Toát mồ hôi lạnh sau cơn ác mộng hay khi quá lo lắng, hồi hộp là điều dễ hiểu, nhưng khi nó xảy ra thường xuyên khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu thì đó không còn là chuyện đơn giản. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này trong bài viết sau.
Tóm tắt bài viết
Nguyên nhân gây toát mồ hôi lạnh
Hạ đường huyết
Toát mồ hôi lạnh, chân tay bủn rủn, đói lả, kiệt sức do lượng đường trong máu quá thấp là hiện tượng thường gặp ở người bệnh tiểu đường khi sử dụng thuốc hạ đường huyết hoặc chế độ ăn kiêng quá mức.
Nhiễm trùng
Một số bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính và mạn tính như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, lao, HIV/AIDS, viêm tủy xương, nhiễm trùng tiết niệu… thường gây đổ mồ hôi lạnh kèm theo sốt, ớn rét, mệt mỏi, đặc biệt là khi về đêm hoặc chiều tối.
Rối loạn nội tiết
Sự sụt giảm nội tiết tố nữ giai đoạn mãn kinh là nguyên nhân phổ biến gây ra những cơn bốc hỏa, toát mồ hôi lạnh về đêm ở phụ nữ trung tuổi.
Tụt huyết áp
Toát mồ hôi lạnh kèm theo đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, nhìn mờ, buồn nôn, mệt mỏi… có thể là biểu hiện của tụt huyết áp.
Tâm lý căng thẳng
Khi bạn lo lắng, sợ hãi hoặc căng thẳng quá mức sẽ kích thích lên hệ thần kinh giao cảm khiến mồ hôi toát ra nhiều hơn. Vấn đề này rất hay gặp ở những người bị rối loạn lo âu, trầm cảm.
Toát mồ hôi lạnh có thể xuất hiện khi căng thẳng quá mức
Sốc
Chấn thương nặng hoặc xuất huyết nội tạng khiến cơ thể mất nhiều máu đột ngột có thể gây hiện tượng sốc với biểu hiện là vã mồ hôi lạnh, da xanh tái, mạch đập nhanh nhưng yếu, thở nông, lú lẫn, hôn mê…
Bệnh tim mạch
Toát mồ hôi lạnh nếu xuất hiện cùng lúc với dấu hiệu đau thắt ngực, khó thở, hụt hơi, mệt mỏi có thể là dấu hiệu của bệnh tim như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim.
Rối loạn thần kinh thực vật
Hệ thần kinh thực vật chi phối trực tiếp đến các tuyến mồ hôi dưới da. Khi hệ thần kinh thực vật hoạt động sai lệch sẽ làm rối loạn bài tiết mồ hôi của cơ thể. Đa phần những trường hợp toát mồ hôi lạnh mà không xác định được nguyên nhân rõ ràng thường liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh này.
Toát mồ hôi lạnh khi nào cần đi khám?
Toát mồ hôi lạnh nếu xuất phát từ những tình trạng cấp tính như sốc, chảy máu, nhồi máu cơ tim… hoặc khi đi kèm với những dấu hiệu sau thì cần lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời:
– Buồn nôn, nôn ói
– Sốt cao, ớn lạnh
– Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt
– Mệt mỏi, đuối sức
– Đau thắt ngực, khó thở
– Mất tập trung, nhẫm lẫn, lú lẫn, hôn mê
Cần làm gì khi bị toát mồ hôi lạnh?
Tùy thuộc nguyên nhân gây toát mồ hôi lạnh mà biện pháp khắc phục sẽ khác nhau, cụ thể là:
– Hạ đường huyết: Bạn nên ăn một chút bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhẹ hoặc uống một cốc nước đường. Đồng thời, cần điều chỉnh lại chế độ ăn cân đối và hỏi ý kiến bác sỹ để thay đổi liều dùng thuốc phù hợp hơn.
– Tụt huyết áp: Bạn có thể uống một cốc trà gừng và nằm kê hai chân lên cao hơn đầu, nghỉ ngơi đến khi hồi phục. Nhưng khi bị tụt huyết áp nhiều lần thì nên đi khám để biết rõ nguyên nhân.
– Rối loạn lo âu: Hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sỹ tâm lý để được điều trị bằng thuốc và trị liệu tâm lý phù hợp. Ngoài ra, áp dụng một số kỹ thuật như thiền tịnh, yoga, hít thở sâu… cũng rất hữu hiệu giúp thư giãn tinh thần, giải tỏa stress.
– Rối loạn nội tiết tố: Sử dụng các sản phẩm bổ sung nội tiết tố nữ và tăng cường thực phẩm giàu estrogen như đậu nành, chế phẩm từ đậu nành, hạt lanh, rau củ tươi…
– Bệnh nhiễm trùng: Điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng virus theo liệu trình.
– Rối loạn thần kinh: Sử dụng những sản phẩm thảo dược có tác dụng điều hòa quá trình bài tiết mồ hôi, chẳng hạn như viên uống Hòa Hãn Linh. Với thành phần kết hợp của Thiên môn đông, Sơn thù du và Hoàng kỳ, sản phẩm giúp ổn định hệ thần kinh thực vật, tăng sức đề kháng cho da, săn se lỗ chân lông và bù nước cho cơ thể, nhờ đó cải thiện tình trạng toát mồ hôi lạnh, đồng thời giảm biểu hiện lo âu, mệt mỏi, hồi hộp, căng thẳng do rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của người bệnh đã trải nghiệm sử dụng sản phẩm trong video sau:
Bác Hải đã cải thiện được chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật
Lời khuyên về lối sống khi bị toát mồ hôi lạnh
– Ăn nhiều rau củ quả tươi, uống nhiều nước tối thiểu 1.5 đến 2 lít mỗi ngày để giữ cho cơ thể luôn mát mẻ, tránh mất nước do đổ nhiều mồ hôi.
– Hạn chế thực phẩm cay nóng; tránh xa rượu bia, cà phê, thuốc lá, trà đặc… và các chất kích thích hệ thần kinh.
– Lựa chọn trang phục thoải mái, mát mẻ, chất liệu vải lanh, cotton, bông… thông thoáng và thấm hút mồ hôi.
– Thường xuyên lau khô mồ hôi trên cơ thể, nhất là với trẻ nhỏ và người già để tránh bị nhiễm lạnh, viêm phế quản.
– Tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ và lau khô da sau khi tắm để phòng ngừa các bệnh da liễu như viêm da, mụn nhọt, mẩn ngứa… khi mồ hôi ra nhiều.
– Giữ tâm lý bình ổn, hạn chế căng thẳng, hãy thử tập thiền, yoga, hít thở sâu, tắm nước ấm, nghe nhạc để thư giãn tinh thần.
Toát mồ hôi lạnh là dấu hiệu sức khỏe bất thường mà bạn không nên bỏ qua. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng này tốt hơn.
Đổ mồ hôi trộm – Hiểu từ nguyên nhân đến cách điều trị
Bí quyết chữa bệnh ra nhiều mồ hôi nhờ thảo dược tự nhiên
Ngày đăng: 16/11/2020
https://www.healthline.com/health/cold-sweats