Trên đây là 3 phương pháp điều trị rối loạn tiền đình tại nhà được nhiều chuyên gia khuyến cáo thực hiện. Để đạt hiệu quả tốt, bạn nên áp dụng đồng thời giữa tập luyện, ăn uống khoa học và sản phẩm thảo dược bổ trợ.